Đau đầu, sốt kéo dài 3 tháng, ai ngờ là viêm màng não
Bà N.T.M.C (74 tuổi, ở tỉnh Tiền Giang) bị sốt kéo dài 3 tháng, đau đầu, đã uống nhiều thuốc nhưng không khỏi, được người nhà đưa đến bệnh viện để điều trị.
Ngày 29.7, BS.CKI Nguyễn Thị Ngàn, Phó trưởng Khoa Nội tổng quát, Bệnh viện đa khoa Xuyên Á Vĩnh Long, cho biết sau khi tiếp nhận bệnh nhân, các bác sĩ nhận định đây là tình trạng sốt kéo dài, cần nhanh chóng tìm nguyên nhân, nhất là vấn đề đau đầu.
Các bác sĩ đã quyết định chọc dò dịch não tủy xét nghiệm. Kết quả cho thấy có hiện tượng viêm màng não và dịch não tủy dương tính với nấm Cryptococcus neoformans.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân trong quá trình điều trị. Ảnh BVCC
Người nhà bệnh nhân cho biết bệnh nhân đã điều trị rất nhiều nơi với chẩn đoán khác nhau, sử dụng kháng sinh nhưng không hiệu quả, cơn sốt vẫn tái đi tái lại (38,5 – 39 độ C) kèm đau đầu âm ỉ.
Tại bệnh viện, sau hai ngày điều trị thuốc kháng nấm, bệnh nhân giảm cơn sốt đáng kể, hết đau đầu, ăn uống được, tỉnh táo hoàn toàn.
Theo bác sĩ Ngàn, viêm màng não do nấm Cryptococcus neoformans là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương không thường gặp, dễ bỏ sót nhưng có tỷ lệ tử vong cao. Đối tượng mắc bệnh thường có hệ miễn dịch suy giảm như người già, có bệnh lý mạn tính.
Video đang HOT
“Đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vong cao nếu điều trị không đúng phác đồ. Bệnh có thể để lại các di chứng như điếc, suy giảm nhận thức và trí tuệ. Người bệnh không nên chủ quan, cần thăm khám tại các cơ sở y tế chuyên môn để phát hiện bệnh sớm và điều trị”, bác sĩ chia sẻ.
Ca bệnh cúm A gia tăng, 'loạn giá' thuốc Tamiflu
Thời gian gần đây, ca bệnh cúm A tăng nhanh khiến thị trường thuốc Tamiflu điều trị cúm cũng "nhảy múa".
Nhiều nơi giá thuốc tăng cao với giá từ 65.000 - 80.000 đồng/viên. Tuy nhiên, có phải ai mắc cúm cũng cần phải uống Tamiflu?
Thuốc Tamiflu trị cúm A được bán với giá 650.000 đồng/hộp/10 viên tại một nhà thuốc ở Hà Nội - Ảnh: DƯƠNG LIỄU
Theo báo cáo của Sở Y tế thành phố Hà Nội, đến tháng 7-2022 đã ghi nhận hơn 2.000 ca mắc cúm. Tuy nhiên, Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) đánh giá chủ yếu người dân mắc cúm thông thường, không có độc lực mạnh.
Loạn giá thuốc điều trị cúm A
Tháng 7-2022, chị Nga (Hà Nội) có triệu chứng ho, sổ mũi, đau đầu, đau người. Chị Nga nhận định mình mắc cúm và mua thuốc Tamiflu (thuốc chuyên điều trị cúm A) với giá 800.000 đồng/hộp/10 viên. Chị Nga cho biết: "Trước đó, năm ngoái chị có mua thuốc với giá hơn 500.000 đồng/hộp".
Tại một cửa hàng thuốc (quận Hà Đông, Hà Nội), người bán hàng cho biết mọi năm dịch cúm A thường xảy ra vào mùa đông xuân, lúc này các cửa hàng mới nhập hàng về nhiều. Năm nay, cúm A diễn biến bất thường khi số ca mắc tăng vào mùa hè nên nhiều cửa hàng không có thuốc để bán.
