Đấu giá lát bánh cưới của công nương Diana
34 năm sau đám cưới của công nương Diana với Thái tử Charles, một lát trong chiếc bánh cưới vừa được bán với giá gần 1.400 USD.
Lát bánh được bọc cẩn thận trong hộp. Ảnh: Hello Magazine
Theo Hello Magazine, lát bánh được bán hôm 17/12 bởi nhà đấu giá Nate D. Sanders, trụ sở ở Los Angeles, Mỹ, với giá 1.375 USD.
Chiếc bánh cưới đặc biệt là một tác phẩm của thợ làm bánh hàng đầu David Avery mang theo thông điệp: “Với những lời chúc tốt đẹp nhất từ Công tước và Công nương xứ Wales”.
Tuy đã “có tuổi đời” 34 năm, chiếc bánh hiện vẫn ăn được do nó chứa có lượng cồn cao và được bọc cẩn thận trong hộp kể từ sau đám cưới vào ngày 29/7/1981.
Lát bánh được đấu giá với mức khởi điểm là 1.100 USD. Trước đó, người ta dự đoán nó có thể được mua với mức 4.000 USD.
Vợ chồng Thái tử Charles và Công nương Diana. Ảnh: NPR
Video đang HOT
“Chiếc bánh cưới của Công nương Diana và Thái tử Charles thu hút sự chú ý của thế giới qua truyền hình, báo và tạp chí”, Sam Heller, người phụ trách đấu giá, nói. “Và thậm chí đến tận bây giờ, người ta vẫn háo hức với những gì liên quan tới cố công nương Diana. Nhờ được bảo quản bằng nồng độ cồn cao mà bánh vẫn còn ăn được, tuy nhiên các nhà sưu tập muốn giữ cho nó nguyên vẹn”.
Miếng bánh này không phải là thứ duy nhất liên quan đến đám cưới của cố công nương Diana từng được đem ra bán đấu giá trong năm nay. Hồi tháng 9, một bộ gồm 12 bức ảnh chưa từng công bố về hậu trường đám cưới cũng được bán với giá 12.000 USD.
Hướng Dương
Theo VNE
Đại gia đua nhau "vác tiền" mua đảo ở nước ngoài làm đồ chơi
"Vào 9h sáng nay, khi bạn còn đang say giấc, một đại gia đã bỏ ra gần 6 triệu Nhân Dân Tệ để mua một hòn đảo ở Maldives trong một cuộc đấu giá thu hút 50 người," dòng chia sẻ của Taobao trên trang web chính thức
Theo Global Times đưa tin, trong ngày giảm giá 12/12, bên cạnh hàng triệu các giao dịch khác, một vụ mua bán với số tiền "khủng" đã được thực hiện ngay trên trang bán hàng online hàng đầu Trung quốc- Taobao.
Trên trang chủ của kênh bán hàng này vào ngày 13/12 đã đăng tải về việc một người đàn ông giấu tên đã click chuột và mua thành công một hòn đảo thuộc Maldives với giá 892 nghìn USD (hơn 20 tỷ). Giao dịch này diễn ra khoảng 1 phút sau khi thông tin về hòn đảo được đăng tải.
"Vào 9h sáng nay, khi bạn còn đang say giấc, một đại gia đã bỏ ra gần 6 triệu Nhân Dân Tệ để mua một hòn đảo ở Maldives trong một cuộc đấu giá thu hút 50 người," dòng chia sẻ của Taobao trên trang web chính thức.
Một đại gia đã bỏ ra gần 6 triệu Nhân Dân Tệ để mua một hòn đảo ở Maldives. (Ảnh minh họa).
Bốn hòn đảo tại Fiji, Hy Lạp, Anh và Canada đã được đưa lên bán trên trang mua bán trực tuyến lớn nhất Trung Quốc là Taobao. 3 đảo trong số đó được bán chỉ trong vài giờ.
Có ít nhất 48 nhà thầu tham gia đấu giá để mua các hòn đảo này, trong đó chỉ có một nhà thầu tại Anh. Các hòn đảo của Hy Lạp đã được mua với giá 4,8 triệu nhân dân tệ (khoảng 17 tỷ đồng) bởi một ông trùm xây dựng từ thành phố Vân Nam, Trung Quốc. Ông cũng đã mua hòn đảo của Canada với 1,7 triệu NDT (khoảng 6 tỷ đồng).
