Đau đầu với những hành vi khủng khiếp của nàng dâu ‘đại gia’
Cậu tôi đến tận 35 tuổi mới lấy vợ. Mợ tôi nhỏ hơn cậu tôi 10 tuổi. Lúc lấy mợ thì cậu tôi làm ăn được, kiếm được rất nhiều tiền, đi nước ngoài như đi chợ. Còn mợ tôi thì mới ra trường đi làm được vài năm.
ảnh minh họa
Lúc đầu hai người ở riêng cho đến khi dì Út của tôi lấy chồng thì cậu mợ tôi dọn về ở chung với ông bà ngoại để tiện chăm sóc ông bà. Đến đây mọi người sẽ nghĩ là mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu này nọ, nhưng thật ra là ngày 3 bữa cơm do ông bà ngoại tôi thay phiên nấu. Dọn dẹp nhà cửa giặt giũ quần áo thì có người giúp việc làm cả. Cậu mợ tôi chỉ có sáng đi làm rồi tối về có cơm canh nóng hổi, nhà cửa sạch sẽ.
Rồi một lần ông tôi bị đau tim phải nhập viện cấp cứu. Bác sĩ chỉ định mổ tim nhưng cũng chỉ kéo dài mạng sống được chục năm nữa. Tuy rằng sau đó ông tôi cũng khỏe và về nhà, nhưng do sợ có thể mất bất cứ lúc nào nên ông lập di chúc, chia đều cho mỗi người con một căn nhà. Riêng cậu mợ tôi thì được căn nhà đang ở chung với ông bà.
Chuyện cũng sẽ chẳng có gì nếu cậu tôi không tự dưng thất nghiệp, mợ tôi thì lại bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Từ đó, mợ nghiễm nhiên trở thành người “được quyền nói” và “ai cũng phải nghe” trong nhà. Do ông bà tôi cũng dễ tính nên mặc dù không thích cảnh con trai bị con dâu đàn áp nhưng vẫn không hề nói gì đến con dâu cả.
Sống chung với lũ mãi cũng quen, cho đến ngày vợ chồng cậu mợ muốn ly dị. Cậu tôi chấp nhận ra đi với 2 bàn tay trắng, không cần chia tài sản hay bất cứ gì hết. Mợ tôi do mê tín, đi xem bói nghe thầy bói nói rằng “10 năm nữa chị cũng không được rời khỏi cái nhà này, nếu không chị sẽ làm ăn thất bại tán gia bại sản”. Nhưng mà căn nhà này lại là của ông ngoại tôi để di chúc chỉ chia cho con trai. Thành ra công cuộc tranh giành căn nhà bắt đầu kèm theo những chuyện mà chắc không ai tin một nàng dâu – kiêm giám đốc chi nhánh của một tập đoàn nổi tiếng, kiêm giám đốc 2 công ty khác lại có thể làm như vậy.
Đầu tiên, mợ qua nhà tôi (cách nhà ngoại mấy căn) hàng ngày để rủ rỉ với mẹ tôi là cậu bị gái dụ dỗ nên giờ tán gia bại sản hết rồi, làm ra bao nhiêu tiền cũng đem cho gái hết (trong khi cậu tôi thất nghiệp ở nhà chăm con) nên phải lấy mấy loại thuốc để uống. Mợ nhờ mẹ tôi khuyên cậu uống nhưng mẹ tôi không đồng ý.
Video đang HOT
Chuyện tiếp theo là cách nuôi dạy con của mợ. Mợ tôi dạy con là “Chỉ được nghe lời mẹ thôi chứ không có nghe lời thằng nào con nào hay ông bà cô dì chú bác họ hàng nhà này hết nghe chưa con” ngay trước mặt ông bà ngoại tôi. Chưa hết, thằng con lớn năm nay 13 tuổi, học trường quốc tế, học đã dở mà còn suốt ngày đánh bạn, chửi mắng thầy cô, đi WC không dội cầu.