"Cửa hàng thuốc mới nhập Tamiflu hôm qua. Bình thường mỗi hộp có giá hơn 400.000 đồng, nhưng nay nhập vào giá cao hơn nên bán ra cũng cao hơn. Nhiều người không có để mua, giá có khi lên đến 1 triệu đồng/hộp", người này cho hay.
Tương tự, tại một hiệu thuốc khác cũng cho biết vừa hôm qua giá thuốc là 580.000 đồng/hộp nhưng hôm nay đã lên 650.000 đồng/hộp.
"Thời gian này, nhiều người mắc cúm A nên các gia đình thường tích trữ. Thuốc uống trong 2 ngày đầu sẽ có tác dụng, hiệu quả nhất nên nhiều người mua sẵn để ở nhà. Chị không mua luôn sợ mai không có hàng đâu. Hôm qua một giá, hôm nay một giá khác rồi", người này nói.
Với thuốc Tamiflu, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) công khai giá trên website: Tamiflu viên nang cứng (75mg), hộp 1 vỉ gồm 10 viên được quy định giá 44.877 đồng/viên, tương đương gần 450.000 đồng/hộp.
Không được tùy tiện sử dụng thuốc Tamiflu
TS.BS Nguyễn Thành Nam - giám đốc Trung tâm Nhi khoa, Bệnh viện Bạch Mai - cho biết việc sử dụng thuốc kháng virus hoặc kháng sinh phải do các bác sĩ quyết định sau khi thăm khám và đánh giá mức độ bệnh.
"Người bệnh bị viêm phổi siêu vi cấp tính do cúm mới cân nhắc dùng Tamiflu hoặc người có bệnh nền tiểu đường mắc cúm A, có khả năng diễn biến nặng hơn mới dùng Tamiflu.
Tamiflu không sử dụng đại trà do bệnh nhân mắc cúm đa số tự khỏi. Người bệnh không tự ý sử dụng thuốc, không dự trữ thuốc Tamiflu, mà phải tuân theo hướng dẫn của thầy thuốc", bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Theo bác sĩ Nam, đối với trẻ nghi ngờ nhiễm cúm chủ yếu điều trị triệu chứng như hạ sốt, bổ sung nước điện giải, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mũi họng, hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các trẻ khác hoặc những người có cơ địa suy giảm miễn dịch, nằm trong môi trường thoáng khí, nhiệt độ mát.
Đặc biệt quan trọng là tiêm vắc xin cúm hằng năm để tăng cường khả năng phòng ngừa nhiễm bệnh hoặc giảm mức độ nặng khi có nhiễm bệnh.
Ngoài ra, gia đình cần theo dõi trẻ, khi xuất hiện các dấu hiệu nặng hơn cần đi khám và điều trị tại bệnh viện ngay (khó thở - thở nhanh, lồng ngực rút lõm, tím môi, li bì hoặc kích thích vật vã, ăn kém hoặc bỏ ăn, nôn nhiều...).
Theo Cục Y tế dự phòng, cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính với biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Tác nhân gây bệnh chủ yếu do các chủng virus cúm A/H3N2, cúm A/H1N1, cúm B và cúm C.
Thông thường, bệnh diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày nhưng đối với trẻ em, người lớn tuổi, đặc biệt là người có bệnh mãn tính về tim phổi, thận, bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc suy giảm miễn dịch... bệnh có thể diễn biến nặng hơn.
Theo đó, người dân nên phòng ngừa bằng cách đeo khẩu trang, rửa tay sát khuẩn và tiêm phòng vắc xin hằng năm. Đối với những người có bệnh lý nền cần theo dõi, đến thăm khám ở cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
WHO tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu: Những điều cần biết về bệnh đậu mùa khỉ Bệnh đậu mùa khỉ là một bệnh hiếm gặp do nhiễm virus đậu mùa khỉ, hiện đang lây lan nhanh sang 75 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bệnh có các triệu chứng như sốt, đau đầu, đau cơ, phát ban... Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 23.7 tuyên bố dịch bệnh đậu mùa khỉ là tình trạng khẩn cấp toàn...