Đấu giá áo và quả bóng đội tuyển U23 tặng Thủ tướng
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định bán đấu giá quả bóng và chiếc áo đấu Đội tuyển U23 Việt Nam tặng để giúp người nghèo.
Sáng ./2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao cho Bộ trưởng Lao động, Thương binh Xã hội Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Thông tin Truyền thông Trương Minh Tuấn quả bóng và áo đấu có đầy đủ chữ ký các thành viên Đội tuyển U23 Việt Nam – món quà đặc biệt đội tuyển tặng Thủ tướng tại cuộc gặp mặt tại trụ sở Chính phủ ngày 28.1.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung và Trương Minh Tuấn nhận quả bóng và chiếc áo đấu của U23 từ Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc để chuẩn bị đấu giá. Ảnh: PV
Thủ tướng đề nghị hai bộ phối hợp tổ chức đấu giá rộng rãi hai món quà. Kinh phí thu được sẽ dành tặng các gia đình người có công với cách mạng và hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, việc đấu giá áo và bóng sẽ được thực hiện trước Tết Nguyên đán Mậu Tuất. Thủ tướng sẽ trực tiếp ghi lưu bút vào các món quà trên.
“Đây là sự kiện đặc biệt, thể hiện sự quan tâm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến các lĩnh vực công tác của ngành Lao động, đặc biệt là công tác chăm sóc người có công và người nghèo”, ông Dung nói.
Thủ tướng đón các cầu thủ U23 hôm 28.1.
U23 Việt Nam đã viết nên câu chuyện cổ tích tại giải U23 châu Á. Từ chỗ bị đánh giá là đội lót đường, thầy trò HLV Park Hang-seo lần lượt hạ Australia (1-0), hoà Syria (0-0) ở vòng bảng rồi đánh bại Iraq (3-3, 5-3 penalty) và Qatar (2-2, 4-3 penalty) để tiến tới trận chung kết. Ở trận cuối với Uzbekistan, họ chỉ chịu thua 1-2 bởi pha làm bàn vào phút 119 khi phải thi đấu trong điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Video đang HOT
Dù không giành được giải quán quân nhưng những chiến binh U23 được đánh giá là những người truyền cảm hứng, khiến hàng triệu người Việt Nam xích lại gần nhau hơn. Ngày trở về từ Thường Châu, đội tuyển U23 được đón tiếp nồng nhiệt, với dòng người hơn 30 km từ sân bay Nội Bài về trung tâm thành phố.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc luôn theo dõi từng trận đấu của U23, gửi thư, gọi điện động viên đội tuyển sau mỗi trận đấu. Ông đã đợi các cầu thủ suốt 5 giờ tại trụ sở Chính phủ để đón tiếp họ.
Theo Hoàng Thùy (VNE)
"Thủ tướng phải thức 2-3 đêm để chuẩn bị trả lời chất vấn"
"Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều rất coi trọng phiên chất vấn. Như kỳ họp vừa rồi, chương trình chất vấn được lên lịch, Thủ tướng còn nói tôi cho chậm lại vài ngày để chuẩn bị. Để trả lời chất vấn, Thủ tướng nói phải thức 2-3 đêm đọc tài liệu" - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chủ trì cuộc gặp mặt với các cơ quan báo chí chiều 29/1.
Chủ trì cuộc gặp mặt giữa Quốc hội và các cơ quan báo chí chiều 29/1, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân chia sẻ cảm xúc những ngày qua, không khí nước ta vui như Tết và mong muốn báo chí giữ vai trò làm sao để toàn dân mãi có những niềm vui như thế.
Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị báo chí trao đổi cởi mở, thẳng thắn về các hoạt động của Quốc hội, công tác phục vụ cũng như hoạt động tác nghiệp tại Quốc hội. Bà Ngân tự đặt câu hỏi, tại sao báo chí viết về Quốc hội chưa nhiều, chưa thực sự sâu sắc, sôi động. Ngoài khoảng thời gian 2 kỳ họp định kỳ mỗi năm, hoạt động của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, các đại biểu, đoàn đại biểu Quốc hội khá mờ nhạt trong khi các cơ quan vẫn làm việc liên tục suốt năm?
Nhận gợi ý này, một phóng viên kỳ cựu đã có hơn 10 năm theo sát các hoạt động của cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước cho rằng, sự chủ động truyền thông của Quốc hội còn khá chậm chạp. Ngoài 2 kỳ họp Quốc hội trong một năm, các khoảng thời gian khác, hoạt động của Quốc hội ít khi được báo chí phản ánh, đề cập, dường như đã tạo ra "khoảng trống".
Báo chí còn chưa thực sự được tạo điều kiện tác nghiệp trong các hoạt động của các Uỷ ban của Quốc hội và của UB Thường vụ Quốc hội. Gần đây, các phiên họp của UB Thường vụ Quốc hội cũng thu hẹp hơn rất nhiều với báo chí.
Chia sẻ, tiếp thu ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận sự thẳng thắn, sâu sắc và tâm huyết của nhà báo. Chủ tịch Quốc hội cho biết sẽ chỉ đạo Tổng thư ký Quốc hội điều chỉnh và bổ sung ngay tất cả những quy chế để tạo cho báo chí hoạt động.
