Đau đáu trước tâm thư của một bác sĩ khi bệnh nhân bỏ viện, không đóng viện phí: ‘Chúng tôi không chấp nhận lòng tốt bị chà đạp’
‘Sự lươn lẹo đấy chỉ có thể nói lên một điều là ‘ lòng tin của chúng tôi đã đặt sai chỗ’. Không phải vì chúng tôi dốt, mà vì chúng tôi thà tin chứ không để thiên hạ lấy cớ nói rằng chúng tôi vô cảm’, bác sĩ Nguyễn Sỹ Tùng viết.
Mới đây, trên trang diễn đàn mạng xuất hiện bài tâm sự của một nam bác sĩ về chuyện bệnh nhân trốn viện. Bài viết đã thu hút sự quan tâm đặc biệt từ mọi người với hàng chục nghìn lượt chia sẻ, tương tác cùng nhiều bình luận phản hồi.
Trong bài viết của mình, bác sĩ Nguyễn Sĩ Tùng cho hay, đây không phải lần đầu tiên đội ngũ nhân viên y tế than phiền về vấn đề này. Chuyện một bộ phận bệnh nhân mang ‘tư tưởng khôn vặt’, nhập viện điều trị rồi trốn về nhà để các bác sĩ phải bỏ tiền túi trả viện phí cho họ đã không còn là chuyện hiếm.
Dù xác định rằng ‘hên, xui’, nếu bệnh nhân đóng tiền đầy đủ thì không sao còn chẳng may họ không đóng vì một lý do nào đó, thì ai chỉ định dùng thuốc người ấy chịu trách nhiệm (thậm chí phải đền tiền thay bảo hiểm của bệnh nhân), thì các các y, bác sĩ vẫn vì trách nhiệm nghề nghiệp mà đứng ra lo liệu.
Bác sĩ Tùng kể lại, có một bệnh nhân bị tai nạn lao động, vết thương phức tạp. Bệnh nhân này vào cấp cứu trong tình trạng không có tiền, không mang thẻ bảo hiểm, không có người thân. Lúc đó, nhân viên y tế đã đứng ra làm các thủ tục cho họ, kể cả dùng thuốc và sơ cứu.
Bài đăng tấm sự nhận hàng chục nghìn lượt like của nam bác sĩ
Tuy nhiên, bệnh nhân bị tai nạn lao động này sau khi được sơ cứu, tiêm thuốc giảm đau và uốn ván… đã trốn về cùng con trai sau khi người con trai đến viện.
Video đang HOT
‘Nó chẳng đáng bao nhiêu cả, một vài trăm ngàn thôi, mấy anh chị em phiên trực bỏ ra mỗi người một chút là xong. Số tiền vượt khả năng chúng tôi có thể báo cáo lãnh đạo duyệt. Ở đây chúng tôi vẫn thường làm thế với những người vô gia cư, người nghèo không có tiền.
Lãnh đạo của chúng tôi cũng không bắt họ đóng tiền khi họ khó khăn thật sự. Nhưng chúng tôi không chấp nhận lòng tốt của mình bị chà đạp! Sự lươn lẹo đấy chỉ có thể nói lên một điều là ‘lòng tin của chúng tôi đã đặt sai chỗ’. Không phải vì chúng tôi dốt, mà vì chúng tôi thà tin chứ không để thiên hạ lấy cớ nói rằng chúng tôi vô cảm’, bác sĩ Nguyễn Sỹ Tùng viết.
Ảnh minh họa
Đa số cư dân mạng đều bày tỏ sự đồng cảm trước nỗi niềm của đội ngũ nhân viên y tế khi gặp phải bệnh nhân có ý thức kém. Dưới phần bình luận, nhiều người dùng Facebook đã lên tiếng động viên, chia sẻ với các các y, bác sĩ, đồng thời chỉ trích một bộ phận bệnh nhân mang tư tưởng trốn viện.
‘Ngày xưa đi làm ở viện được phân làm bên phòng cấp cứu. Những ngày lễ tỉ lệ bệnh nhân tăng nhiều hơn, áp lực đến nỗi nghe thấy tiếng xe cứu thương thôi đã thấy sợ rồi. Bệnh nhân vào… tất cả đội ngũ y, bác sĩ làm tất cả để có thể cứu người bệnh.
Lúc đó thật sự không màng đến chuyện tiền bạc hay vấn đề gì khác. Đến khi mọi thứ ổn định cũng là lúc tất cả mệt nhoài. Nên tôi hiểu cảm giác này… Họ không phải tiếc vì số tiền không được hoàn trả, mà họ tiếc công lao, sự tận tâm, hết lòng cứu giúp vậy mà cái họ nhận được thì…’, một cựu nhân viên y tế chia sẻ.
‘Không có tiền thì mở lời các bác sĩ giúp đỡ. Nhiều trường hợp không hẳn là nghèo về tiền bạc mà họ nghèo về nhân cách, nghèo nàn cả những lời ‘cảm ơn”, nickname H.M nói.
‘Về vấn đề bỏ trốn viện thì không thể bao biện rằng do quá nghèo được. Cái gì cũng đổ lỗi tại nghèo thì xã hội này loạn hết rồi. Nghèo thật thì cứ đàng hoàng trình bày hoàn cảnh, nếu đúng thật là nghèo đến mức không có tiền để cấp cứu thì mình tin các bác sĩ sẽ biết cách giúp họ.
Nghèo tiền nghèo bạc chứ nhân cách thì chỉ 1 là có, 2 là không thôi! Còn phần bác sĩ, làm việc tốt sẽ gặp chuyện tốt, cho đi là sẽ được nhận lại. Không nên mất niềm tin vì những kẻ như vậy!’, bạn A.N viết.
