Đấu giá cổ phần Vinaconex: ‘Kịch tính’ trước giờ G?
Cứ ngỡ là phiên đấu giá buồn tẻ, khó thành công bởi từng một lần bán “ế” phải mang về cất kỹ, ấy vậy mà chỉ trước giờ G “mở bát” đấu giá cổ phần Nhà nước tại Vinaconex, bất ngờ đã xảy ra khi có hàng loạt nhà đầu tư xuất hiện ngỏ ý đeo đuổi muốn tham gia thương vụ này đến cùng. Có chăng, “ kịch tính” trước giờ G?
Phiên đấu lên tới ít nhất 7.400 tỷ
Ngày 22/11 tới đây, tại Sở GDCK Hà Nội (HNX), Tổng công ty kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) sẽ bán ra 254,9 triệu cổ phiếu của Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam(Vinaconex – mã chứng khoán: VCG), tương ứng 57,71% vốn. Với giá khởi điểm là 21.300 đồng/cổ phiếu, dự kiến giá trị tối thiểu của đợt thoái vốn này lên tới 5.430 tỷ đồng.
Cũng trong ngày 22/11, Tập đoàn Công Nghiệp – Viễn Thông Quân Đội (Viettel) sẽ bán đấu giá 1 lô gồm 94.010.175 cổ phần, tương đương với phần vốn góp hơn 940 tỷ đồng (theo mệnh giá), chiếm 21,28% vốn điều lệ tại Vinaconex với mức giá khởi điểm 2.002.416.727.500 đồng/lô, tương đương 21.300 đồng/cổ phần. Như vậy, tổng quy mô đợt thoái vốn của SCIC và Viettel tại Vinaconex vào ngày 23/11 tối thiểu là hơn 7.400 tỷ đồng và tham gia vào đấu giá cổ phiếu VCG, quả là người chịu chơi?
Năm 2018, Vinaconex đặt mục tiêu tổng doanh thu tăng thêm 9,3% so với năm trước. Theo đó, tổng doanh thu Vinaconex kỳ vọng là 19.440,7 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 1.335,8 tỷ đồng. Đối với Công ty Mẹ, do năm 2017 có khoản lợi nhuận đột biến từ việc thoái vốn ở Công ty Cổ phần Nước sạch Vinaconex (Viwasupco) 760 tỷ đồng, nên nếu chỉ so sánh về số liệu thuần túy thì kế hoạch năm 2018 thấp hơn so với kết quả thực hiện năm 2017.
Dự kiến nếu SCIC và Viettel bán vốn tại Vinaconex thành công, sẽ thu cho Nhà nước ít nhất 7.400 tỷ đồng
Những ai chịu chơi?
Theo công bố từ HNX, đến thời điểm này, có 4 nhà đầu tư lớn đăng ký tham gia mua toàn bộ lô cổ phiếu của SCIC muốn bán bao gồm: Công ty TNHH Đầu tư Star Invest, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Thăng Long TJC, Công ty TNHH An Quý Hưng và 1 cá nhân là ông Nguyễn Văn Đông. Với quy định đấu giá, nhà đầu tư muốn tham gia phải đặt cọc 10%, tương ứng 543 tỷ đồng.
4 nhà đầu tư đăng ký mua VCG lần này là ai, họ có gì đặc biệt? Đầu tiên kể đến là ông Nguyễn Văn Đông. Theo đơn đăng ký mua cổ phần khối lượng lớn trong đấu giá, ông Đông sinh năm 1980 tại Thừa Thiên Huế. Ông Đông đăng ký mua vào toàn bộ lô cổ phiếu của SCIC bán với giá trị tối thiểu 5.430 tỷ đồng với mục đích đầu tư lâu dài. Việc một cá nhân chưa hề có tên trên thị trường tài chính dám chịu chơi bỏ ra một khoản tiền khổng lồ khiến giới đầu tư hoàn toàn bất ngờ và “ngóng” xem vị đại gia đó thực sự là ai?
