Đau đầu vì chuyện ở nhà nội – nhà ngoại
Đến tháng cuối mẹ đẻ tôi có ý kiến khuyên ít đi lại thôi vì tôi yếu, mà đường về nhà nội lại rất xấu, bà sợ tôi sinh non. Được một vài tuần thì chồng tôi đòi về bằng được.
Ảnh minh họa
Nhà đẻ tôi toàn con gái, còn nhà chồng tôi cũng chỉ có một mụn con trai. Ngay từ khi tìm hiểu chúng tôi đã thoả thuận về việc sẽ cùng có nghĩa vụ với cả hai bên cha mẹ vì tôi là con gái trưởng mà em tôi còn rất bé. Sau khi cưới nhau thì tôi cấn bầu và nghén rất nặng. Nếu các ông chồng thử một lần bị nghén thì chắc sẽ không nói những câu như “mẹ chồng nấu cho mà ăn là tốt rồi còn đòi hỏi”.
Tôi vốn bị huyết áp thấp, đến lúc nghén lại càng tệ vì luôn trong tình trạng chóng mặt, váng vất. Tệ hơn nữa tôi còn bị doạ sẩy hai lần phải đi cấp cứu nên hầu như chỉ nằm bệt trên giường. Đồ mẹ chồng nấu cho thực sự tôi không thể ăn nổi dù đã cố gắng hết sức để không phụ công bà. Kết quả là ba tháng đầu mang thai tôi sụt mất 3kg. Thời điểm đó cũng là giữa mùa mưa.
Một tối tôi lên nhà ngoại chơi thì gặp mưa to nên tôi xin ngủ lại nhà ngoại vì sợ đang có bầu mà dính mưa thì sẽ ảnh hưởng đến em bé. Tối đó chỉ có mình tôi ở lại nhà ngoại còn chồng thì về nội. Có lẽ ở nhà mẹ đẻ quen nên cả ngày hôm sau tôi ăn được, ngủ cũng ngon giấc. Mẹ tôi xui hay là xin phép bố mẹ chồng về đây mà ở, quan trọng bây giờ là sức khỏe để còn sinh con. Tôi gọi điện bàn với chồng rồi xin phép mẹ chồng. Mẹ chồng lưỡng lự nhưng sau cũng đồng ý cho hai vợ chồng ở trên ngoại, một phần cũng vì ở ngoại chồng tôi đi làm gần hơn hẳn. Trong suốt thời gian mang bầu, tôi vẫn đảo đi đảo lại giữa nhà nội và nhà ngoại.
Đến tháng cuối mẹ đẻ tôi có ý kiến khuyên ít đi lại thôi vì tôi yếu, mà đường về nhà nội lại rất xấu, bà sợ tôi sinh non. Được một vài tuần thì chồng tôi đòi về bằng được. Đúng hôm về nội thì tôi bị vỡ ối sớm và sinh non mất gần một tháng. Con tôi sinh non nên rất bé, cần được nhân viên y tế chăm sóc. Ông bà ngoại muốn đón cháu về vì nhà ngoại ở gần viện, y tá không đồng ý đi xa. Đến khi bé được gần một tháng tôi mới về nội, ở được gần một tháng tôi lại lên ngoại và cứ liên tục thay đổi như vậy cho hai bên ông bà không quá nhớ cháu và không bị quá mệt mỏi khi phải chăm gái đẻ.
Video đang HOT
Vấn đề bắt đầu căng thẳng trong thời gian này. Bố chồng tôi lên thăm cháu lần nào cũng nói: “May là thằng cu chứ nhiều nhà không có con trai thì chết dở” (sau ông còn kể rất nhiều nhà vì không có con trai nên chồng ngoại tình). Ông nói như vậy đến lần thứ ba thì mẹ tôi giận quá (nhà tôi đẻ toàn con gái) nên gọi con rể ra mắng. Sau lần đấy hai bên gia đình không được vui vẻ cho lắm.
