Đấu giá không có… giá đấu
Theo thông báo từ Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE), trong phiên đấu giá 4.209.800 cổ phần (tương đương 15% vốn điều lệ) của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm giữ tại CTCP Cao su Sao Vàng (SRC), có 4 nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Ảnh minh họa
Trong đó, 3 nhà đầu tư cá nhân đăng ký mua 2.812.200 cổ phần và 1 nhà đầu tư tổ chức trong nước muốn mua 1.397.600 cổ phần. Số đăng ký mua đúng bằng số chào bán.
Giá khởi điểm được Vinachem đưa ra 46.452 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị 196 tỷ đồng. Nếu bán thành công, Vinachem vẫn còn nắm giữ hơn 10 triệu cổ phần, tương ứng tỷ lệ sở hữu 36%. Trong 30 phiên giao dịch, từ 28-3 đến 14-5, giá tham chiếu bình quân của SRC 20.252 đồng/cổ phiếu (trong đó, giá thấp nhất 17.700 đồng/cổ phiếu và cao nhất 23.500 đồng/cổ phiếu). Vì vậy, căn cứ theo phương án thoái vốn đã được phê duyệt, mức giá 46.452 đồng/cổ phiếu được lựa chọn giá khởi điểm.
Trước khi danh sách được chốt, nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Cường, người đã đặt cọc 19,6 tỷ đồng đăng ký tham gia mua cả lô cổ phần Vinachem chào bán, đã gửi đơn hủy đăng ký tham gia đấu giá. Lý do nhà đầu tư này lo ngại những lùm xùm quanh đợt thoái vốn này, cũng như việc mất quyền cử người tham gia HĐQT của SRC. Bởi trước đó, Vinachem và nhóm nhà đầu tư sở hữu 19,2% cổ phần SRC đã thay và bầu mới 2 thành viên HĐQT công ty ngay trước phiên thoái vốn.
Tại phiên đấu giá, 4 nhà đầu tư trên đã trúng đấu giá toàn bộ hơn 4,2 triệu cổ phần SRC với giá đấu bình quân 46.454 đồng/cổ phiếu, cao hơn đúng 1 đồng so với giá khởi điểm. Nếu nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Cường vẫn tiếp tục tham gia, khi đó lượng đặt mua gấp đôi lượng chào bán, tính cạnh tranh trong phiên đấu giá sẽ tốt hơn.
Video đang HOT
Trường hợp của SRC khiến nhiều người liên tưởng tới phiên thoái vốn của Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel) tại Tổng CTCP Xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex). Ngày 22-11-2018, tại phiên đấu giá lô 94.010.175 cổ phần (tương đương 21,28% vốn điều lệ với giá khởi điểm 2.002.416.727.500 đồng/lô – tương đương 21.300 đồng/cổ phiếu) của Viettel, có 2 nhà đầu tư tổ chức đăng ký tham gia mua.
Khối lượng đặt mua 188.020.350 cổ phần, gấp đúng 2 lần khối lượng chào bán. Kết quả, giá đấu thành công 2.002.416.800.000 đồng, tức hơn giá khởi điểm 72.500 đồng. Điểm đáng chú ý, giá đấu thành công chính là tổ chức bỏ giá cao nhất, còn giá thấp nhất 2.002.416.728.000 đồng, tức cao hơn giá khởi điểm… 500 đồng.
Trong khi đó, phiên thoái vốn Vinaconex của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC), cũng với khởi điểm 21.300 đồng/cổ phiếu nhưng Công ty TNHH An Quý Hưng đã phải đưa ra giá 28.900 đồng/cổ phiếu để có thể sở hữu 57,71% vốn điều lệ SCIC thoái.
Đáng chú ý, sau khi không cạnh tranh được với An Quý Hưng, ngày 24-12 Công ty TNHH Đầu tư Star Invest phải chấp nhận bỏ khoảng 840 tỷ đồng (tương đương 25.000 đồng/cổ phiếu) để mua gom cổ phiếu VCG từ PYN Elite Fund và một số nhà đầu tư ngoại khác, nhằm sở hữu 7,57% vốn điều lệ tại Vinaconex.
Câu chuyện thoái vốn tại SRC và Vinaconex, cho thấy dù có nhiều nhà đầu tư tham gia phiên đấu giá, nhưng thực tế có những phiên đấu giá là cuộc chơi của 1 người hoặc 1 nhóm người mà tính cạnh tranh đấu giá gần như bị… triệt tiêu. Và khi tính cạnh tranh không có hoặc thấp, giá trị thị trường của phiên đấu giá đó sẽ không chính xác.
Như vậy, việc bán cổ phần theo lô có những ưu điểm nhất định, đặc biệt với nhà đầu tư muốn tham gia điều hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, bán đấu giá theo lô cũng có những hạn chế. Do phải có khoản tiền khá lớn để mua trọn lô, không phải nhà đầu tư nào cũng có khả năng, đã dẫn đến việc có những phiên đấu giá công khai nhưng thực ra không có… giá đấu.
