Đau đẻ nhưng không có ai bên cạnh giúp đỡ, bà mẹ đưa ra quyết định phi thường cứu sống con
Các bà mẹ chính là những người vĩ đại nhất trên trái đất này.
Từ một tình huống oái oăm và nhiều ám ảnh
Tôi là Ines Ramirez Perez, một phụ nữ 40 tuổi sống ở một ngôi làng xa xôi hẻo lánh trên núi cao ở miền Nam Mexico. Tôi đã từng mang thai 7 lần, nhưng chỉ 6 đứa trẻ sống sót. Đứa con út của tôi đã mất trong ca sinh khó, và do đó, lần mang thai thứ 8 này khiến tôi vô cùng lo lắng và sợ hãi.
Chị Ines Ramirez Perez đứng trước căn nhà của gia đình. (Nguồn ảnh: Internet)
Bình thường, chồng tôi luôn là người giúp tôi vượt cạn. Tuy nhiên, vào cái ngày định mệnh đó, ngày mồng 5/3/2000, anh ấy lại đang ở một quán bar, dù cách nhà không xa, nhưng lại không có điện thoại. Tôi cũng không có điện thoại. Trạm xá gần nhất cũng cách nhà chúng tôi tới 80 km, và quanh đó cũng không có ai để tôi tìm kiếm sự giúp đỡ.
Sau nhiều tiếng đau đớn vật vã nhưng em bé vẫn không chịu chui ra, tôi biết rằng việc sinh thường với mình chỉ là chuyện xa xỉ. Tim tôi như thắt lại, lúc đó tôi đã dại dột mà nghĩ rằng, nếu đứa trẻ này không sống nổi thì tôi cũng sẽ đi theo con. Còn nếu nó qua khỏi, tôi sẽ chứng kiến nó lớn lên. Chính vì thế, tôi quyết định phải thử làm một điều gì đó.
Đến một quyết định liều lĩnh khiến ai cũng phải nể phục
Tôi rót cho mình một cốc rượu, cố gắng uống vài ngụm để giảm bớt cơn đau, cũng như để lấy thêm dũng khí trước khi thực hiện một hành động mà chỉ nghĩ đến thôi cũng khiến bất kỳ ai phải thấy rùng mình. Tôi cũng sợ đến chết đi được, nhưng tôi là một người mẹ, tôi không còn cách nào khác để cứu sống con mình.
Chị Ines Ramirez Perez cùng cậu con trai thứ 8, Orlando cùng vết mổ đẻ và con dao chị đã dùng để mổ đẻ cho mình. (Nguồn ảnh: Internet)
Tôi lấy một con dao với lưỡi dao dài khoảng 15 cm. Chưa từng được học hành tử tế, chứ chưa nói gì đến việc được đào tạo về y tế, tôi chỉ có mỗi kinh nghiệm mổ thịt động vật, và giờ đây, tôi vừa làm bác sĩ phẫu thuật, lại cũng là bệnh nhân của chính mình. Ở một khía cạnh nào đó, chuyện này thật là bi kịch, nhưng nó cũng thật hài hước làm sao.
Thay vì rạch một đường nằm ngang ở bụng dưới giống như cách mổ đẻ truyền thống, tôi đã tạo ra 3 vết cắt riêng rẽ theo phương thẳng đứng trong khi ngồi xổm. Không có thuốc giảm đau, tôi đau đớn khủng khiếp, hoặc có thể nói là không có lần sinh nào khiến tôi đau đớn như lần này, song tôi quyết định không bỏ cuộc và nỗ lực hết sức vì đứa con trong bụng.
Và phép màu kỳ diệu nhất trong cuộc đời tôi
Video đang HOT
Sau khoảng 1 tiếng, cuối cùng ông trời cũng thương xót cho 2 mẹ con, tôi đã có thể lôi em bé ra khỏi bụng của mình. Đó là một bé trai. Nó thở được ngay lập tức, và tôi vẫn kịp lấy một cái kéo để cắt rốn cho nó trước khi ngất đi vì cơ thể tôi đã vượt quá khả năng chịu đựng của nó.
Sau khi tỉnh lại, tôi lấy một chiếc áo len quấn quanh bụng rồi bảo một trong những đứa con của tôi, Benito, 6 tuổi chạy vào thị trấn tìm người giúp đỡ. Benito quay lại với một nhân viên y tế tên Leon Cruz, người đã dùng kim và chỉ bình thường để khâu lại vết thương cho tôi. Cruz cùng với một nhân viên y tế khác đã đưa tôi và con trai Orlando của tôi đến một bệnh viện cách đó 8 giờ đi xe.
Hai mẹ con Ines Ramirez Perez và Orlando hạnh phúc chia sẻ câu chuyện với truyền thông.
Tại đó, các bác sĩ để hoàn thành việc khâu lại vết mổ của tôi, 16 tiếng sau khi Orlando ra đời.
