Đau đầu, cổ khi “yêu”: 3 cảnh báo giật mình
Theo một phân tích mới, chứng đau đầu nguyên phát liên quan đến hoạt động tình dục ( PHASA) có thể là lời cảnh báo cho những biến cố chết người.
Viết trên chuyên san khoa học The Conversation, GS Colin Davidson, nhà thần kinh học từ Đại học Central Lancashire (Anh), cho biết đau đầu nguyên phát liên quan đến hoạt động tình dục (PHASA) gồm ít nhất hai cơn đau ở đầu hoặc cổ do hoạt động tình dục gây ra.
Cơn đau đầu có thể tăng dần khi quan hệ tình dục hoặc xuất hiện đột ngột, dữ dội ngay trước hoặc trong khi đạt cực khoái – vốn xuất hiện ở nam giới phổ biến gấp 2-4 lần so với nữ giới.
PHASA có thể dữ dội trong khoảng từ 1 phút đến 24 giờ hoặc nhẹ trong tối đa 3 ngày. Nhưng, thứ tiềm ẩn đằng sau cảm giác khó chịu này còn đáng lo hơn.
Cơn đau đầu xảy ra trong hoặc sau cuộc “yêu” có thể là một lời cảnh báo – Ảnh đồ họa AI
Theo phân tích của GS Davidson và các cộng sự, PHASA còn có thể là lời cảnh báo của một căn bệnh tiềm ẩn hay một biến cố sức khỏe đang chực chờ.
Thứ nhất, cơn đau trái khoáy này có thể là biểu hiện của bệnh cao huyết áp, mặc dù mối quan hệ giữa hai vấn đề vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Thứ hai, đau đầu khi quan hệ tình dục cũng có thể do sự bất thường của các tĩnh mạch quanh đầu và cổ. Các nghiên cứu cho thấy hẹp tĩnh mạch và đau đầu do ho hoặc gắng sức có liên quan đến PHASA.
Tháng 4-2024, một báo cáo y tế từ Mỹ ghi nhận một phụ nữ 61 tuổi ở Mỹ bị xuất huyết não sau khi quan hệ tình dục. Ban đầu, bà không biết nên uống aspirin để giảm đau đầu, điều vốn gây tai hại thêm cho dạng đột quỵ này.
Một thống kê từ Mỹ cho thấy cứ 12 bệnh nhân vào phòng cấp cứu vì xuất huyết não thì có 1 người đang quan hệ tình dục khi cơn đau bắt đầu. Bởi lẽ “yêu” là một hoạt động gắng sức, nếu cơ thể tiềm ẩn sẵn nguy cơ, đó có thể là khi vấn đề bộc phát.
Video đang HOT
Thứ ba, một lỗ bầu dục (PFO) – là một lỗ nhỏ giống như cái nắp nằm giữa hai tâm nhĩ của tim – cũng liên quan đến PHASA.
PFO vốn tồn tại khi chúng ta hãy còn là một thai nhi, nhưng sau đó đóng lại, ngoại trừ một số ít trường hợp bất thường.
Trong một báo cáo về “tác nhân gây đột quỵ bất thường”, trong hai bệnh nhân có PFO bị đột quỵ, có một người khi đang quan hệ tình dục và một người khi đang cười.
Một nghiên cứu khác cho thấy PFO cũng phổ biến ở những người bị đột quỵ khi quan hệ tình dục.
Ngoài ra, đau đầu khi quan hệ cũng gặp ở những người vốn đã hay bị đau đầu hay đau nửa đầu.
Nhưng nói chung, nếu bạn bị đau đầu khi quan hệ tình dục thì bạn chắc chắn nên đến gặp bác sĩ để được điều trị bằng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp.
Bác sĩ cũng có thể đề xuất vai trò “thụ động” hơn trong quan hệ tình dục hoặc thậm chí là kiêng khem trong khi các xét nghiệm sâu hơn được thực hiện để loại bỏ những lời giải thích đáng lo ngại hơn.