Giáo viên gọi về cho mợ thì mợ bảo giáo viên bịa đặt, đì con của mợ. Cô giáo gọi cho cậu, cậu tôi đánh nó nhiều nên ông bà ngoại vào can, thế là mợ tôi ra đứng giữa đường la làng rằng ông với cậu tôi hùa nhau đánh chết thằng nhỏ. Xong từ đó ai đụng vô thằng nhỏ là mợ tôi gân cổ lên chửi dù là ông bà ngoại tôi nhắc nó ăn cơm đi cũng không được. Do thấy mẹ nó như vậy nên thằng nhỏ coi ông bà không ra gì. Ông bà nói 1 câu nó nạt lại chục câu xong kêu “ Sao ông bà nội nhiều chuyện quá vậy, có phải chuyện của 2 người đâu”.
Rồi đến chuyện người giúp việc, mợ tuyên bố giúp việc nhà này chỉ phục vụ cậu mợ với 2 đứa con thôi, còn lại 2 ông bà già ai muốn lo thì lo. Chưa kể mợ còn huấn luyện ô sin soi mói ông bà tôi từng ly từng tý. Ông ngoại ngủ không được, vào phòng thờ đọc kinh Phật cho dễ ngủ thì được ô sin mách lại cho mợ tôi là ông muốn trù cho mợ tán gia bại sản, ngóc đầu không lên và rồi mợ lại ầm ầm chửi rủa.
Quần áo của ông bà tôi thì bị đem vứt vào sọt rác trước cửa phòng vì ô sin bảo “chị chủ kêu tôi làm vậy” và “thùng rác cũng sạch mà, có dơ đâu mà nhiều chuyện vậy”. Rồi đến khi cậu tôi đuổi cổ bà ô sin đó thì bà nhất định bà không chịu đi vì “Nhà này cô làm chủ, không ai có quyền được đuổi tôi đi cả”. Đến khi bị vứt hết quần áo ra đường thì ô sin mới chịu đi.
Tiếp đến cách cư xử của mợ. Mợ gắn máy nghe lén khắp nhà, ai vừa đả động đến con của mợ hay mợ là mợ bay từ trên lầu xuống chống nạnh chửi “thằng nào con nào nói thêm nói bớt về tao” này nọ. Càng ngày chẳng ai dám qua nhà ngoại chơi cả vì sợ cô con dâu hung dữ. Đến cả bạn của ngoại qua nhà mà mợ còn đập ly xuống bàn dằn mặt. Ngày giỗ, là con dâu lớn không lo được gì thì thôi ông bà cũng chẳng trách. Đằng này ông ngoại đang thắp nhang cúng rồi lạy bàn thờ, mợ kéo ghế ngồi xếp bằng ngay trước bàn thờ. Được nhắc thì nói “không nói ai biết đang đám giỗ”.
Rồi gia đình của mợ bao gồm mẹ của mợ, anh chị, con cháu này nọ cứ mỗi lần mợ kiếm chuyện thì lại qua nhà ngoại tôi la làng lên là “gia đình này thấy người ta ăn nên làm ra nên bòn rút từng đồng từng cắc”. Rồi họ còn nhiều chuyện xuyên tạc đi rêu rao rồi cứ chỉ vào nhà ngoại mà chửi. Trong khi lúc mới cưới ai cũng nói mợ tôi là “chuột sa hũ nếp” vì nhà ngoại thuộc dạng khá giả nhất nhì, tiền bạc nhà cửa không thiếu gì cả thành ra ai cũng nói mợ tôi có phước cả.
