Đau đầu vì nhu cầu ân ái tréo ngoe, vợ chồng đuổi nhau như ‘mèo vờn chuột’
Cô ấy từng khiến tôi ngộp thở vì hạnh phúc, ân ái hòa hợp nhưng khi cưới về thì cô ấy lại khiến tôi tắc thở vì những đòi hỏi vô cớ…
Dù yêu nhau nhưng chuyện ân ái giữa vợ chồng tôi ngày càng có nhiều khúc mắc.
Tôi từng có một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Vợ chồng tôi yêu nhau 3 năm mới cưới. Tình cảm của cả hai lúc đó rất mặn nồng, sâu nặng. Duyên- người phụ nữ mà tôi cưới làm vợ khác hẳn với những người phụ nữ mà tôi từng yêu. Khi yêu, cô ấy từng khiến tôi vô cùng hạnh phúc. Duyên rất chu đáo, dịu dàng, lại yêu thương tôi thật lòng.
Trong khi những cô người yêu cũ thường xuyên tra khảo xem tôi đang ở đâu, làm gì, với ai thì Duyên lại rất tin tưởng tôi và không bao giờ “quản lý” khi tôi làm bất cứ việc gì. Chúng tôi vẫn yêu thương, tin tưởng nhau đến tận bây giờ.
Tôi là chồng, muốn ân ái với vợ thôi mà cứ như đi ăn xin. (Ảnh minh họa)
Chuyện ân ái như quay xổ số
Tuy nhiên, gần đây tôi thấy chuyện ân ái của vợ chồng tôi có nhiều khúc mắc. Trước kia khi còn yêu, cuối tuần nào cô ấy cũng đòi tôi đưa đi nhà nghỉ bằng được. Thế mà bây giờ khi chúng tôi đã là vợ là chồng thì động vào cô ấy không khác gì chơi vòng quay may mắn.
Chẳng hiểu sao tôi toàn quay vào ô: “Hôm nay em không có hứng với anh ” hoặc là ô: “Anh hôi quá! “, không thì cũng là ô: “Nay em đến tháng, để mấy hôm nữa nhá!”.
Tôi là chồng, muốn ân ái với vợ thôi mà cứ như đi ăn xin. Hôm nào muốn gần gũi vợ, tôi đều phải “ngoan”, phải nấu cơm, rửa bát, quét nhà đến khi đạt yêu cầu thì mới được “đề xuất ý kiến” với vợ.
Trái lại, vợ tôi lại bắt tôi phải chiều chuộng cô ấy bất cứ khi nào cô ấy nổi hứng. Có khi, tôi đi làm về, mệt phờ rô trê, thở không ra hơi mà vợ vẫn sấn lại. Thấy tôi hất cô ấy ra, thế là vợ dỗi tôi nguyên tuần.
Tôi không tài nào đụng được vào nàng nữa. Cũng vì nhu cầu ái ân tréo ngoe nên vợ chồng tôi ít khi được thăng hoa trong chuyện ấy. Nhiều lúc tôi cũng cố chiều vợ nhưng tàn cuộc, cô ấy vẫn không hài lòng.
Video đang HOT
Đòi hỏi ân ái không phải lúc
Trời mùa đông ở miền Bắc rất lạnh, căn bệnh xoang lại hành hạ tôi. Tối đó, tôi đi làm tăng ca nên về muộn. Đầu và mũi tôi đều đau nhức nên tôi chẳng thiết ăn uống gì, chỉ uống vội viên thuốc rồi vào giường ngủ.
Nào ngờ, vừa mở cửa, tôi choáng khi thấy vợ tôi đang mặc một chiếc váy ngủ màu đỏ ngắn cũn cỡn, tua rua tung xòe. Chiếc váy thiếu trên hở dưới đủ để khoe những đường nét gợi cảm của nàng. Nhìn vợ, tôi cũng biết nàng đang muốn gì rồi. Nhưng tôi mệt quá, chỉ muốn ngủ chứ chẳng thiết gì ân ái.
Tôi đành nói với vợ: ” Vợ ơi, hôm nay anh đau đầu với mệt quá, em cho anh “ngất lâm sàng” một lúc nhé!”
Vợ thấy vậy sờ vội vào trán tôi, thấy tôi không sốt nên cho rằng tôi đang giả vờ mệt. Thế là cô ấy nổi quạu, quát ầm lên: “Không biết đi “chiến đấu” ở đâu mà về với vợ lại “ngất lâm sàng” thế này, giời ơi là giời!”