Quang Minh
Theo saigondautu.com.vn
Đấu giá SRC: Cái kết như... kịch bản
Kết quả phiên đấu giá 4,2 triệu cổ phần SRC do Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem) nắm giữ chiều 4/6 không ngoài dự đoán của giới phân tích chứng khoán: Nhà nước chỉ bán được lô cổ phần bằng đúng giá khởi điểm; nhóm nhà đầu tư có liên quan đến Tập đoàn Hoành Sơn, đơn vị đang liên doanh với SRC chuyển mục đích sử dụng khu "đất vàng" 6,2 ha trung tâm Hà Nội, tham gia mua lô cổ phần này.
Cụ thể, nhà đầu tư tổ chức là Công ty cổ phần Tư vấn đầu tư xây dựng thương mại Việt Anh (Công ty Việt Anh); 3 nhà đầu tư cá nhân gồm Nguyễn Hồng Sơn, Nguyễn Tiến Ngọc, Phạm Ngọc Hà.
Những dữ liệu về đăng ký kinh doanh cho thấy mối quan hệ khá rõ ràng giữa Công ty Việt Anh và Công ty cổ phần ầu tư và phát triển Hoành Sơn (Công ty Hoành Sơn).
Công ty Việt Anh thành lập tháng 2/2014, cùng ngày thành lập với Công ty Hoành Sơn, có vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch HQT; bà Nguyễn Thị Hằng Nga; ông Nguyễn Tiến Ngọc. Trong đó, người đại diện theo pháp luật là ông Nguyễn Tiến Ngọc, nắm ghế Tổng giám đốc. ịa chỉ email Công ty là hoanhsongrouppna@gmail.com.
Công ty Hoành Sơn cũng thành lập tháng 2/2014, tại Nghệ An, vốn điều lệ 500 tỷ đồng, với 3 cổ đông sáng lập gồm: ông Phạm Hoành Sơn, Chủ tịch HQT; bà Nguyễn Thị Hằng Nga; ông Nguyễn Tiến Ngọc. Người đại diện theo pháp luật là ông Phạm Hoành Sơn.
Khi Công ty cổ phần Cao su Sao Vàng (SRC) chọn Tập đoàn Hoành Sơn để góp vốn thành lập Công ty TNHH Sao Vàng Hoành Sơn nhằm thực hiện chuyển đổi mục đích sử dụng khu đất 6,2 ha trụ sở của SRC thành dự án bất động sản, đã có không ít ồn ào khi bỏ cao - chọn thấp (Hoành Sơn trả cho SRC số tiền chỉ bằng hơn 1/2 các doanh nghiệp khác); đồng thời Hoành Sơn cho SRC vay tiền góp vốn trong liên doanh với lãi suất 0%/năm, trong thời hạn 36 tháng, với cam kết hết thời hạn vay vốn, SRC sẽ chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp cho Tập đoàn Hoành Sơn.
Trước thềm đợt thoái vốn này đã xảy ra không ít lùm xùm khi Vinachem tự tước quyền của mình và cho nhóm cổ đông Nguyễn Tiến Ngọc nắm giữ chưa đến 20% vốn SRC đề cử thành công 2/5 ghế trong Hội đồng quản trị và 1/3 ghế trong Ban kiểm soát. Việc này khiến nhà đầu tư Nguyễn Hoàng Cường, người đã đặt cọc 19,6 tỷ đồng đăng ký tham gia mua 15% cổ phần SRC hủy đăng ký tham gia đấu giá và rút lại số tiền cọc do lo ngại không có quyền tham gia HQT dù có trúng đấu giá.
Không có cạnh tranh, phiên đấu giá đã diễn ra như kịch bản, Nhà nước cũng không có cơ hội tối đa hóa số tiền thu về. Nhà đầu tư Cường nhận xét, nếu thoái vốn rộng rãi và minh bạch, thương vụ này hấp dẫn hơn nhiều thương vụ Khách sạn Kim Liên đã từng đấu giá được gấp 9 lần giá khởi điểm, hoặc ít nhất cũng diễn ra hấp dẫn như thương vụ thoái vốn Vinaconex.
Thế nhưng, diễn biến hiện nay khiến ông Cường và những nhà đầu tư tư nhân khác mất đi một cơ hội đầu tư, Nhà nước rất có thể cũng mất đi phần nào nguồn lực đang cần chắt chiu, tránh thất thoát, lãng phí.
Ở thương vụ này, Vinachem và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, hai đơn vị quản lý vốn nhà nước tại SRC đã chọn cách im lặng khi nhận được công văn đề nghị phỏng vấn từ báo chí trước khi đợt thoái vốn diễn ra.
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
An Qúy Hưng huy động vốn thất bại, bí ẩn nguồn tiền mua cổ phần Vinaconex chưa có lời giải. Việc Tổng Công ty cổ phần XNK xây dựng Việt Nam (Vinaconex) có giá trị vốn hóa trên 10 nghìn tỷ đồng, bỗng nhiên trở thành "công ty con" Công ty TNHH An Quý Hưng là một hiện tượng của thị trường chứng khoán năm 2018. Vừa qua, việc An Quý Hưng "thất bại" trong huy động vốn thông qua phát hành trái...