Sau này, khi tôi đã hồi phục, các bác sĩ đã khen ngợi “kỹ năng mổ bụng” của tôi – một điều mà tôi không hề ngờ đến. Họ cho rằng với cách mổ theo chiều dọc như vậy là tôi đã tránh được việc làm tổn thương đến các cơ quan nội tạng bên trong, do đó tôi không bị chảy máu trong, cũng không bị nhiễm trùng máu và có thể đó chính là lý do tôi vừa cứu được con vừa giữ lại được mạng sống cho mình. Đúng là một phép màu kép.
Ca vượt cạn có một không hai của tôi nhanh chóng trở nên nổi tiếng, còn xuất hiện cả trên Tạp chí Sản Phụ khoa Quốc tế, giúp những phụ nữ sống ở những nơi xa xôi hẻo lánh, không được tiếp cận với các dịch vụ y tế như tôi nhận được sự chú ý mà lẽ ra họ xứng đáng có được.
Tôi cũng được biết đến là người phụ nữ đầu tiên và duy nhất trên thế giới từng tự mổ bụng mình cứu con và cả 2 mẹ con vẫn may mắn sống sót. Liều lĩnh như tôi chỉ là một biện pháp cuối cùng, và hy vọng rằng sẽ không có người phụ nữ nào phải trải qua những gì mà tôi từng trải qua…
(Theo lời kể của Ines Ramirez Perez)
Trải nghiệm sinh thường của mẹ Sài Gòn ở bệnh viện An Sinh hết 14 triệu đồng
Những mẹ nào đang có ý định sinh nở tại bệnh viện An Sinh (TP.HCM) hãy tham khảo ngay bài chia sẻ cực chi tiết dưới đây của chị Lan Anh để khỏi bỡ ngỡ khi đi đẻ nhé.
Chọn bệnh viện nào để lâm bồn là điều khiến các mẹ bầu suy nghĩ nhiều nhất và điều này cũng không ngoại lệ với chị Nguyễn Thị Lan Anh (29 tuổi, sống tại TP.HCM). Sau khi tham khảo nhiều bệnh viện khác nhau, chị quyết định chọn bệnh viện An Sinh là nơi sinh nở bởi vị trí gần nhà và giá cả hợp lý. Những chia sẻ tường tận của chị Lan Anh sẽ giúp các mẹ có cái nhìn chi tiết về dịch vụ sinh nở tại đây.
Bệnh viện An Sinh có địa chỉa tại số 10 Trần Huy Liệu, Phường 12, Phú Nhuận, Hồ Chí Minh.
Hành trình vượt cạn khó quên
"Trong thời gian mang thai mình đã làm đầy đủ các xét nghiệm ở phòng khám, nên khi đi sinh chỉ cần mang kết quả xét nghiệm đi. Đối với những sản phụ khác, nếu chưa có xét nghiệm trước sinh thì nhập viện bắt buộc phải làm và đợi kết quả mất 2 tiếng, đồng nghĩa với việc muốn tiêm thuốc hay mổ phải chờ kết quả mới tiến hành được.
Mình có dấu hiệu hiệu chuyển dạ vào tối ngày 11.11 và cùng mẹ chồng đi taxi tới bệnh viện là vào thẳng khoa cấp cứu. Mình tự điền thông tin, mẹ chồng đi đóng tạm ứng 15 triệu. Sau đó mình được dẫn vào phòng sinh để khám và bác sĩ thông báo mình mở 3 phân rồi. Khám xong ra quầy làm thủ tục chụp hình, sau đó vào lại phòng sinh - trong phòng này sẽ có buồng khám, phòng chờ sinh và phòng sinh.
Chị Lan Anh và con.
Mình qua phòng chờ nằm máy đo tim thai và vật vã với cơn đau chuyển dạ ở đó, do cũng chịu đau kém nên mình xin tiêm mũi giảm đau. Ban đầu chị hộ sinh nói mình sinh con dạ chắc chắn sẽ nhanh hơn con so nên ráng chịu đau chút, tiêm giảm đau khó đẻ. Vài chục phút trôi qua, trong cơn đau vật vã, mình thấy có anh bác sĩ trẻ liền níu lại xin cho tiêm giảm đau. Anh cũng khám và lại bảo ráng nhịn thêm chút đi em, rồi lơ luôn cái nhu cầu tiêm của mình.
Theo quan sát của mình là do mình vào viện lúc nửa đêm, bác sĩ lẫn đội ngũ hộ lý cũng ít, cộng thêm thời gian đó người đi sinh đông, bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải nên không có bác sĩ gây mê hồi sức sẵn sàng. Cũng may là lúc sau mình đau mạnh nên bác sĩ khám lại và thấy mở 5 phân rồi nên cho mình qua bàn sinh luôn. Ngoại trừ việc câu giờ không tiêm giảm đau cho mình thì các khâu chuẩn bị đẻ rồi dụng cụ thuốc men các thứ y tá, hộ lý hỗ trợ nhanh lắm".