Tiếp đến, nhà đầu tư Công ty TNHH Đầu tư Star Invest. Công ty này “mới toanh” chỉ vừa được thành lập ngày 9/11 vừa qua với ngành nghề đăng ký kinh doanh bất động sản, xây dựng nhà ở. Doanh nghiệp có vốn điều lệ 200 tỷ đồng này có giám đốc Đặng Anh Đức sinh năm 1985 và là đại diện pháp luật của công ty. Star Invest cho biết đang thu xếp đủ nguồn tài chính phục vụ kế hoạch tham gia đấu giá lô cổ phần Vinaconex đảm bảo việc tham gia đấu giá và thanh toán tiền trúng đấu giá đúng thời gian quy định.
Video đang HOT
Nhà đầu tư thứ ba là Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Thăng Long TJC được thành lập năm 2008 với mức vốn điều lệ 250 tỷ đồng. Ba cổ đông góp vốn là ông Nguyễn Duy Dũng và Trần Đức Thọ sở hữu 45%, Nguyễn Việt Hưng sở hữu 10%.
Còn nhà đầu tư đăng ký thứ tư lô cổ phiếu của SCIC muốn bán là Công ty TNHH An Quý Hưng (Chương Mỹ, Hà Nội) có vốn điều lệ 360 tỷ đồng, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông, thủy lợi… Công ty có hai cổ đông là ông Nguyễn Xuân Đông năm 70%, Đỗ Thị Thanh nắm 30%. Trong 4 nhà đầu tư, An Quý Hưng được giới đầu tư đánh giá cao nhất vì có vốn điều lệ suýt soát ngàn tỷ với lợi nhuận hơn 64 tỷ năm vừa qua.
Với 1 lô cổ phiếu VCG do Viettel bán ra cùng ngày 13/11 tương đương với phần vốn góp hơn 940 tỷ đồng (theo mệnh giá), chiếm 21,28% với mức giá khởi điểm tương đương 21.300 đồng/cổ phần đến giờ này 2 đơn vị đăng ký mua gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam và Công ty TNHH Bất động sản Cường Vũ là hai đơn vị đăng ký tham gia mua.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Phát triển nhà và Đô thị Thăng Long Việt Nam được thành lập vào đầu năm 2010 do ông Trịnh Cần Chính là Giám đốc kiêm đại diện pháp luật. Ông Trịnh Cần Chính là con trai của nhà tư sản nổi tiếng Trịnh Văn Bô.
Còn Công ty Cường Vũ lại là lính mới vừa thành lập cuối năm 2017 với vốn điều lệ chỉ 20 tỷ đồng. Có thông tin cho rằng, doanh nghiệp này thực chất sẽ là đại diện cho một đại gia bất động sản giấu mặt muốn sở hữu VCG.
VCG có gì hấp dẫn?
Vinaconex có gì hấp dẫn? Như trong thông tin Tiền phong đã từng cập nhật trước (bài: Thoái vốn Vinaconex thành công, Nhà nước sẽ thu được bao nhiêu tiền ngày ra ngày 1/11/2018) thì Vinaconex đang quản lý và sở hữu 3,2 triệu m2 đất, bao gồm 131,786 m2 được giao tại 9 công trình và 3 triệu m2 đất thuê đang thực hiện đầu tư tại 7 dự án khác. Quỹ đất của Vinaconex phân bổ nhiều nơi nhưng tập trung phần lớn ở Hà Nội.
Vinaconex cũng đang thực hiện hai dự án cải tạo chung cư cũ tại 93 – 97 – 99 Láng Hạ với tổng vốn đầu tư hơn 1.550 tỷ đồng. Đồng thời, công ty đang triển khai dự án chung cư cao 33 tầng tại 25 Nguyễn Huy Tưởng (đầu tư 637,5 tỷ đồng) và Vinata Towers (đầu tư 618,7 tỷ đồng). Ngoài ra, Vinaconex còn sở hữu lô đất 24.000m2 hiện là Trường trung học – tiểu học – mầm non Lý Thái Tổ (Hà Nội), 8.500m2 ở Sóc Sơn (Hà Nội), 33.000m2 đất tại trạm bơm xăng tăng áp…
Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn thông báo về tỷ lệ sở hữu nước ngoài của Vinaconex. Theo đó, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tối đa tại Vinaconex theo quy định pháp luật là 0%. Như vậy, với tỷ lệ room ngoại là 0%, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không được tham gia mua cổ phần tại hai đợt thoái vốn lớn sắp tới tại Vinaconex. Tuần qua, khối ngoại cũng bắt đầu bán ròng VCG trên sàn chứng khoán.
