Đau dạ dày vì uống trà giấm
Vi khuẩn và nấm men có trong trà giấm hình thành một sự cộng sinh mạnh mẽ có thể ức chế sự gây nhiễm của vi khuẩn có hại.
Bà Nguyễn Thái Nhân (Nam Cát, Nam Đàn, Nghệ An) được người bà con tặng hũ trà giấm. Theo mọi người truyền tai, trà giấm có khả năng chữa bách bệnh như tiểu đường, mỡ máu, gút, trĩ, tiểu đường, xơ vữa động mạch, đào thải chất độc, làm sạch máu, chống lão hoá…
Vì thế, ngày nào bà cũng uống 2 cốc vào sáng sớm và trước khi đi ngủ. Không ngờ, một tuần sau bà bị đau bụng, cân nặng giảm 3kg. Sau khi đi khám bác sĩ cho biết bà bị đau dạ dày nặng, gầy do uống trà giấm.
Ảnh minh họa.
Lời bàn: Trà giấm là loài nấm không sinh bào tử có chứa các loại vi sinh vật khác nhau, các axit amin, axit hữu cơ, enzym, axit amin và polyphenol… Vi khuẩn và nấm men có trong trà giấm hình thành một sự cộng sinh mạnh mẽ có thể ức chế sự gây nhiễm của vi khuẩn có hại.
Vì thế, nước trà giấm có độ an toàn cho sức khoẻ, có thể hỗ trợ việc chăm sóc sức khoẻ như dùng để kháng khuẩn, điều chỉnh axit của dạ dày, ruột giúp tiêu hoá tốt. Tuy nhiên, khi uống cần tuỳ thuộc vào thể trạng cơ thể, tránh uống quá nhiều một lúc gây ảnh hưởng đến sức khoẻ như đau dạ dày, tăng độ axit trong cơ thể, giảm cân quá nhiều…
Video đang HOT
Theo SKDS
Máu nhiễm mỡ và nguy cơ đột quỵ
Chất béo rất quan trọng đối với các cơ quan chức năng của cơ thể, nhưng khi lượng chất béo quá nhiều có thể đặt bạn trước nguy cơ đột quỵ cao.
Sát thủ thầm lặng
Chúng ta có thể hiểu nôm na rằng các chất béo không thể hòa tan nên nó không thể tan và di chuyển ở dạng tự do trong máu. Khi chế độ ăn của chúng ta chứa quá nhiều cholesterol và chất béo như thịt, phô mai, kem, trứng ... thì lượng chất béo dư thừa sẽ lưu cữu trong máu một cách thầm lặng. Nếu tình hình không được cải thiện, theo thời gian chúng sẽ gây nên chứng máu nhiễm mỡ.
Để các chất béo lưu thông được trong máu, chúng cần kết hợp với một chất khác gọi là protein để tạo ra lipoprotein. Có ba loại lipoprotein trong cơ thể:
- Low-density lipoprotein (LDL): còn gọi là cholesterol "xấu" gây tích tụ và làm tắc nghẽn động mạch.
- High-density lipoprotein (HDL): là một dạng cholesterol "tốt" giúp ngăn ngừa việc tích tụ mảng bám trong động mạch.
- Triglyerides: là chất béo trung tính. Mức HDL thấp và chất béo trung tính cao cũng có thể làm tăng chất béo tích tụ trong động mạch gây ra bệnh tim, đặc biệt là ở những người béo phì hoặc bị đái tháo đường.
Cholesterol tích tụ trong thành động mạch
Những nguyên nhân của máu nhiễm mỡ là: thừa cân, ít vận động, có chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, ăn ít trái cây, rau củ và thậm chí cả yếu tố tuổi tác, giới tính, di truyền. Tuổi tác và giới tính có những ảnh hưởng tiêu cực tới lượng mỡ tồn tại trong máu. Tuổi tác tỷ lệ thuận với mức độ cholesterol trong máu. Trước tuổi mãn kinh, phụ nữ có mức cholesterol tổng cộng thấp hơn nam giới cùng tuổi, nhưng sau tuổi mãn kinh, mức độ cholesterol xấu ở phụ nữ có xu hướng tăng lên ...
Nhận diện nguy cơ đột quỵ
Khi có quá nhiều cholesterol trong máu, chúng sẽ tích tụ trong thành động mạch. Theo thời gian, sự tích tụ này gây ra hiện tượng "xơ cứng động mạch", làm thành động mạch bị thu hẹp khiến lưu lượng máu đến tim, tuần hoàn lên não bị chậm lại hoặc bị tắc nghẽn hoàn toàn. Khi lượng máu đến não bị tắc nghẽn khiến phần não không nhận đủ máu bị tổn thương dẫn đến đột quỵ. Trong trường hợp nặng hơn, mạch máu bị tắc nghẽn sẽ bị vỡ ra gây xuất huyết bên trong não. Khi đó, phần cơ thể do phần não bị tổn thương kiểm soát cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Biểu hiện trong giai đoạn cấp của đột quỵ thường là:
- Đột ngột có cảm giác tê liệt hoặc yếu ớt ở mặt, tay hay chân, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đột ngột bị lẫn lộn, gặp vấn đề trong việc nói và hiểu.
- Đột ngột có vấn đề về thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
- Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân.
Đột ngột có vấn đề trong việc đi lại, bị hoa mắt, mất thăng bằng
Nếu chỉ bị đột quỵ nhẹ, việc vận động tay chân sẽ được phục hồi lại hoàn toàn sau khoảng thời gian từ 24-48 giờ. Tuy nhiên, một trong những điều đáng tiếc do đột quỵ gây ra là đa số bệnh nhân thường bị yếu hoặc liệt vận động kéo dài.
Tiêu mỡ máu ngừa đột quỵ
Hạ thấp mỡ máu là một trong những yêu cầu giữ gìn sức khỏe quan trọng đối với tất cả mọi người. Việc tăng mỡ máu được điều trị với những thay đổi trong chế độ ăn uống, giảm cân và tập thể dục. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho bạn, căn cứ vào mức độ mỡ máu của bạn, việc bạn có mắc các bệnh như bệnh tim, đái tháo đường hoặc các yếu tốt nguy cơ khác của bệnh tim.
Có những loại thuốc có thể làm giảm cholesterol LDL và chất béo trung tính, hoặc làm tăng lượng cholesterol HDL.
Có chế độ ăn lành mạnh, ít chất béo bão hòa, ít cholesterol
Để bảo vệ mình tránh xa đột quỵ, bạn không nên hút thuốc lá và nên tránh khói thuốc của người khác có chế độ ăn lành mạnh ít chất béo bão hòa, ít cholesterol (như ít thịt, phô mai, kem, trứng, tôm, cua, sò, hến,...), và ít muối. Nếu muốn sử dụng chất béo, nên dùng các loại dầu ăn ít chất béo bão hòa như dầu đậu nành, oliu, hạt cải... năng vận động kiểm soát cân nặng kiểm soát đường huyết (nếu bị tiểu đường) kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân theo các yêu cầu của bác sỹ về việc dùng thuốc.
Simply (Theo Chuyên trang tim mạch - Tạp chí Sống khỏe, ảnh web MD)
Bệnh rối loạn mỡ máu và bệnh tim mạch Khi một người có mỡ máu cao có nghĩa là mỡ trong máu của người đó đang bị rối loạn, một số thành phần mỡ trong máu hoặc quá nhiều hoặc quá ít. Khi bị rối loạn mỡ máu thì rất có khả năng làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí còn nguy hiểm. Trong số bệnh tật do mỡ máu bị...