Riêng nguy cơ đột quỵ khi quan hệt tình dục, vẫn còn nhiều điều khoa học cần tìm hiểu. Tuy nhiên, GS Davidson khuyên nam giới trên 50 tuổi có xuất hiện tình trạng đau đầu khi quan hệ nên đi kiểm tra xem có mắc chứng phình động mạch hay lỗ bầu dục hay không.
'Đèn đỏ' có thể gây đau đầu, ảnh hưởng tâm trí và còn gì nữa?
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến cơ thể và tâm trí theo vô số cách. Những nghiên cứu khoa học về kinh nguyệt dường như chỉ mới là sự khởi đầu.
Ở một số người, kỳ kinh còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tật - Ảnh: Flo app
Theo Vox, bất cứ ai có kinh nguyệt đều biết rằng chu kỳ kinh nguyệt hằng tháng có thể có tác động sâu sắc đến cơ thể và tâm trí, từ các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS), thèm ăn, cảm cúm, đến thay đổi tâm trạng và cảm xúc.
Kinh nguyệt làm trầm trọng các vấn đề sức khỏe
Nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chỉ mới bắt đầu khám phá chính xác kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào. Ở một số người, kỳ kinh còn làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh tật.
Trong một nghiên cứu gần đây, nhà tâm lý học Jaclyn Ross và một nhóm tại Đại học Illinois Chicago đã yêu cầu 119 bệnh nhân nữ từng có ý định tự tử trong quá khứ theo dõi cảm xúc của họ trong suốt chu kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu phát hiện với nhiều bệnh nhân, ý nghĩ tự tử có xu hướng trở nên tồi tệ hơn vào những ngày trước và trong kỳ kinh nguyệt. Vào những ngày đó, bệnh nhân có nhiều khả năng chuyển từ ý nghĩ tự tử sang việc thực sự lên kế hoạch kết thúc cuộc đời mình.
Những kết quả này có vẻ không đáng ngạc nhiên đối với những người mắc bệnh trầm cảm. Các bệnh nhân này đã nói với người trị liệu về việc kinh nguyệt ảnh hưởng đến các triệu chứng tâm lý như thế nào.
Nhưng vì nhiều lý do, những tác động của kinh nguyệt vẫn chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống cho đến gần đây. Điều này thường khiến bệnh nhân phải tự mình điều chỉnh những biến động trong tâm trạng. Trong khi đó, các bác sĩ có thể không biết cách chẩn đoán hoặc điều trị.
Trên thực tế, kinh nguyệt đã không được nghiên cứu kỹ trong nhiều thập kỷ, tạo ra khoảng trống kiến thức. Những bệnh nhân bị đau hoặc chảy máu nhiều trong kỳ kinh phải chờ đợi nhiều năm để được chẩn đoán.
Những năm gần đây, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu kỳ kinh và chất lỏng kinh nguyệt.
Kinh nguyệt ảnh hưởng đến triệu chứng sức khỏe tâm thần
Đồng nghiệp của Ross, nhà tâm lý học Tory Eisenlohr-Moul, đã nảy ra ý tưởng cho nghiên cứu này sau khi một trong những bệnh nhân của cô đề cập đến các triệu chứng tồi tệ hơn trong kỳ kinh.
"Tôi nghĩ nếu có một số bằng chứng cho thấy điều này là phổ biến, thì có lẽ chúng tôi có thể làm gì đó với nó", cô giải thích.
Mối liên hệ giữa kỳ kinh và sức khỏe tâm thần đã bắt đầu được chú ý nhiều hơn trong thập kỷ qua. Các bác sĩ lâm sàng từ lâu đã biết rằng một tỉ lệ nhỏ dân số mắc phải tình trạng rối loạn tâm trạng tiền kinh nguyệt (PMDD), đặc trưng bởi cảm giác lo lắng, trầm cảm hoặc khó chịu nghiêm trọng trong những ngày trước kỳ kinh.