Khánh Linh
Đủ cả, chỉ thiếu tự do
Nhiều khi em lên xe ngồi sau lưng chồng, đi một hồi thấy lòng vòng nhạt nhẽo, chỉ muốn về nhà cho xong.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em lấy chồng 12 năm rồi, có con trai con gái đủ cả, và thú thật, cũng có đủ thời gian để nhận thấy cuộc sống hôn nhân không như mình nghĩ. Em được lấy người mình yêu, hôn nhân của em không có ép uổng hay ngăn trở gì, hai vợ chồng đều có công việc, lương không dư giả nhưng cũng không túng thiếu, nhà chung cư nhỏ xíu nhưng là nhà riêng của mình...
Mọi chuyện có vẻ như ổn thỏa, trừ một điều: em cảm thấy mình mất tự do. Nhiều khi muốn xuống phố đi chơi đâu đó, hào hứng vô cùng, nhưng đến khi lên xe ngồi sau lưng chồng, đi một hồi thấy lòng vòng nhạt nhẽo, chỉ muốn về nhà cho xong.
Ngày xưa, em mê quán cà phê lắm, bây giờ cũng vẫn mê, nhưng vợ chồng tới quán nói chuyện hai, ba câu rồi ai coi điện thoại người đó, chồng mở điện thoại rủ bạn đi nhậu, con chạy chơi một mình. Em băn khoăn không biết trong đời sống hôn nhân còn niềm vui nào khác ngoài đi chơi phố, cà phê, du lịch... mấy thứ này em đều thử, đều thấy mệt nhiều hơn vui, vì mình phải kéo theo cả gia đình, chồng con, nên sự thú vị giảm đi nhiều.
Đâu phải niềm vui nào của phụ nữ cũng gắn với gia đình, với chồng con, phải không chị? Cứ đặt phép tính, em mới lập gia đình 12 năm, còn bao nhiêu năm trước mặt phải tự giới hạn bản thân trong những khoảng không gian rất nhỏ hẹp, vụn vặt của gia đình, sao thấy nản quá...
Thanh Ngọc (TP. HCM)
Em Thanh Ngọc thân mến,
Đúng là hôn nhân giới hạn bớt tự do của mỗi người, nhất là phụ nữ. Chỉ nói đến chuyện mình phải đảm đương quán xuyến bao việc nhà, cho chồng, cho con, cho mình, là đã thấy mất đi bao nhiêu thời gian ngày xưa vốn chỉ của riêng mình, cho mình, muốn làm gì thì làm... Khi sống thật gần nhau, mỗi ngày người ta quay trở góc nào cũng đụng chạm.
Nói vậy, sự hạn chế của hôn nhân gần như là bản chất, là một điều tất yếu. Chỉ có tình yêu thực sự mới cho người ta đủ sức mạnh để chấp nhận sự hạn chế này, như một sự hy sinh. Tuy nhiên, không phải hy sinh nào cũng tự nguyện, lúc nào đó khi tình cảm vơi dần, mình sẽ thấy sự hy sinh này là một gánh nặng.
Nếu vùng vẫy đòi tự do, phụ nữ hay bị đánh dấu hỏi: tự do để làm gì? Dấu hỏi này mang hàm ý đạo đức. Vì vậy, điều quan trọng là phụ nữ nên làm rõ với bạn đời của mình về câu trả lời, để cả hai có thể duy trì lòng tin vào nhau. Xuống phố là một niềm vui, không phải xuống phố để gặp ai đó. Cà phê là một say mê, không phải cà phê để "thả thính" hay để nói xấu hay nhớ nhung ai đó... Hôm nào em cứ thử xuống phố một mình rồi kể lại cảm giác của mình cho chồng nghe.
Hãy để chồng cà phê một mình, riêng với bạn bè và nghe chồng kể lại cảm giác đó. Cuộc hôn nhân của em là sự chia sẻ cả tự do và ràng buộc, không phải chỉ người này có quyền áp đặt ràng buộc, hay người kia có quyền ban bố tự do.
Thực tế là trong hôn nhân, tự do rất phức tạp, trăm ngàn dạng vẻ tùy thuộc vào từng cặp đôi khác nhau. Em hãy nhớ tự do ở trong chính bản thân em, chính em san sẻ và được san sẻ với những người thân yêu của mình.
Không phải lúc nào cũng cần sát rạt bên nhau, không phải lúc nào vợ chồng cũng cần kiểm soát nhau, nhưng muốn vậy mà vẫn duy trì được hạnh phúc, em và chồng em cần có một niềm tin trọn vẹn nơi vợ/chồng mình.
Vậy hãy bắt đầu xây dựng lòng tin ấy, rồi em sẽ có tự do mà không làm tổn thương đến cuộc sống hôn nhân của mình. Cứ theo phép tính của em, nay mới là năm thứ 12 thôi, còn cả một quãng thời gian rất dài phía trước, cũng xứng đáng để mình bỏ công vun xới ngay từ lúc này, phải không em? Chúc em thành công.
Hạnh Dung
Trong tình cảm, tôi cần lòng tin và sự chân thành Tôi sống tự lập, có công việc, nguồn thu nhập ổn định để chăm lo cho bản thân và các con. "Đừng trách ai đó đã làm bạn thất vọng, hãy trách bản thân đã hy vọng quá nhiều". Tôi muốn tìm một người bạn chân thành để trao đổi, chia sẻ. Đoạn đường tương lai không thể nói trước do hoàn cảnh...