Đầu độc bằng… đặc sản: Đồng tiền làm người Việt hại nhau
Sau khi bài viết “Người Việt đầu độc nhau bằng… đặc sản, ung thư 150.000 người/năm” được đăng tải, nói về công nghệ chế biển thực phẩm hiện nay đang sử dụng hoàn toàn hoá chất, rất nhiều độc giả đã bức xúc bày tỏ quan điểm của mình.
Do nền giáo dục cũng như đạo đức xuống cấp
Độc giả Bút Tre Mới bình luận: “Tôi nhớ là đã đọc bài báo “Người Việt đạp lên nhau mà sống” nên nếu con số ung thư này có lên đến triệu rưỡi người/năm thì cũng chẳng có gì là lạ”.
Bên cạnh đó, độc giả này lý luận: “Vì sao như vậy nhỉ ? Nhiều người cứ nói là tại mặt trái của kinh tế thị trường nhưng không chỉ riêng một cá nhân, mà hàng triệu người Việt đã tới nhiều nước có nền kinh tế thị trường nhưng nó không như thế”.
Phản đối quan điểm của Bút Tre, bạn có tên Nhân khẳng định: “Cái gọi là mặt trái của kinh tế thị trường là của mấy ông nhà nước đưa ra. Thiết nghĩ là do cái nền giáo dục cũng như đạo đức xã hội xuống cấp nghiêm trọng mà nhũng cái ấy do đâu thì phải hỏi mấy ông lãnh đạo”.
Những món ăn bắt mắt nhưng chứa nhiều hoá chất
Trong khi đó, bạn có tên Dangluong cũng bày tỏ quan điểm của mình: “1 năm có 150.000 người VN bị dính bệnh ung thư, con số khủng khiếp, không lẽ VN lại trở thành nơi tiêu thụ gia cầm, gia súc chết của TQ. Chúng ta phải nên cảnh giác với thực phẩm chế biến sẵn ngoài chợ”.
“Đại gia” móc túi người nghèo
Nói về nguyên nhân xảy ra thực trạng này, độc giả Hoàng Lương cho biết: “Đã ngăn chặn phải ngăn chặn từ gốc, kiểm tra giám sát mà ko có biện pháp xử lí cũng chẳng để làm gì, khi các đoàn thanh tra đến thì cơ sở đã được báo trước và đã có sự chuẩn bị và còn tăng gia sản xuất phong bì nữa thì làm sao bắt được. Bây giờ chỉ còn cách mà cùng nhau chờ chết nếu tự bản thân ta không tỉnh táo, đây là biện pháp mượn tay của dân ta giết dân ta từ từ, quá nham hiểm”.
Video đang HOT
Không những vậy nhiều quan điểm đồng tình với ý kiến: “Con người VN hiện giờ mất hết nhân tính, tình người, vì tiền mà đầu độc lẫn nhau. Nếu xã hội đem những kẻ này tử hình thì mới răn đe được những kẻ khác. Còn tham nhũng bao che, thì làm sao xã hội bình yên được. Nếu không tham nhũng thì những kẻ buôn bán táng tận lương tâm đâu có dám làm ăn như vậy”.
Lo lắng cho nguồn thực phẩm hiện nay ở nước ta, bạn Nguyen huu tai cho biết:”Ngày càng nhiều thực phẩm độc hại nguồn gốc xuất xứ từ Trung Quốc như thịt gà, heo,bò,vịt…rau củ và cả trái cây. Ăn chay cũng không tránh khỏi, trách nhiệm này là của ngành nào không thấy lên tiếng mà người dân thì mổi ngày phải ăn để sống, để đóng thuế nuôi những người lĩnh lương hàng tháng của dân mà lại bất lực hay thờ ơ với sức khỏe của người dân”.
Trong khi đó, nhiều độc giả thốt lên trong quan điểm: “Nếu ăn cái gì cũng lo sợ bệnh ung thư mà không có biện pháp tiêu trừ chẳng lẻ là sắp tận thế rồi sao”.
Thậm chí, bạn độc giả có tên Pham Trân An còn ví von: “Đây có khác nào ngươi Viêt “đai gia” moc tui ngươi Viêt “ngheo hen” hay không?”.
Theo Đất Việt
Lãnh đạo Hiệp hội giải thích về đề xuất thi tốt nghiệp 8 môn
Sau khi báo Dân trí đăng đề xuất đổi mới thi tốt nghiệp 8 môn để xét tuyển vào ĐH của Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập, nhiều ý kiến độc giả cho rằng, phương án không khả thi và thiếu tính thực tế. Vậy Hiệp hội giải thích như thế nào?