Một thương nhân ở tỉnh Zhejiang đã mua hòn đảo ở Fiji với giá 5 triệu nhân dân tệ (hơn 17 tỉ đồng). 3 hòn đảo này có giá khởi đầu chỉ 1 nhân dân tệ. Đảo ở Fiji được bán với hợp đồng thuê 99 năm, trong khi các hòn đảo khác được toàn quyền sử dụng.
"Chúng tôi đã chọn Taobao là một đối tác chiến lược bởi đây chắc chắn là trang web mua sắm trực tuyến có tầm ảnh hưởng nhất ở Trung Quốc hiện nay. Các nhà thầu của chúng tôi đều là người sử dụng lâu dài của Taobao. Họ đã dành khoảng 10 triệu nhân dân tệ vào những giao dịch trên trang web ", Ilongterm, công ty bất động sản chịu trách nhiệm tổ chức cuộc đấu giá cho biết.
Một nhân viên ngân hàng đang ngồi đếm tiền tại một chi nhánh của Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc. Ảnh: China Daily.
Đơn vị trúng thầu sẽ được đến đảo để kiểm tra tại chỗ và để hoàn thành các thủ tục như nộp thuế, hoa hồng và chi phí pháp lý, theo trang CRI English.
Nhu cầu mua những hòn đảo nội địa Trung Quốc đã bị hạn chế bởi chỉ có thể sở hữu chúng tối đa là 50 năm, bên cạnh đó còn vướng mắc nhiều về luật sử dụng. Ngược lại, các hòn đảo ngoại quốc thường được bán toàn quyền sử dụng.
Trong năm 2014, bảy hòn đảo ở nước ngoài đã được bán cho những công dân giàu có của Trung Quốc, cho thấy các đại gia Trung Hoa càng ngày cang quan tâm tới những món bất động sản này.
Người phát ngôn của trang Taobao cho hay: "Chúng tôi đang nỗ lực để đáp ứng nhu cầu bất động sản nước ngoài đang tăng lên của người giàu Trung Quốc. Các dự án như thế này chắc chắn sẽ xuất hiện nhiều hơn trong tương lai."
Việc mua đảo với các đại gia Trung Quốc nhiều khi chỉ để làm "đồ chơi"
Giữa tháng 4/2015, Shanghaiist đưa tin, bà Wendy Wu Weimei, người Trung Quốc đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để chính thức sở hữu phần lớn diện tích hòn đảo Slipper tại miền Bắc New Zealand.
Theo đó, bà Wendy sẽ là chủ của 217 trong số 224 ha diện tích đất hòn đảo du lịch này, bao gồm 6 biệt thự cùng nhiều bãi biển và đường băng.
Điều đáng ngạc nhiên, trong hợp đồng mua bán, bà Wendy Wu Weimei đã ghi nghề nghiệp của mình là "nội trợ." Trước đó, vào năm 2010, bà "nội trợ" này cũng đã mạnh tay chi hơn 10 triệu đô để mua một lâu đài cổ ở ngoại ô Auckland.
Ngoài ra, cô Vivenne Zhuo, con gái bà Wendy cho hay mẹ mình chỉ xem hòn đảo là "một thứ đồ chơi". Bà mua nó chỉ vì sở thích. Và những kế hoạch tiếp theo cho hòn đảo cũng chưa được hình thành.
Đảo Slipper là hòn đảo du lịch nổi tiếng thuộc bán đảo Coromandel, ngoài khơi bờ biển New Zealand. Nếu muốn đến đây nghỉ dưỡng, du khách sẽ phải chi trả 2.100 USD mỗi tuần.
Ngọc Anh (Tổng hợp)
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Công nương Kate lần đầu đội vương miện của mẹ chồng Vợ hoàng tử William hôm qua gây chú ý khi đội chiếc vương miện của cố công nương Diana tới tham dự một buổi tiếp đón ngoại giao do nữ hoàng tổ chức. Công nương Anh trông đài các và sang trọng khi sử dụng vương miện của cố công nương Diana làm phụ kiện tóc. Ảnh: Rex Theo Hello Magazine, công nương...