Tuy nhiên, những hôm tôi không đáp ứng được nhu cầu ân ái của vợ là cô ấy nổi quạu. (Ảnh minh họa)
Thế rồi, cô ấy liên tục mắng mỏ, khóc lóc nói rằng xưa nay cô ấy luôn tin tưởng tôi, tôi đi đâu cô ấy cũng không hỏi. Giờ tôi đi bồ bịch nên về nhà lạnh nhạt với vợ. Tôi ôm lấy vợ, cũng cố gắng lấy “hết sức bình sinh” ra để ân ái chiều chuộng vợ nhưng cũng đành lực bất tòng tâm.
Bình thường, vợ chồng tôi rất yêu và hiểu nhau. Gia đình hai bên cũng hết sức vun vén để hai con được hạnh phúc. Tuy nhiên, cũng vì chuyện ấy không hòa hợp nên vợ hay nổi cáu, nghi ngờ tôi.
Dạo này, vợ bắt đầu kiểm tra đến điện thoại, máy tính, thậm chí cả số công tơ mét trên xe của tôi nữa. Tôi nghĩ rằng việc đó là không cần thiết vì xưa nay tôi chỉ một lòng một dạ với vợ thôi. Vậy tôi phải làm sao để chứng minh được tấm chân tình với vợ bây giờ?
5 vấn đề tiền bạc khiến vợ chồng 'đau đầu'
Cách giải quyết tốt nhất vấn đề tiền bạc trong hôn nhân đó là hai vợ chồng cần nói chuyện với nhau một cách chân thành về nguyện vọng, mục tiêu và những lo lắng của mình. Hai người giờ đã là vợ chồng, chủ của một gia đình nhỏ, cần biết cách kiểm soát cảm xúc, lắng nghe và tìm cách giải quyết vấn đề.
Trong một cuộc khảo sát ở Mỹ tiến hành trên 2.000 người tham gia về các vấn đề trong gia đình, kết quả cho thấy 30% người tham gia cho rằng tài chính là vấn đề dễ gây căng thẳng nhất trong gia đình, đứng sau đó là sự thân mật (11%), con cái (9%) và quan hệ nội ngoại (4%). Dưới đây là 5 vấn đề tiền bạc các cặp vợ chồng thường gặp nhất:
1. Tiền anh, tiền em, tiền chúng ta
Sự không chia sẻ về tài chính dễ dẫn đến việc các cặp vợ chồng gặp vấn đề về tiền chung, tiền riêng sau khi kết hôn. Mỗi người có một mức thu nhập riêng và các cặp vợ chồng gần đây đều hướng đến việc độc lập kinh tế. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng tìm được tiếng nói chung trong việc chia sẻ chuyện chi tiêu gia đình.
Ai là người trả tiền ăn, tiền điện, tiền nhà hay mỗi người góp bao nhiêu %, góp theo thu nhập hay chia đôi chi phí sinh hoạt cho công bằng... là những điều khiến không ít cặp vợ chồng loay hoay tìm hướng giải quyết. Chưa kể đến việc người này muốn mua quà cho bố mẹ đẻ của mình nhưng lại không đủ để mua quà cho cả bố mẹ của vợ/chồng mình... Nhìn chung, cần có sự thống nhất trước giữa hai người để không lâm vào cảnh khó xử vì tiền anh, tiền tôi, tiền chúng ta.
2. Nợ nần
Đây là điều không ai mong muốn song cũng là thực tế xảy ra ở một bộ phận không nhỏ các gia đình. Đó là khi hai người mắc vào một khoản nợ và nguyên nhân thì đến từ một phía. Đó có thể là người chồng do máu cờ bạc mà thua, một ngày trở về nhà báo với vợ đã nợ hơn 200 triệu hay người vợ nghe bạn bè rủ đầu tư tiền ảo mà mất trắng cả sổ tiết kiệm bấy lâu nay.
Các khoản nợ này rất dễ khiến các cặp vợ chồng rơi vào tranh cãi, thậm chí là dẫn đến đổ vỡ. Người này đổ lỗi cho người kia, chì chiết thay vì tìm cách giải quyết vấn đề trước mắt.
3. Chi tiêu riêng của mỗi người
Tiền chi tiêu riêng của mỗi người trong gia đình cũng là một vấn đề nan giải. Bên ngoài những khoản tiền góp cho chi phí sinh hoạt chung như tiền thuê nhà, tiền học của con, tiền cưới hỏi, đám giỗ... thì mỗi người đều có những khoản cần chi tiêu.