Chồng tôi vốn tính hoà đồng, cởi mở nên nhà ngoại tôi cũng quý. Tôi nghĩ nếu coi là con ruột thì mẹ tôi mới sai anh ấy mua hộ cái này cái kia. Ở chung với bố mẹ tôi nghĩ đấy là việc thường. Bố tôi lại hay nóng tính nên hay quát con cái, hay xưng hô “mày”, “tao” với con cái. Tôi thì quen với việc đấy rồi, nhiều bố mẹ vốn vậy. Bố cũng xưng hô mày tao với chồng tôi (chứ không giống nhiều ông bố vợ gọi con rể là “anh”, xưng “tôi”). Tính ông hay dạy bảo nên hay nói kiểu “chúng mày dốt lắm, chúng mày phải làm thế này…”. Tôi cũng giải thích với anh là tính ông thế chứ không phải ông ghét bỏ gì anh. Từ ngày anh về làm rể ông rất chiều, ông mua quần áo, giầy, đồng hồ, điện thoại xịn cho con rể. Chỉ khổ cái tính ông ăn nói không được dễ nghe, ví dụ như mua cho con rể cái áo, ông bảo: “mày mặc đi chứ bố cũng chẳng mặc vừa, mày không mặc thì chắc phải vất đi thôi”. Tôi có thể khẳng định bố mẹ tôi rất quý anh và coi anh như con chứ không có chuyện “không coi ra gì”.
Khi tôi phải đi làm thì tôi thuê giúp việc để trông cháu. Giúp việc ở bên nhà ngoại một tháng thì không vấn đề gì nhưng đến khi về nhà nội hai ngày thì cãi nhau với ông bà nội và đòi nghỉ việc. Tôi thuê người khác cũng chỉ được một thời gian ngắn là không ở được. Giúp việc đều nói bố mẹ chồng tôi khắt khe quá. Tôi cũng chỉ nghĩ là do không hợp thôi. Chán thuê giúp việc, tôi đem con đi gửi khi cháu còn khá bé. Cho đến khi con tôi đi học thì tôi xin phép bố mẹ chồng cho ở hẳn trên ngoại, cuối tuần mới về nội vì cháu còn bé, nên đi học gần cho tiện và đảm bảo sức khỏe. Ông bà cũng đồng ý.
Một vấn đề tôi nghĩ là nghiêm trọng đó là ở nhà đẻ tôi đàn ông hay đàn bà đều phải làm việc nhà. Bố tôi phụ mẹ tôi đi chợ, nấu cơm, rửa bát, dọn dẹp, giặt giũ là chuyện thường. Tôi có nói với anh phụ ông một tay chứ chẳng lẽ ngày nào cũng để ông giặt quần áo cho cả nhà. Con tôi còn nhỏ, ông bà vẫn đang công tác nên dĩ nhiên việc nhà sẽ nhiều. Trong nhà mọi người nếu rảnh vẫn thay nhau làm. Tuy nhiên ở nhà nội thì không nghĩ vậy. Ở nhà nội tôi bố chồng và chồng tôi không bao giờ phải làm gì. Mẹ chồng tôi rất ngạc nhiên khi chồng tôi phải giặt quần áo (thực ra chỉ là bỏ vào máy giặt và phơi ra). Bà còn bảo hẳn với tôi “ở nhà mình không thể có chuyện đấy được”. Có lẽ vì vấn đề này nên bà cũng dần không muốn chúng tôi ở ngoại. Ông bà ngoại thì muốn giữ con cháu… Một vài lần thương lượng không thành công, tôi lại cho con về nội và ở cố định, cũng được vài tháng rồi. Tuy nhiên con tôi rất hay ốm đau do đi học xa, lại hay phải hít khói thuốc lá của ông nội nên ho không dứt. Tôi bàn với anh ra ở riêng, đến khi ông bà yếu, con lớn thì về nhưng anh nhất định không chịu.
Giờ đây nhà tôi vẫn cố định ở nội. Tuy nhiên, mỗi ngày đi làm tôi phải đi đi về về mất gần 30km, con tôi cũng phải đi mất chục km. Thật sự rất mệt mỏi. Giá như chồng tôi không định kiến và đồng ý ở riêng thì có lẽ mọi việc đã được giải quyết!
Theo Dantri
Tuổi hai mươi của mẹ
Vậy là con gái đã chính thức rời vòng tay mẹ để đi học xa nhà, mẹ lo lắng y như ngày đầu đưa con đi nhà trẻ, con khóc mẹ khóc. Con đã lớn hơn xưa rất nhiều. Mẹ biết sớm muộn cũng có ngày con rời vòng tay mẹ bay xa.
Mẹ mong con sẽ sáng suốt để đón nhận những luồng kiến thức cả cũ lẫn mới. Hi vọng dần dà con sẽ hiểu, có những sai lầm không phải để dằn vặt suốt đời, mà là để biến nó trở thành kinh nghiệm sống. Và có bị ngã rồi tự mình đứng lên vững vàng hơn, thì con mới có thể trưởng thành được.