Là tổng công ty nhà nước đầu tiên thí điểm cổ phần hóa vào năm 2006, Vinaconex đã đưa cổ phiếu lên sàn HNX vào năm 2008. Với số vốn điều lệ ban đầu năm 2006 là 1.499,8 tỷ đồng, qua 3 lần tăng vốn, hiện nay vốn điều lệ của Tổng công ty đạt 4.417,1 tỷ đồng với 3 cổ đông lớn gồm: SCIC sở hữu 57,71% vốn cổ phần, Viettel sở hữu 21,28% và quỹ PYN Elite Fund (Non-Ucits) sở hữu 7,54%. Chốt phiên giao dịch ngày 15/11, VCG có giá 17.200 đồng/cổ phiếu, thấp hơn đáng kể giá 21.300 đồng/cổ phiếu trong đợt đấu giá tới.
KHÁNH MINH
Theo tienphong.vn
VST - Chưa ra hàng đã biết ế
Theo kế hoạch, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) sẽ bán đấu giá 13,4 triệu cổ phần tại CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (VST), với giá khởi điểm 1.200 đồng/cổ phần. Thế nhưng, với mức giá hiện tại 600 đồng/cổ phần, kế hoạch thoái vốn của Vinalines coi như thất bại.
Bán tàu trả nợ
Theo tin từ Sở Giao dịch CK Hà Nội (HNX), phiên đấu giá 13,4 triệu cổ phần dự kiến tổ chức ngày 5-12 với giá khởi điểm 1.200 đồng/cổ phần. Vinalines hiện là cổ đông mẹ nắm giữ tổng cộng 35,4 triệu cổ phần, tương ứng 58% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết đang lưu hành của VST. Như vậy, số cổ phần mang ra đấu giá chiếm 22,03% vốn điều lệ của VST.
Danh sách ngân hàng chủ nợ của VST, ngoài Viecombank còn có NHTMCP Á Châu (ACB) hơn 445 tỷ đồng, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) hơn 291 tỷ đồng, NHTMCP Bảo Việt (Baoviet Bank) hơn 282 tỷ đồng.
Trước đó, một chủ nợ của VST là NHTMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank), chi nhánh TPHCM, thông báo lựa chọn tổ chức bán đấu giá toàn bộ khoản nợ của VST. Tài sản đấu giá gồm nợ gốc 169,3 tỷ đồng và nợ lãi trên 55 tỷ đồng. Giá khởi điểm để đưa ra đấu giá 32% dư nợ gốc, tương đương 54 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho khoản nợ là tàu VTC Ocean, tên gọi cũ Marion Star. Đây là loại tàu hàng rời, đóng năm 1999 tại Philippines, trọng tải toàn phần 23.492DWT. Ngay bản thân VST, để trả nợ vào cuối năm 2017 đã bán tàu VTC Globe, đóng năm 1995 tại Nhật Bản, với trọng tải 23.726 DWT.
Nếu việc chào bán tàu của Vietcombank được đánh giá khá khả quan, ngược lại mức chào bán cổ phần của Vinalines được cho phi thực tế. Kết phiên giao dịch cuối tuần vừa qua, VST chốt ở mức 600 đồng/CP, chỉ bằng 1/2 so với mức giá khởi điểm Vinalines dự định mang ra chào bán. Đặc biệt, CP VST từ giữa năm 2016 nằm trong diện cảnh báo. Thực tế này cho thấy kế hoạch thoái vốn của Vinalines tại VST gần như nắm chắc thất bại.
Tài sản đảm bảo cho khoản nợ là tàu VTC Ocean (trước đây gọi là Marion Star).
Lỗ âm vốn
Nguyên nhân khiến VST lâm vào tình trạng bi đát do ngành vận tải biển thế giới vẫn chìm trong khó khăn, sau cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008. Tình trạng dư thừa công suất khiến ngành vận tải biển điêu đứng, nhiều hãng tàu lớn thua lỗ, phá sản hoặc phải sáp nhập để duy trì hoạt động.
Mặc dù nền kinh tế thế giới đang trên đà phục hồi, nhưng do những vấn đề đặc thù còn tồn đọng trong ngành vận tải biển, như sự cố bất ngờ trong quá trình vận chuyển hàng trên biển (chi phí bảo hiểm tăng), giá dầu biến động... đã tác động không nhỏ đến chi phí hoạt động của các doanh nghiệp.