Trao đổi với PV Dân trí ngày 6/11, Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập cho biết: "Rất tiếc là Hiệp hội chưa có điều kiện đưa đầy đủ dự thảo phương án đổi mới thi tuyển sinh do Hiệp hội đề xuất tới độc giả (trên báo chỉ nêu tinh thần và nội dung chủ yếu). Xin nói thêm, những người xây dựng phương án này đều là những người rất nhiều thực tế, đã nhiều năm tham gia Ban chỉ đạo và thực hiện tổ chức các kỳ thi, chúng tôi hiểu rất rõ lý do ra đời, cái được và cái hạn chế của kỳ thi "ba chung". Riêng bản thân tôi có mặt trong Ban chỉ đạo thi từ năm đầu 2002 đến năm 2010, nên hiểu càng kỹ càng sâu sắc về 2 kỳ thi trong vòng 1 tháng/ năm. Trong phương án do Hiệp hội đề xuất có phân tích kỹ thực tế nhiều năm thực hiện thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH theo "ba chung".
"Hiệp hội còn tổ chức một số cuộc hội thảo, có cuộc hội thảo tại 3 miền Bắc, Trung, Nam để lấy ý kiến các trường. Sau đó hoàn thiện nhanh dự thảo để tháng 12/2010 Hiệp hội gửi dự thảo phương án này sang Bộ GD -ĐT với niềm phấn khởi là đã sớm góp được kế sách hay cho Bộ, hy vọng Bộ sẽ xem xét, mở hội thảo để lấy thêm ý kiến, hoàn thiện và kịp sử dụng từ mùa thi năm 2011. Nhưng ... rất tiếc" - Ông Ưng cho hay.
Tiến sĩ Văn Đình Ưng, Chánh Văn phòng Hiệp hội các trường ĐH,CĐ ngoài công lập
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, thi tốt nghiệp 8 môn thi để xét tuyển vào đại học lại càng tăng tính tiêu cực trong thi cử và rất vất vả cho thí sinh, phụ huynh và xã hội vì tổ chức thi tới 4 ngày?
Năm 2008, sau 2 năm chỉ đạo tổ chức các kỳ thi, chính Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân (nay là Phó Thủ tướng, Chủ tịch MTTQVN) đã thấy mệt mỏi vì dư luận xã hội than rất nhiều về 2 kỳ thi sát nhau, cùng khối lượng kiến thức phổ thông, ông đã tổ chức cuộc họp bàn đưa ra phương án "một kỳ thi sau THPT" với khoảng 6 đến 8 môn thi, hình thức thi kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận, trắc nghiệm sẽ tăng, tự luận sẽ giảm dần.
Tuy nhiên do công tác chuẩn bị của các đơn vị chức năng của Bộ chưa kỹ, nhất là khâu xây dựng nguồn đề thi trắc nghiệm các môn...Do đó, Bộ trưởng Nhân đã cho hoãn để chuẩn bị thêm. Nhiều người hoan nghênh tư duy đổi mới của Bộ trưởng Nhân. Và, họ chờ đợi năm sau, năm sau và cho đến bây giờ vẫn chờ mong một kỳ thi sau phổ thông, vừa là kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa là cơ sở để các trường ĐH, CĐ, trường nghề xét tuyển, tất nhiên tùy trường mà có thêm tiêu chí tuyển sinh sao cho có được sinh viên phù hợp. Có người còn tính toán chi li, nếu bớt 1 kỳ thi có thể tiết kiệm hàng nghìn tỷ đồng cho ngành giáo dục và cho xã hội...
Còn vấn đề tiêu cực trong thi cử...thì chúng ta đều biết, năm 2006 dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Nhân đã có một kỳ thi tốt nghiệp THPT khá trung thực. Còn thông thường, nếu chủ yếu thi tự luận thì học sinh mới mang bài vào để quay cóp, còn với phương án mới chủ yếu hình thức thi trắc nghiệm với công nghệ hiện đại giúp cho kỳ thi sẽ hạn chế tối đa quay cóp, sẽ chấm thi bằng máy rất nhanh và khách quan, đỡ tốn công hàng năm có hàng nghìn thầy cô giáo phải "nhốt" vào nơi kín để ra đề thi, để chấm thi. Có người nói, nhiều thầy cô giáo sợ đi chấm thi lắm rồi, vừa căng thẳng thần kinh vừa không được nghỉ hè, mệt mỏi lắm.