Nhớ ngày xưa mẹ mười chín tuổi, cũng sống xa bố mẹ, trong khi các bạn mượt mà, xinh xắn thì mẹ vẫn gầy đen. Mẹ vừa học vừa làm, do may mắn tìm được công việc bán hàng, để trang trải một phần chi phí học hành. Suốt ngày đi làm thêm, mẹ chẳng còn thời gian nào mà chăm sóc, làm đẹp. Học cách nhà chưa đầy trăm cây số nhưng một năm mẹ chỉ có thể về với ông bà ngoại con đúng hai lần. Thi thoảng bà đáp tàu xuống thăm và tiếp tế cho mẹ. Tuy ở xa nhưng mẹ thường viết thư và luôn nghĩ về bố mẹ, gia đình.
Từ đó đến nay mẹ không có nhiều điều để phải ân hận, tuy nhiên chỉ là tiếc nuối cho một thời tuổi trẻ đã qua, mà mình chưa làm được nhiều thứ có ý nghĩa. Tiếc vì mình đi chưa được nhiều nơi, vì cứ mải mê cặm cụi tìm kế sinh nhai, cuộc sống ấy khiến mẹ chưa thể làm bất cứ gì mình thích.
Song nó cũng mang đến cho mẹ những suy nghĩ tích cực và thú vị. Mẹ thương ông bà hơn, thấu hiểu cho những khó khăn họ đang trải qua. Ai cũng muốn mang đến cho con mình cuộc sống đầy đủ tuy nhiên, không phải ai cũng làm được. Đương nhiên mẹ không bao giờ muốn con cũng phải bon chen từ sớm, nhưng biết được giá trị, công sức lao động cũng là một trải nghiệm hết sức táo bạo và đáng giá con ạ.
Mỗi khi gặp khó khăn mẹ lại nhớ đến những ngày chạy ngược chạy xuôi và vô cùng biết ơn vì nhờ nó mẹ có thêm kinh nghiệm về giao tiếp, về tính toán mà các bạn cùng lớp hiếm người có được. Để rồi ra trường mẹ nhanh chóng tìm được công việc tốt, đúng chuyên môn.
Mới đầu trong khi đồng nghiệp cứ ỉ eo chê lương thấp, mẹ chỉ im lặng, vì cảm thấy đã đóng góp được gì nhiều đâu. Có việc làm để tích lũy thêm kinh nghiệm là tốt rồi, mọi người sống được thì không có lý gì mà mình lại không. Hai nữa trân trọng những gì mình đang có, thì sẽ kiếm được nhiều hơn. Còn nếu chỉ tập trung vào cái không có, sẽ chẳng bao giờ có đủ.
Nhìn con mẹ lại thầm ước được trở lại cái tuổi tươi đẹp ấy, để có thêm thời gian đi nhiều nơi, để tầm mắt được mở rộng, thế giới cũng ít nhiều nhỏ bé phía sau lưng mình, để dặn mình nói ít đi và làm những gì mình muốn vì tuổi trẻ không bao giờ trở lại. Để thử làm một công việc yêu thích bằng niềm đam mê...
Con hãy học tập cho tốt, chịu khó đọc sách, tạo dựng cho mình những kỹ năng cần thiết. Nên biết cho đi để có thể nhận về, năng đi giao lưu, kết nhiều bạn mới và đừng quên những người bạn cũ, bởi họ đều là những cuốn sách giá trị khiến cuộc sống của con thêm phong phú, sự hiểu biết, cách nhìn nhận, đánh giá con người từ đó cũng sâu sắc hơn.
Bên cạnh việc hưởng thụ thành quả, con đừng quên tích lũy không chỉ tri thức mà cả tiền bạc, để bất cứ khi nào có cơ hội sẽ đi khám phá những nơi mình chưa đến.
Nên làm việc chăm chỉ hơn nữa để thỏa mãn nhu cầu của mình, tạo tiền đề vững chắc cho mai sau, và hãy gắng tự tách dần sự bao bọc của bố mẹ.
Có thể những bài học, quan điểm của mẹ chưa hẳn là đúng hết, nhưng mẹ đã luôn cảm thấy cuộc sống khá ổn. Và nếu có chuyện không như ý mẹ sẽ không nản, mà chỉ tìm cách cân bằng lại, tìm cách sửa chữa và tự động viên rằng, mình đã cố hết sức.
Theo VNE
Ba đời vợ Chú về sông Hồng trông vườn thuê cũng được gần ba năm. Ba năm sống trên bãi giữa, biết bao nắng mưa bão táp đã vượt qua, ngẫm lại cuộc đời mình trải qua nhiều hỉ nộ ái ố để giờ đây trong giá rét còn lại một mình nằm co ro, nước mắt chú ứa thành từng giọt. Chú từng là chủ...