Đồ ăn ở viện ngon, phòng VIP chưa thực sự xứng với số tiền
"Ở bệnh viện được phục vụ 3 bữa ăn khá ngon, nhưng mình thấy đồ ăn hơi ít. 3 bữa sáng mình được ăn bánh canh, cháo thịt bằm và nui. Ăn trưa và chiều cũng nhiều rau xanh, ít thịt cá, không có trái cây tráng miệng và chỉ có 1 cái bánh bé xíu nhưng đồ ăn ngon như nhà nấu nên cũng ok.
Đồ ăn bệnh viện An Sinh chuẩn bị cho sản phụ.
Theo chị Lan Anh cảm nhận, đồ ăn ở bệnh viện nấu ngon nhưng khẩu phần hơi ít.
Về vệ sinh vết khâu mỗi ngày có điều dưỡng tới vệ sinh tận giường cho. Kể từ lúc sinh xong mỗi ngày đều có bác sĩ tới thăm khám mẹ và bé, mỗi cữ thuốc được điều dưỡng mang tới tận tình, uống lần nào mang tới lần đó chứ không phát luôn hết 1 lần.
Ban đầu mình được sắp xếp ở tạm phòng 2G để chờ qua phòng chính thức. Phòng này có giá 1,2 triệu/ ngày, bảng giá này là ở khu mới, nhưng vào phòng cứ thấy nhỏ và không có cửa sổ nên hơi bí. Tuy vậy nhưng phòng vẫn rất sạch sẽ, có tủ để đồ, có bàn và 2 ghế để ăn uống hoặc tiếp khách. Mình thích nhất cái giường có điều khiển lên xuống, nệm nằm êm không đau lưng với giường cũng rộng. Mỗi giường có tới 3 tấm rèm ngăn cách lại tạo không gian riêng tư, dẫn tới cái máy lạnh bị chắn hết không phả tới giường mình được.
Qua buổi chiều ngày thứ 2 ở bệnh viện điều dưỡng tới báo giờ có phòng 1G dù hôm sau là xuất viện, nhưng mình quyết định chuyển qua phòng 1G luôn. Phòng 1G rộng rãi, thoáng mát, có ban công view nhìn xuống sân bệnh viện mát mắt. Tủ đựng quần áo to, nhà vệ sinh cũng rộng. Có 1 giường sản phụ, 1 bộ bàn ghế tiếp khách và 1 cái sofa nhưng chỉ để nằm chứ không dựng lên ngồi được. Nhà vệ sinh dù rộng và nhìn sạch nhưng vẫn thấy hơi mùi, kiểu đây là phòng cũ được sửa nên nhìn sơ vẫn sạch chứ thực chất nó hơi mùi ẩm, máy lạnh cũng là đồ cũ mở lên kêu ồ ồ. Mình thấy không hài lòng lắm với phòng này, 2 triệu không rẻ cũng không mắc nhưng mình thấy không xứng đáng với giá tiền và được coi là VIP như vậy.
Phòng 1G với giá 2 triệu/ngày.
Tới ngày xuất viện, tầm 11h trưa em bé được đưa đi làm xét nghiệm máu gót chân, mẹ đi siêu âm và khám lại vết thương. Điều mình hài lòng ở đây là các bác sĩ rất dễ thương, ai cũng nhỏ nhẹ và thăm khám không thấy đau. Thái độ hộ lý và điều dưỡng thì cũng niềm nở, không gắt gỏng, khó chịu. Các bác lao công lau dọn nhà, thay ga giường, mang đồ ăn... khi mình ở phòng 2G phục vụ cũng bình thường, vẫn cười vui vẻ nhưng kiểu không tận tình lắm.
Tổng chi phí sinh của mình hết hơn 14 triệu (không có bảo hiểm và chưa tính tiền thuốc). Phí chọn bác sĩ ngoài không mất thêm.
Về đánh giá bệnh viện mình thấy cũng ổn, bệnh viện sạch sẽ, y bác sĩ tận tình, ăn uống ngon, phòng ốc sạch đẹp (ngoại trừ phòng 1G không xứng). Đi sinh các mom không cần mang nhiều đồ đâu vì bệnh viện chuẩn bị đầy đủ hết không thiếu thứ gì: quần lót giấy, bỉm cho bé, bàn chải, kem đánh răng, dầu gội, khăn tắm... Mẹ chỉ cần chuẩn bị cho bé một ít khăn lau, khăn sữa, bao tay bao chân, bình sữa và sữa, cũng như mang 1 bộ đồ sau sinh mình mặc là được".
Theo Trí Thức Trẻ
Chỉ một hành động nhỏ khi đưa vợ đi đẻ, anh chồng này đã nhận về "cơn mưa lời khen", cánh chị em thi nhau tag chồng để học hỏi Đối với những mẹ đi đẻ, thì ngoài giây phút vượt cạn sinh tử thì những giờ sau khi sinh xong sẽ cực kì khó khăn vì đau đớn vết mổ, vết khâu tầng sinh môn... Người phụ nữ nào trước khi lâm bồn cũng đều sợ hãi, họ sợ những cơn đau, sợ cảm giác bị một mình và sợ cả những...