Với đàn ông, đó có thể là tiền để thỉnh thoảng tụ tập với các anh em, tiền đi đá bóng, mua vợt tennis, với các chị em, đó có thể là tiền mua mĩ phẩm, quần áo... Ai cũng có nhu cầu riêng song khi số tiền chi của một người vượt quá ngưỡng cho phép hoặc chi vào những khoản không được phép, đối phương sẽ cảm thấy khó chịu và tranh cãi nổ ra.
4. Chênh lệch thu nhập
Vấn đề này xảy ra khá phổ biến ở các gia đình. Có thể là người đàn ông có thu nhập cao hơn vợ hoặc là trụ cột tài chính trong gia đình còn vợ ở nhà nội trợ. Trong trường hợp này, người chồng thường muốn là người đưa ra mọi quyết định, người vợ thường cảm thấy mình bị phụ thuộc, không có tiếng nói.
Vấn đề thường nghiêm trọng hơn trong trường hợp người vợ có thu nhập cao hơn. Với quan điểm đàn ông phải là trụ cột của gia đình, nhiều ông chồng cảm thấy rất áp lực khi vợ có thu nhập cao hơn mình khi cả hai cùng đi làm hoặc vợ đi làm trong khi mình đang tạm thời thất nghiệp.
5. Tiền nuôi con
Một trong những nguyên nhân khiến nhiều cặp vợ chồng trẻ chưa sẵn sàng có con chính là tài chính để nuôi con. Thực tế các cặp vợ chồng thường phát sinh xung đột khá nhiều liên quan đến chuyện này.
Cuộc sống trước và sau hôn nhân đã có nhiều khác biệt, trước và sau khi có con lại càng nhiều khác biệt hơn. Nếu như trước đây, hai người có thể sống thoải mái, du lịch hàng năm, ăn hàng khi thích thì với cùng một mức thu nhập đó, sau khi có con, bạn sẽ phải căn cơ hơn rất nhiều.
Để chuẩn bị cho một đứa trẻ ra đời là các khoản tiền sinh, tiền bỉm, sữa, tiêm chủng. Khi đứa trẻ lớn hơn, cha mẹ cần chuẩn bị nhiều hơn như bắt đầu đi học, có thêm nhiều nhu cầu khác. Nếu không thống nhất trước khi kết hôn và lên kế hoạch chuẩn bị trước, bạn hoàn toàn có thể rơi vào hoàn cảnh vợ chồng lục đục, tranh cãi vì tiền nuôi con.
Để tránh xảy ra những xung đột không đáng có, các cặp vợ chồng nên tìm cách nói chuyện, chia sẻ cùng nhau để hiểu rõ hơn về kỳ vọng, mục tiêu và lo lắng của người còn lại.
Các chuyên gia cho rằng, cách giải quyết tốt nhất vấn đề tiền bạc trong hôn nhân đó là hai vợ chồng cần nói chuyện với nhau một cách chân thành về nguyện vọng, mục tiêu và những lo lắng của mình. Hai người giờ đã là vợ chồng, chủ của một gia đình nhỏ, cần biết cách kiểm soát cảm xúc, lắng nghe và tìm cách giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng.
Trước khi sinh con, cả hai cần có một cái nhìn xa hơn để lên kế hoạch một cách tổng thể cho 1 năm, 5 năm hay 10 năm tới. Hai bạn không nhất thiết phải sắm sửa quá nhiều đồ mới khi sinh con mà có thể xin của người thân, bạn bè hay mua cũ những đồ dùng như cũi, ghế ăn dặm...
Ghi chép chi tiêu là thói quen rất tốt, giúp bạn kiểm soát được tài chính của mình. Định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý, cả hai nên ngồi lại với nhau để xem xem có khoản mục nào mình cần điều chỉnh để chi tiêu hợp lý hơn.
3 điều phụ nữ phải làm ngay hôm nay để có phúc phận, hậu vận an yên Muốn có cuộc đời an yên, hậu vận viên mãn phụ nữ thông minh đừng chần chừ mà hãy làm ngay 3 điều vô cùng đơn giản này. Chỉ cần làm được 3 điều này phụ nữ thông minh hay khờ dại đều có cuộc đời ấm êm viên mãn, càng về hậu vận càng thêm phúc thêm phần, chẳng phải nuối tiếc...