PMDD đã được thêm vào Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê rối loạn tâm thần (DSM) vào năm 2013. Các chuyên gia tin rằng khoảng 3 - 8% người đang hành kinh mắc phải tình trạng này.
Nhưng Ross và nhóm của cô muốn nghiên cứu xem liệu chu kỳ kinh nguyệt có ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của nhiều người hơn hay không.
Vì vậy, những bệnh nhân trong nghiên cứu của Ross không được chẩn đoán mắc PMDD. Thay vào đó, họ được chọn vì đã có ý định tự tử trong tháng qua. Các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia ghi lại các triệu chứng như trầm cảm, lo lắng và tuyệt vọng mỗi ngày trong chu kỳ kinh.
Họ cũng được hỏi về ý tưởng tự tử và kế hoạch tự tử. Ross nói rằng ý tưởng có xu hướng mãnh liệt hơn và việc lập kế hoạch có nhiều khả năng xảy ra hơn vào những ngày gần kỳ kinh nguyệt.
Cô nói: "Điều thú vị là mặc dù không tìm kiếm người bị PMDD, nhưng chúng tôi thấy phần lớn người tham gia có ý tưởng tự tử gần đây có xu hướng gặp các triệu chứng tồi tệ hơn, vào những ngày trước và trong khi bắt đầu có kinh".
Hầu hết mọi người không gặp phải các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng do thay đổi nội tiết tố. Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện những người mắc bệnh tâm thần tiềm ẩn, bao gồm 60% phụ nữ mắc chứng rối loạn trầm cảm, thường cảm thấy tồi tệ hơn trong kỳ kinh nguyệt.
Nghiên cứu của Ross, được công bố trên tạp chí Tâm thần học Hoa Kỳ, gợi ý rằng các nhà trị liệu, bác sĩ tâm thần và bác sĩ sản phụ khoa nên cung cấp cho bệnh nhân thông tin về việc kinh nguyệt có thể ảnh hưởng như thế nào đến các triệu chứng cảm xúc, đặc biệt là ý muốn tự tử. Bệnh nhân cũng có thể hưởng lợi từ việc lập biểu đồ các triệu chứng của chính họ trong vài tháng, để xem liệu có xuất hiện mô hình chu kỳ hay không.
Phòng thí nghiệm nơi Ross làm việc, do nhà tâm lý học Eisenlohr-Moul đứng đầu, cũng đang nghiên cứu các phương pháp điều trị hành vi và dược phẩm để giúp những người có triệu chứng gắn liền với chu kỳ kinh nguyệt, từ liệu pháp hành vi biện chứng đến thuốc ngăn chặn hormone.
Thiếu sót khi nghiên cứu về kinh nguyệt
Các nhà nghiên cứu cũng đang tìm hiểu xem liệu dịch kinh nguyệt có thể được sử dụng để phát hiện sớm các tình trạng như u xơ tử cung, ung thư và lạc nội mạc tử cung hay không. Trong hai năm qua, các nhà nghiên cứu cũng đã xác nhận điều mà nhiều bệnh nhân đã kể lại: vắc xin COVID-19 có tác dụng nhỏ, nhưng có thể đo lường được đối với chu kỳ kinh nguyệt.
Những phát hiện này có thể thúc đẩy các nhà sản xuất vắc xin kiểm tra tác dụng của sản phẩm của họ đối với kinh nguyệt, để bệnh nhân không bị mất cảnh giác. Các chuyên gia cho biết tác dụng lên kinh nguyệt của vắc xin COVID-19 chỉ là tạm thời và không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.
Tiểu không tự chủ ở nam giới cảnh báo bệnh tiềm ẩn nào? Tình trạng tiểu gấp hay còn gọi là tiểu không tự chủ thường có liên quan đến tuổi tác. Điều này đúng một phần nhưng không phải tất cả. Trong một số trường hợp, nam giới tiểu không tự chủ là do bệnh tiềm ẩn. Khi nam giới già đi, các khối cơ trên cơ thể sẽ suy yếu, trong đó có cơ...