Ngoài ra, xu hướng bảo hộ mậu dịch đang xuất hiện ở nhiều nền kinh tế lớn, đã khiến lượng hàng luân chuyển đi các quốc gia ngày càng giảm sút nghiêm trọng. Thêm vào đó, tiền cước vận chuyển ít thay đổi, hoặc tăng trưởng chậm, không đủ bù đắp chi phí, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Những vấn đề trên là rào cản lớn về thị phần, khách hàng để ngành vận tải biển nói chung và VST nói riêng tăng trưởng.
Theo báo cáo tài chính (BCTC) quý III-2018 vừa được công bố, VST tiếp tục báo lỗ hơn 182 tỷ đồng. Dù khoản lỗ đã giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng cũng góp phần nâng tổng lỗ lũy kế chưa phân phối của doanh nghiệp đến ngày 30-9 lên 1.485 tỷ đồng. Tính đến hết quý III, tổng tài sản của VST 1.367 tỷ đồng, trong khi nợ phải trả 2.228 tỷ đồng, vượt 63% tổng tài sản.
Như vậy, VST âm vốn chủ sở hữu lên đến 860 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh bết bát này, NĐT khó chấp nhận bỏ ra số tiền gấp đôi thị giá để sở hữu doanh nghiệp đang bên bờ vực phá sản.
Công ty mẹ vạ lây
Tại ĐHCĐ thường niên 2018, lãnh đạo VST đã thừa nhận những yếu kém của doanh nghiệp. Chẳng hạn, một số tàu đã trên 20 tuổi, tình trạng kỹ thuật không còn tốt nên kém khả năng cạnh tranh. Hiện VST chưa thành lập được bộ phận đánh giá rủi ro, chưa tính toán được mức biên chấp nhận rủi ro cho mình. Tiềm lực tài chính chưa mạnh, vốn đầu tư hạn chế, nên VST chưa có điều kiện trang bị tốt phương tiện, công nghệ để mở rộng cũng như duy trì vùng hoạt động.
Công tác nghiên cứu thị trường, marketing, tìm kiếm khách hàng còn thụ động và phụ thuộc nhiều vào nhà môi giới. Bên cạnh đó, việc lập kế hoạch kinh doanh và ngân sách cho từng bộ phận còn ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố chủ quan. Từ những yếu kém này, HĐQT của VST chỉ lên kế hoạch kinh doanh trong 2018 là "phấn đấu giảm lỗ tối đa".
Điều đáng nói, ngay cả công ty mẹ Vinalines cũng trong tình trạng bi đát. Theo BCTC quý III vừa công bố, doanh thu của Vinalines giảm gần 1.000 tỷ đồng xuống còn 9.044 tỷ đồng. Do không được ghi nhận khoản giảm nợ 1.227 tỷ đồng như cùng kỳ năm ngoái vào khoản mục thu nhập khác, Vinalines báo lỗ 174 tỷ đồng. BCTC của Vinalines cũng cho thấy các công ty con, công ty liên kết, trong đó có VST, đã ghi nhận lỗ hơn 119 tỷ đồng cho công ty mẹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến Vinalines lỗ lớn.
Tính đến ngày 30-9, Vinalines ghi nhận lỗ lũy kế chưa phân phối 3.434 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 8.195 tỷ đồng, trong khi vốn góp chủ sở hữu trên 11.655 tỷ đồng. Khoản tiền lớn nhất Vinalines đang có 629 tỷ đồng trong quỹ đầu tư phát triển, còn 18 tỷ đồng trong các quỹ khác thuộc chủ sở hữu và hơn 92 tỷ đồng vốn khác thuộc chủ sở hữu.
Kim Giang
Theo saigondautu.com.vn
Điểm nóng Vinaconex Quá nhiều thông tin bất ngờ về Công ty Vinaconex, sau khi Viettel tuyên bố muốn bán toàn bộ cổ phần của công ty này trong thời gian gần. Vừa thông báo sẽ khóa room ngoại về 0%, thì thông tin về 2 đối tác có đủ điều kiện tham gia đấu giá lần này cũng được thông qua là Bất động sản...