Lý do gì mà Hiệp hội lại đề xuất có tới 8 môn thi tốt nghiệp?
Có học sinh khá giỏi toán, lý hóa nhưng lại yếu văn, sử, địa, ngoại ngữ. Nếu thi 3 môn văn, sử, địa thì học sinh đó rớt là chắc rồi. Nhưng nếu thi 8 môn (toán, lý, hóa, sinh, văn, sử, địa, ngoại ngữ) thì kết quả thi môn này cao môn kia thấp thì kết quả chung vẫn đạt số điểm đỗ tốt nghiệp THPT.
Trong số 8 môn đó, học sinh dựa vào tổ hợp 3 môn điểm cao nhất - coi đó là thế mạnh của mình để tự tin đăng ký vào ngành học, trường học phù hợp.
Cần nói thêm rằng, thi 8 môn trên không phải là môn thi mới xa lạ với học sinh, xa lạ với Bộ và các trường. Đó là 8 môn quen thuộc, nằm trong tổ hợp 3 môn thi của các kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ nhiều năm qua. Thi 8 môn trên là để đánh giá giáo dục toàn diện theo mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước ta đề ra.
Nhiều ý kiến độc giả cho rằng, đề xuất này nhằm có lợi cho các trường ĐH ngoài công lập chứ không đem lại lợi ích gì cho nền giáo dục?
Những ý kiến này làm cho chúng tôi rất buồn!
Trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013, Hiệp hội đã có một số góp ý cho Bộ GD- ĐT để cải tiến làm tốt hơn kỳ thi đã được Bộ lắng nghe, áp dụng.
Chính tại cuộc làm việc với Ủy ban Văn hóa GD TN TN & NĐ của Quốc hội vừa qua, Thứ trưởng Bùi Văn Ga đã phát biểu thừa nhận và hoan nghênh những đóng góp của Hiệp hội giúp cho kỳ thi 2013 tổ chức tốt hơn.
Những kiến nghị, phản biện của Hiệp hội nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của các trường hội viên- là thuộc chức năng của Hiệp hội, là việc cần và nên làm, việc đó do Nhà nước giao tại Điều lệ của Hiệp hội được tổ chức Nhà nước có thẩm quyền công nhận. Suy cho cùng cũng là vì cái chung của nền giáo dục nước nhà.
Sự góp mặt của giáo dục ngoài công lập đã tạo nên diện mạo mới năng động cho nền giáo dục Việt Nam. Giáo dục ngoài công lập là một bộ phận hợp thành hữu cơ của nền giáo dục chung, chịu sự quản lý của Bộ GD ĐT chứ không phải của Hiệp hội. Các trường hoạt động tốt hay không cần khẳng định là trách nhiệm chính của Bộ GD-ĐT. Hiệp hội chỉ làm theo đúng chức năng của mình, không làm thay chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Phương án mà nhiều độc giả đưa ra là tiếp tục tổ chức thi đại học, chỉ nên bỏ thi tốt nghiệp. Là người đã từng làm ở Bộ GD-ĐT và theo sát công tác tuyển sinh ông thấy thế nào?
Theo chúng tôi, cần làm tốt kỳ thi tốt nghiệp THPT. Vai trò tác dụng của kỳ thi này ai cũng biết là rất quan trọng. Sau một quá trình học phổ thông, học sinh cần được đánh giá chính thức bằng kỳ thi này, trên cơ sở đó nhận văn bằng tốt nghiệp THPT làm căn cứ để học tiếp, hoặc vào đời sống lao động.
Còn kỳ thi tuyển sinh ĐH thì chỉ cấp cho thí sinh 2-3 giấy chứng nhận kết quả thi để tuyển vào trường theo nguyện vọng 1, 2 hoặc 3. Giấy chứng nhận đó chỉ có giá trị 1 năm, chứ không giá trị lâu dài và càng không có tác dụng như bằng tốt nhiệp THPT mà chúng ta nâng niu cất giữ, khi cần thì chỉ việc xuất trình ra.
Trân trọng cám ơn ông!
Theo Dantri
Đủ trò kỳ quái đầu độc, bôi bẩn cua đồng Cua là thực phẩm ưa thích trong nhiều bữa ăn gia đình. Song, các bà nội trợ sẽ lo ngại khi biết cua cũng được phù phép bằng "công nghệ" giả tạo như gắn chân, bơm bột mỳ trộn hóa chất làm gạch, trộn bùn giả cua đồng; cua bể giá siêu rẻ thực ra là cua chết. Nghi án cua đồng nhiễm...