Cậu tôi có 1 người bạn ở Bình Dương, lâu lâu nói chuyện xã giao hỏi han này nọ rồi thôi. Mợ tôi biết được làm rùm beng lên, chụp hình đoạn chat đi in ra phát từng nhà cậu dì tôi, xong còn fax qua cả bên Mỹ cho cậu Hai nữa. Rồi sau đó lại nhắn qua chửi cái cô bạn của cậu tôi bằng những từ ngữ mà có lẽ hàng chửi lộn mướn cũng chào thua. Mà phải chi 2 người đó gặp mặt hẹn hò cho cam. Họ chỉ là 3-4 lần chat hỏi han tình hình bạn bè cũ thôi mà cả xóm biết. Đến nỗi người đó nhắn lại là “Chị là người có học mà sao nói chuyện kì cục vậy” thì bị mợ chửi xối xả hơn nữa và hăm dọa sẽ bị đánh nữa.
Đỉnh điểm là khi cậu mợ chuẩn bị đi Hàn Quốc, mợ kêu con trai xuống lấy remote cửa cuốn của ông ngoại. Ông không cho vì nếu lấy rồi ông bà có việc đi đâu thì về làm sao mở cửa. Cậu tôi cũng không cho lấy mà bắt trả lại nên nó cầm cái remote vứt xuống đất ngay mặt ông bà. Dì tôi ngồi đó bảo “thứ gì đâu, cư xử vậy mà coi được”.
Ngay lập tức mợ tôi chộp ngay mấy đôi giày cao gót ném thẳng vào mặt dì tôi. Dì tôi cũng lấy balo gần đó đỡ thì thằng con lớn của mợ bay vào đánh dì tôi tới tấp “Ai cho bà dám lấy balo của tôi hả con mụ kia”. Bà ngoại tôi can thì thằng nhóc đó và mợ tôi quay sang đánh cả bà ngoại tôi. Cậu tôi với hàng xóm chạy vào can nhưng không được. Mẹ tôi biết chuyện chạy qua tát ngay cho mợ tôi 1 cái thì liền bị 2 con người đó xông vào định đánh nhưng ba tôi và cậu can kịp. Hàng xóm bu lại xem và bảo “Thứ con dâu mất dạy, tống đầu nó ra đường đi” rồi lại xì xào.
Ông tôi tức quá liền quyết định đi truất quyền thừa kế của cậu. Sau đó, mợ tôi gõ cửa phòng vào khóc lóc ỉ ôi năn nỉ hứa hẹn thề thốt đủ kiểu, ông tôi thương con thương cháu nên mủi lòng, không truất quyền thừa kế nữa. Tưởng đâu mợ sẽ biết hối cải, ai dè mới hôm qua, ông đang ngồi ăn bún bò dưới nhà, thằng con của mợ cầm trái banh bóng rổ từ trên lầu ném xuống tô bún của ngoại.
Ông bà cứ ở với mợ hoài chắc có ngày đau tim nhập viện sớm mất
Ông mới mắng nó mấy câu mà mợ tôi đã bay từ trên lầu xuống không cho la con của mợ. Ngoại tôi nói “sao con sai mà không xin lỗi ông nội, vậy là không có được đâu con” thì nó quay lại nạt ngoại tôi liền “xin lỗi rồi không nghe thì thôi”. Lúc đó cậu tôi vừa về, thấy mợ tôi trợn trừng mắt cầm cái ly đập xuống bàn nát bét dằn mặt ông bà tôi thì cậu tôi định đánh mợ nhưng ông bà tôi can ra. Thật sự lúc đó cậu tôi chưa đụng vào 1 sợi tóc của mợ nữa mà tối đó mợ tôi khóc lóc rên rỉ gọi điện thoại hết người này đến người kia bảo là bị cậu đánh dã man, rồi lại bắt ngoại phải kêu xe cấp cứu chở mợ vào bệnh viện.
Chẳng biết thế gian này có nàng dâu nào khủng khiếp như mợ tôi không nữa, mang tiếng là ông này bà nọ mà cư xử như vậy. Bây giờ đuổi thì không đi, mà ở chung thì ông bà tôi chịu không nổi. Mà mẹ tôi cũng như các dì các cậu cũng không muốn cho ông bà ở chung với mợ nữa. Nếu đi mua nhà khác ở thì ai biết được mợ tôi có giở thủ đoạn để chiếm căn nhà không vì mợ vẫn đang giữ giấy tờ nhà. Nhưng ông bà cứ ở với mợ hoài chắc có ngày đau tim nhập viện sớm mất.