"Tôi thường nói Quốc hội không chỉ hoạt động trong 2 kỳ họp. Tôi cũng suy nghĩ vì sao đài báo ít đưa tin về Quốc hội, nhưng tôi cũng ngẫm rằng, muốn trách người trước hết phải trách ta. Văn phòng Quốc hội hãy tiếp thu ý kiến, lần sau đừng để các nhà báo phải phê bình nữa"- Chủ tịch Quốc hội quay sang nói với hai lãnh đạo Văn phòng Quốc hội ngồi cạnh.
Tôi từng nhắc Bộ trưởng Y tế về việc "xua tay" với báo chí
Đại diện cơ quan thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cũng phản ánh, anh em phóng viên có tâm sự là vẫn chờ đợi cơ chế thông tin kịp thời, trực tiếp hơn từ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội. Nhiều nhà báo cũng thể hiện sự băn khoăn về việc hoạt động của UB Thường vụ Quốc hội ngày càng khó, càng "khép" hơn với báo chí.
Lãnh đạo Hội nhà báo cũng lý giải việc Quốc hội có gần 500 đại biểu nhưng báo chí dường như mới chỉ tập trung vào một vài đại biểu "quen mặt", đó là vì thực tế cũng có nhiều đại biểu Quốc hội ngại tiếp xúc, thậm chí né tránh báo chí.
Chủ tịch Quốc hội trao đổi nhiều nội dung với lãnh đạo các cơ quan báo chí tham dự buổi gặp mặt.
Ghi nhận thêm ý kiến này, Chủ tịch Quốc hội trấn an: "Chúng tôi cũng đang hướng tới cơ chế công khai, minh bạch, dân chủ, để từ hoạt động của Quốc hội, người dân tin người đại biểu mà họ bầu ra đang thực sự nói tiếng nói của họ".
Về việc đại biểu chưa cởi mở, "né" báo chí, Chủ tịch Quốc hội cho biết bà cũng có sự nhắc nhở để các đoàn đại biểu Quốc hội, lãnh đạo các đoàn cùng trao đổi với các đại biểu trong đoàn để chủ động cung cấp thông tin cho báo chí về những vấn đè Quốc hội thảo luận.
"Trước đây, tôi từng nhắc Bộ trưởng Y tế khi hình ảnh chị Kim Tiến khoát tay từ chối báo chí được đăng tải. Tôi nói: "Kim Tiến ơi, để báo chí phản ánh việc một đại biểu, một Bộ trưởng xua tay, quay đi như vậy không hay, không đẹp", dù tôi có nhiều chia sẻ, thông cảm với chị Tiến. Đại biểu Quốc hội nào khoát tay từ chối thì phóng viên phải tìm đến những người chịu nói thôi" - Chủ tịch Quốc hội nói và yêu cầu các cơ quan Quốc hội chủ động để báo chí thông tin kịp thời.
Khái quát lại tinh thần chung, Chủ tịch Quốc hội khẳng định, hoạt động của Quốc hội đã ngày càng minh bạch, dân chủ hơn. Nhiều đại biểu, bạn bè quốc tế đến Việt Nam, dự khán đều bày tỏ sự thích thú, thán phục về không khí làm việc tại Quốc hội, nhất là với các phiên chất vấn, trả lời chất vấn.
Theo Chủ tịch Quốc hội, nhiều nước có cơ chế về chất vấn mà cũng chưa dám tổ chức các phiên chất vấn. Trong khi tại Quốc hội Việt Nam, chất vấn và trả lời chất vấn đã thành hoạt động thông lệ.
"Các Bộ trưởng, thành viên Chính phủ đều rất coi trọng phiên chất vấn. Như kỳ họp vừa rồi, chương trình chất vấn được lên lịch, Thủ tướng còn nói lại tôi cho chậm lại vài ngày để chuẩn bị. Để trả lời chất vấn, Thủ tướng nói phải thức 2-3 đêm đọc tài liệu" - Chủ tịch Quốc hội chia sẻ, đã từng làm Bộ trưởng, bà hiểu cảm giác trước mỗi phiên chất vấn, người trả lời nào cũng cũng "lo lắm", phải chuẩn bị kỹ càng các nội dung từ đầu kỳ họp để phục vụ ngày đăng đàn.
Kết thúc cuộc trao đổi, Chủ tịch Quốc hội nhận định, qua phản ánh của báo chí, Quốc hội có thêm nhiều kênh để giám sát, kể cả về những vấn đề nóng như cải cách bộ máy hành chính Nhà nước, vấn đề thực hiện chính sách pháp luật về an toàn thực phẩm hay vấn đề nóng bỏng về BOT giao thông. Báo chí đã cung cấp nhiều thông tin, trong đó có những nhận định sâu sắc. Qua phản ảnh của báo chí, Quốc hội cũng có nhiều thông tin để giám sát...
Việc tăng cường mối liên hệ giữa các cơ quan báo chí và Văn phòng Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội có ý nghĩa quan trọng với việc tạo sự tin cậy, định hướng thông tin có lợi cho đất nước, người dân.
P.Thảo
Theo Dantri
Nợ đọng BHXH giảm kỷ lục ở các tỉnh Nhờ làm tốt công tác vận động, tuyên truyền, đặc biệt là với quy định về hình sự hóa tội trốn đóng, nợ đóng BHXH, thời gian gần đây số nợ BHXH ở các tỉnh, thành đã giảm kỷ lục. Điển hình là Đồng Nai. Năm 2017, tỷ lệ bao phủ BHYT của Đồng Nai đạt 103,4% kế hoạch được Thủ tướng giao;...