Đấu giá tài sản, doanh nghiệp cần làm gì?
Trước đây, doanh nghiệp A có mua một lô đất, hiện nay do không có nhu cầu sử dụng, doanh nghiệp A muốn chuyển nhượng lại lô đất này theo đúng quy định của pháp luật. Vậy doanh nghiệp A phải làm gì?
Ảnh minh hoạ. Nguồn: internet
Doanh nghiệp A là công ty cổ phần có vốn nhà nước (chiếm cổ phần không chi phối 35%). Trước đó, do nhu cầu phát triển, doanh nghiệp A dự định mở rộng chi nhánh nên đã mua lại một lô đất từ sở hữu tư nhân. Tuy nhiên, hiện doanh nghiệp A đang cần vốn phục vụ sản xuất kinh doanh nên quyết định sẽ bán lại lô đất này. Vậy doanh nghiệp A cần làm gì để thực hiện đúng trình tự của pháp luật?
Luật sư tại Hệ thống Luật Thịnh Trí giải đáp về trường hợp này cụ thể như sau:
Để bán lô đất, doanh nghiệp A cần thực hiện các thủ tục như sau:
Trước tiên, cơ quan có thẩm quyền của doanh nghiệp A ban hành quyết định bán lô đất. Tùy thuộc vào giá trị của lô đất so với tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất mà cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A hoặc là Đại hội đồng cổ đông, hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc căn cứ theo quy định của Điều lệ doanh nghiệp A và quy định tại điều 135, điều 149, điều 157 của Luật Doanh nghiệp.
Sau đó, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định hình thức bán lô đất. Tuy nhiên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định bán lô đất thông qua đấu giá theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Đấu giá tài sản, khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 1 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Về giá khởi điểm bán lô đất, cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A quyết định giá bán lô đất. Tuy nhiên, người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định thuê tổ chức có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá xác định giá để làm căn cứ quyết định giá khởi điểm theo quy định tại khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 2 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Video đang HOT
Trong trường hợp doanh nghiệp A quyết định bán lô đất này theo hình thức đấu giá, thì trình tự và thủ tục doanh nghiệp A cần thực hiện như sau:
Lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản: sau khi có quyết định của cơ quan có thẩm quyền về việc đấu giá tài sản, doanh nghiệp A thông báo công khai trên trang thông tin điện tử của mình về việc lựa chọn tổ chức đấu giá tài sản theo quy định tại điều 56 Luật Đấu giá tài sản.
Trong trường hợp doanh nghiệp không có trang thông tin điện tử thì doanh nghiệp có thể vận dụng quy định thông báo công khai việc đấu giá tài sản được quy định tại điều 57 Luật Đấu giá tài sản, đó là đăng thông báo công khai ít nhất hai lần trên báo in hoặc báo hình trung ương hoặc tỉnh. Mỗi lần thông báo công khai cách nhau ít nhất hai ngày làm việc.
Sau đó, doanh nghiệp A ký hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản được lựa chọn và cung cấp cho tổ chức đấu giá tài sản bằng chứng chứng minh quyền sở hữu, quyền được bán tài sản theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về bằng chứng đó theo quy định tại điều 33 Luật Đấu giá tài sản.
Tiếp theo, doanh nghiệp A tham dự cuộc đấu giá và ký biên bản đấu giá theo quy định tại điều 44 và điều 47 Luật Đấu giá tài sản. Sau khi thực hiện việc đấu giá thành công, doanh nghiệp A ký kết hợp đồng mua bán tài sản đấu giá theo quy định tại điều 46 Luật Đấu giá tài sản.
Cuối cùng, doanh nghiệp A sẽ bàn giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá theo thỏa thuận trong hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, hoặc theo quy định của pháp luật như quy định tại điều 47 Luật Đấu giá tài sản.
Trong trường hợp doanh nghiệp A muốn bán lô đất trên theo hình thức thỏa thuận, doanh nghiệp A phải được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định.
Do doanh nghiệp có vốn nhà nước, nên người đại diện vốn nhà nước tại doanh nghiệp A phải quyết định bán lô đất thông qua đấu giá theo quy định tại khoản 1 điều 4 Luật Đấu giá tài sản, khoản 3 điều 27 Nghị định 91/2015/NĐ-CP, khoản 1 điều 24 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.
Tuy nhiên, khi cơ quan có thẩm quyền quyết định bán lô đất của doanh nghiệp A (là Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Tổng giám đốc) quyết định bán theo thỏa thuận và có lập biên bản ghi rõ nội dung này thì doanh nghiệp được phép bán theo thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm. Các quyết định phải được thông qua theo quy định của Luật Doanh nghiệp và điều lệ công ty.
Liên tiếp gom đất, tham vọng với BĐS của Tân Hiệp Phát như thế nào?
Từng "úp mở" chuyện quỹ đất lớn cách đây gần 2 năm, và chỉ trong 2 tuần qua Tân Hiệp Phát liên tiếp trúng đấu giá 2 khu đất vàng tại Bà Rịa - Vũng Tàu là minh chứng cho những gì ông Trần Quý Thanh từng phát ngôn dè chừng với truyền thông trước đó.
Được biết đến là Tập đoàn lớn trong lĩnh vực nước giải khát tại Việt Nam, có doanh thu không kém cạnh gì Pepsi Việt Nam. Thế nhưng, năm 2018, ông Trần Quý Thanh, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát gây tò mò khi tuyên bố sẽ lấn sân sang lĩnh vực BĐS, và nhấn mạnh đây là ngành quan trọng trong chiến lược kinh doanh của Tập đoàn này.
