Đau đầu gối ở tuổi thanh thiếu niên
Cháu em 15 tuổi, thời gian gần đây cháu hay bị đau đầu gối, thường đau nhức hơn khi cử động. Vậy xin hỏi bác sĩ, nguyên nhân do đâu, cháu mắc bệnh gì?
Hahphu@yahoo.com
Ảnh minh họa
Theo thông tin của bạn, chúng tôi chưa kết luận bạn mắc bệnh gì, nhưng ở lứa tuổi từ 10-14, với những biểu hiện căng cơ, đau và sưng ngay bên dưới gối và thường đau nhức hơn khi cử động thì rất có thể bị bệnh Osgood-Schlatter (đau đầu gối ở tuổi thiếu niên).
Video đang HOT
Đây là tình trạng sưng đau ở vùng lồi củ trên xương chày, ngay dưới xương bánh chè do vận động khớp quá mức. Bệnh gây viêm xương chày ngay phía dưới đầu gối, chỗ dây chằng rộng gắn vào.
Giải thích về vấn đề này, thì ở độ tuổi thiếu niên, cơ thể đang phát triển, xương của trẻ mới được hình thành từ sụn tiếp hợp nằm ở đầu xương. Khi cùng chịu một lực tác dụng, xương không tổn thương, còn sụn không chắc khỏe như xương nên bị sưng và đau nhức. Tình trạng đau đầu gối kiểu này là hậu quả của các chấn thương liên tục do vận động, tác động lên đầu trên của xương chày tại vị trí gắn kết của gân xương bánh chè.
Những hoạt động của trẻ như chạy nhảy, gập gối nhiều khi tập luyện các môn điền kinh, bóng đá, bóng chuyền, thể dục dụng cụ… làm cho cơ tứ đầu đùi co kéo nhiều, tác động lên gân xương bánh chè. Khi gân xương bánh chè bị kéo rút, thậm chí bị bóc tách khỏi vùng nó bám dính ở lồi củ xương chày dẫn đến sưng đau.
Đối với trường hợp của bạn, để biết chính xác mắc bệnh gì, cần đi khám ở chuyên khoa xương khớp.
Dùng nhiều đồ uống có đường làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết
Tỷ lệ ung thư ruột kết trên những người trẻ tuổi ở Mỹ đang gia tăng và một trong những nguyên nhân là do dùng quá nhiều đồ uống có đường, đặc biệt là phụ nữ.
Những phụ nữ uống hai hoặc nhiều đồ uống có đường như soda, đồ uống trái cây hoặc đồ uống thể thao và nước tăng lực mỗi ngày có nguy cơ phát triển ung thư ruột kết trước 50 tuổi tăng gấp đôi so với những phụ nữ tiêu thụ một hoặc ít đồ uống có đường mỗi tuần.
Tác giả nghiên cứu Yin Cao, Đại học Washington cho biết: Ngoài những hậu quả bất lợi về chuyển hóa và sức khỏe của đồ uống có đường, phát hiện này đã bổ sung thêm một lý do khác để tránh hoặc hạn chế dùng các loại đồ uống này.
Nghiên cứu bao gồm hơn 95.000 phụ nữ từ Nghiên cứu Sức khỏe Y tá II ở độ tuổi từ 25 đến 42 khi nghiên cứu bắt đầu vào năm 1989 và cung cấp thông tin về chế độ ăn uống của họ 4 năm một lần trong gần 25 năm.
Trong số này, 41.272 báo cáo về những đồ ăn uống, số lượng trong những năm tuổi thiếu niên. Trong suốt thời gian theo dõi, 109 phụ nữ phát triển ung thư ruột kết trước khi bước sang tuổi 50.
Các nhà khoa học phát hiện, uống nhiều đồ uống có đường ở tuổi trưởng thành có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh cao hơn, ngay cả sau khi đã kiểm soát các yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư ruột kết như tiền sử gia đình. Nguy cơ này còn lớn hơn khi phụ nữ tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có đường khác trong những năm tuổi "teen" của họ.
Nghiên cứu cho thấy mỗi khẩu phần hàng ngày ở tuổi trưởng thành có liên quan đến nguy cơ ung thư ruột kết cao hơn 16%, nhưng ở nữ giai đoạn 13 đến 18 tuổi, mỗi loại đồ uống có liên quan đến việc tăng 32% nguy cơ phát triển ung thư ruột kết trước 50 tuổi; nhưng thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống có đường nhân tạo, cà phê hoặc sữa có liên quan đến việc giảm 17% đến 36% nguy cơ phát triển ung thư ruột kết trước 50 tuổi.
Theo TS Yin Cao, giảm lượng đồ uống có đường và / hoặc thay thế đồ uống có đường bằng đồ uống lành mạnh hơn sẽ là lựa chọn tốt hơn và khôn ngoan hơn cho sức khỏe lâu dài.
Các tác giả cho biết, những người tiêu thụ đồ uống có đường dễ bị ghừa cân hoặc béo phì và mắc bệnh tiểu đường loại 2, tất cả đều có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết giai đoạn đầu. Xi-rô ngô có hàm lượng fructose cao trong những thức uống này cũng có thể thúc đẩy sự phát triển của bệnh ung thư ruột kết. Tuy nhiên vẫn cần nhiều nghiên cứu để làm rõ hơn vấn đề này, nhưng nên giảm lượng đồ uống có đường càng nhiều càng tốt.
Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi ung thư ruột kết là khám sàng lọc thường xuyên. Do sự gia tăng ung thư ruột kết ở những người trẻ tuổi, Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ hiện khuyến nghị tầm soát thường xuyên ở tuổi 45 cho những người có nguy cơ mắc bệnh trung bình.
Nhổ răng khôn: Có phải cứ khi nào đau mới cần phải mổ và những điều cần biết Nhổ răng khôn luôn là vấn đề rất nhiều người đau đầu và lo lắng về nó. Nó có nghĩa là gì? Làm thế nào để biết bạn thực sự cần nhổ răng khôn? Đọc để tìm hiểu mọi thứ bạn cần biết về loại bỏ răng khôn. Nha sĩ của bạn vừa nói với bạn rằng bạn cần nhổ răng khôn. Bạn...