Theo VNE
Đợi chờ trong hạnh phúc
Thế là chồng lại nhận được lệnh điều động đi công tác hai tuần. Em có cảm giác trông ngóng. Xé mỗi tờ lịch lại mừng vì ngày "bồ nhí" về ngày một gần hơn.
Em có cơ hội "đốt tiền" điện thoại ngồi buôn với "tình nhân" như hồi còn cưa cẩm, lại được dịp nhắn tin mùi mẫn: "Anh về nhanh em kể cho nghe chuyện này, hài lắm", nhưng chỉ vài phút sau đã không giữ miệng nổi, lại ngồi luyên thuyên đến khuya.
Em lại có thời gian nghĩ ra một món gì đó mới lạ để chào đón người sắp đi xa về, có thêm thời gian mà hồi tưởng và sống dậy những ngày tươi trẻ, xa nhau để thêm yêu quý trân trọng những ngày bên nhau. Chờ đợi để biết rằng, trong cuộc sống của mình, vẫn còn có điều cần hy vọng trở thành hiện thực.
Ở trong căn nhà rộng cảm giác thật trống trải, em vác laptop vào buồng riêng rồi đóng chặt hết tất các cửa, đành thức khuya vì biết có đi ngủ sớm cũng không thể nào tự ru mình vào giấc. Giường có hai cái gối mà hàng ngày toàn chỉ dùng có một, một cái em để kê chân, bởi chẳng gối nào êm ái mềm mại bằng cánh tay chồng.
Giờ vắng chồng em cứ thấy sợ, phải gọi nhóc con sang ngủ cùng, bạn ấy quen ngủ một mình nên cứ trằn trọc vẻ khó ngủ, trong khi mẹ đang thiu thiu vào giấc thì cậu ta đưa bàn tay vé xíu vỗ vào chân rồi vào bụng mẹ và lẩm bẩm: "Mẹ ngủ ngon nhé, em bé ngoan đừng quấy mẹ nhé, anh vỗ nhẹ thôi". Em tủm tỉm nghĩ thầm: "Anh về mà xem, mới có có một tuần mà lũ trẻ lớn hết cả rồi!".
Chồng đi vắng việc to nhỏ gì cũng đến tay nên em chợt thấy oải, liền than với "trưởng nam": "Mẹ đi làm cả ngày đang mệt đây này". Thế mà "ông già" ấy cũng thở dài kêu: "Con đi học, chơi cầu trượt mãi cũng mệt đây này". Có lúc thấy mẹ nằm nhắm mắt thiu thiu, bạn ấy bỗng người lớn hẳn, như muốn thay bố ngồi cạnh bên mẹ rồi bảo: "Mẹ ơi, con thương mẹ lắm!" khiến mẹ cảm động, cười rúc rích, định bụng để dành hôm nào sẽ kể "làm quà" cho bố.
Em "rảnh rỗi sinh nổng nổi" nên ngồi vắt óc suy nghĩ mang đến cho nhau những bất ngờ. Nhớ những ngày dí dỏm xưa lại viết vào nhật ký. Cầu mong sao những người yêu nhau đừng bao giờ phải xa nhau, chỉ tạm xa đôi ba ngày như một thứ gia vị đáng yêu, để ai cũng thấy rằng đợi chờ cũng chính là hạnh phúc.
Theo VNE
Tâm tư của mẹ Càng gần ngày sinh em con mẹ càng thương con nhiều hơn, với mẹ con lúc nào cũng là đứa trẻ bé bỏng chịu nhiều thiệt thòi. Con ra đời khi kinh tế gia đình còn thiếu thốn, bố vừa đi làm ở công ty mới, lúc nào cũng phải căng sức ra để cố gắng. Vật dụng gia đình mình khi ấy...