Thời điểm đó, ông chủ Tân Hiệp Phát phát ngôn khá "dè chừng" với truyền thông và khẳng định bản thân đang tích lũy dần kinh nghiệm ở lĩnh vực này, thời cơ chín muồi sẽ "nhảy" sang.
Động thái gom quỹ đất quy mô lớn ngay đầu năm 2020 của nhà Tân Hiệp Phát là minh chứng rõ nét cho những gì ông chủ Tập đoàn này phát ngôn trước đó. Được biết, trong vài năm gần đây, các thành viên của gia đình Tân Hiệp Phát mạnh tay thu gom nhiều khu đất vị trí đẹp thông qua đấu giá hoặc nhận chuyển nhượng.
Chỉ trong vòng hơn một tuần qua, một thành viên của gia đình Tân Hiệp Phát liên tiếp trúng đấu giá hai khu đất ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Bên cạnh 2 khu đất mới trúng, vào tháng 5/2019, ông Trần Quý Thanh cũng tham gia và trúng đấu giá khu đất 18.000m2 giữa thành phố Vũng Tàu với giá 394 tỷ đồng.
Cụ thể, Bà Trần Ngọc Bích, con gái thứ hai của nhà Tân Hiệp Phát đã trúng đấu giá quyền sử dụng 9.995m2 đất tại huyện Côn Đảo, giá trúng đấu giá là hơn 80 tỷ đồng. Và 2ha đất tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu với giá trúng là 170 tỷ đồng. Như vậy 2 khu đất vào tay nhà Tân Hiệp Phát với tổng trị giá là 250 tỷ đồng.
Vào tháng 5/2019, ông Trần Quý Thanh cũng tham gia và trúng đấu giá khu đất 18.000m2 giữa thành phố Vũng Tàu với giá 394 tỷ đồng.
Được biết, khu đất 9.995m2 có mục đích sử dụng đất là đất thương mại dịch vụ, thời hạn cho thuê đất là 50 năm. Khu đất được sử dụng để xây dựng khu du lịch, nhà nghỉ theo quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Và khu đất 2ha với mục đích sử dụng là đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp; hình thức sử dụng đất là Nhà nước cho thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, thông qua hình thức bán đấu giá quyền sử dụng đất và thời hạn cho thuê đất là 50 năm kể từ ngày ban hành quyết định công nhận kết quả trúng đấu giá.
Như vậy, từ giữa năm 2019 đến nay nhà Tân Hiệp Phát đã nắm trong tay tổng cộng 3 khu đất với quỹ đất gần 48.000m2 (4,8ha) tại Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng số tiền bỏ ra là 644 tỷ đồng.
Trước đó, khi ngầm tuyên bố lấn sân sang lĩnh vực BĐS, nhiều người còn hoài nghi về cú lấn sân sang BĐS này của Tân Hiệp Phát và liệu có dễ dàng thành công. Dù chưa nói trước được điều gì, nhưng động thái ngay đầu năm trúng đấu giá các khu đất tại Bà Rịa - Vũng Tàu phần nào khẳng định việc gom đất của Tập đoàn này, và chứng minh cho tuyên bố "nói là làm" của Tập đoàn vốn nổi tiếng ở lĩnh vực nước giải khát.
Cách đây 2 năm, khi trao đổi với chúng tôi, ông chủ Tân Hiệp Phát tỏ ra khá tự tin với lĩnh vực mà doanh nghiệp "dấn thân" là BĐS. Ông Trần Quý Thanh khẳng định, nguồn vốn và quỹ đất là 2 lợi thế lớn nhất hiện nay mà Tân Hiệp Phát đang nắm giữ.
Trước đó, ông Thanh đã "úp mở" chia sẻ trước báo chí chuyện Tập đoàn đã sở hữu quỹ đất lớn, đang trong quá trình chuyển đổi mục đích sử dụng. Mặc dù không tiết lộ cụ thể quy mô quỹ đất hiện có nhưng theo như lời ông Thanh thì chỉ nói riêng 4 nhà máy đã có khoảng 160ha, cái trong khu công nghiệp, cái ngoài khu công nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ tiếp tục tìm kiếm và khai thác để đất luôn biến thành sản phẩm. Như vậy, quỹ đất mà Tập đoàn này nắm giữ từ trước đến nay không chỉ dừng ở các con số được thông tin rõ ràng trên báo chí hay 2 khu đất mới trúng đấu giá. Mà có lẽ nhà Tân Hiệp Phát đã sở hữu nhiều quỹ đất khá lớn khác nhau ở các khu vực khác nhau và năm 2020 có vẻ là "bước đệm" lớn để doanh nghiệp này tự tin bước vào thị trường BĐS.
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát cũng thành lập nhiều công ty BĐS với vốn điều lệ nghìn tỷ như Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đầu tư Quang Vinh; CTCP Đầu tư Bất động sản Century Bay Đà Nẵng; Công ty TNHH Phát triển Bất động sản Quang Vinh, CTCP Đầu tư và Bất động sản Lộc Điền, CTCP Đầu tư Bất động sản HBT..., trong đó có một số công ty do con gái thứ 2 nhà Tân Hiệp Phát làm đại diện pháp luật. Điều này lại lần nữa chứng minh cho việc doanh nghiệp này đã và đang mở rộng quy mô dự án cũng như hoạt động quyết liệt hơn trên thị trường BĐS như đã "tham vọng" trước đó.
Theo Nhịp sống kinh tế
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng. Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ...