“Đầu cơ” vàng lúc này khá nguy hiểm!
Giá vàng sẽ tăng hay tiếp tục sụt giảm, nên mua vào hay bán ra? Đầu cơ vàng lúc này liệu có lợi nhuận cao hay không? Có tiền nên làm gì? Chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu đã phân tích mổ xẻ kỹ từng ý để người dân tham khảo và có quyết định đúng cho mình.
Giá vàng giảm mạnh khiến nhiều người băn khoăn lo lắng
Trước hiện tượng giá vàng trong nước sụt giảm về mức dưới 33 triệu/lượng cuối tuần qua và nhiều người dân đem vàng đi bán. Ông nhìn nhận điều này thế nào?
Vì sao có tâm lý bất an người dân chúng lại đổ xô đi bán vàng? Bởi vì họ biết rằng vàng trên thế giới giảm. Họ sợ giá vàng sẽ giảm sâu nữa nên mới đem đi bán. Mấy năm nay, về cơ bản chúng ta đã thành công trong chặn hiện tượng vàng hóa nhưng có lẽ yếu tố tâm lý mang tính bầy đàn vẫn còn đó nên không tránh được việc có người lo lắng.
Theo ông, hiện số người muốn đầu cơ kinh doanh vàng ở Việt Nam còn nhiều không?
Tôi cho là hiện số người kinh doanh vàng không còn nhiều, phần vì luật pháp; phần vì biện pháp xử lý chặn hiện tượng vàng hóa đã thành công. Hiện số người đầu cơ vàng còn lại chỉ là thiểu sổ. Số còn lại ngay cả những người giữ vàng như của ăn của để, khi thấy vàng xuống, họ cũng hết hồn luôn. Ngay cả những người dùng vàng như của để dành họ cũng bị rúng động khi thấy tài sản của mình bị quy đổi ra tiền đồng. Nếu vàng giảm thiệt hại 1-2 % đã là e ngại; 5% là rúng động mà giảm đến 10% thì đã là một mức vô cùng lớn; chưa kể những ngày qua, có quỹ đầu cơ vàng trên thế giới còn nhận định giá vàng có thể xuống dưới 1000 USD/Oz, nếu so với đỉnh 1850 USD/Oz vàng đã từng thiết lập; quả là không tưởng tượng được.
Có bán vàng mua USD?
Nếu có nhiều người dân bán vàng, số tiền quy đổi sẽ được rót vào đâu: bất động sản; chứng khoán, tiết kiệm hay ngoại tệ. Có không việc người dân bán vàng rồi lại “găm” đô la nhất là trong bối cảnh có dự đoán tỷ giá VND/USD vẫn có khả năng điều chỉnh?
Giá vàng giảm sâu thì VND tăng giá trị, nếu giá vàng giảm xuống thì tạo ổn định cho tiền đồng; nếu tiền đồng được ổn định thì tỷ giá VND/USD cũng được củng cố hơn. Tuy nhiên, tại thời điểm này, sự liên hệ tương quan giữa vàng và tiền đồng không chặt chẽ như thế. Còn đặt giả sử xảy ra tình trạng giá vàng tiếp tục rơi thì đến một ngưỡng tỷ giá trên thị trường tự do sẽ bị ảnh hưởng, đó là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, cơ bản đó chỉ là tác động tâm lý còn tỷ giá chủ yếu phụ thuộc vào kinh tế vĩ mô.
Với vai trò là cơ quan quản lý vàng, ngoại tệ, NHNN có nên giám sát hay can thiệp thị trường không?
Video đang HOT
Không nên. Hãy để thị trường tự vận hành theo cung – cầu của thị trường. Thị trường vàng không gây ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ. Điều NHNN cần làm là họ nên linh hoạt theo dõi diễn biến trên thị trường và phải lưu ý vấn đề nhập siêu, cán cân thanh toán; đồng thời yếu tố tâm lý cũng ảnh hưởng. NHNN nên có thông tin kịp thời khi thị trường cần. Hiện tại, giá vàng trong nước và thế giới đang đi theo hướng kéo chênh lệch ngày càng thấp (2,34 triệu đồng/lượng) xuống một cách tự nhiên chứ không có sự can thiệp nào.
Theo nhìn nhận của ông, từ nay đến cuối năm giá vàng biến động thế nào? Nên mua vào hay bán ra?
Có nên mua vào không? Lúc này không nên mua vào vì mình đã trong giai đoạn muốn cắt lỗ, thị trường đang xuống, vàng giảm sâu. Theo dự đoán chung, giá vàng thế giới sẽ tiếp tục giảm đâu đó khoảng 10%. Bạn nên nhớ, không có thị trường nào xuống mãi cả. Tôi cho đó là ngưỡng giới hạn.
Một câu hỏi nhiều người lúc này quan tâm, có tiền đầu tư vào đâu?
Với chứng khoán dù tăng điểm nhưng chưa có sự ổn định; Thị trường Á châu hiện tại đang trông chờ xem chứng khoán Trung Quốc biến động thế nào. Với giới đầu tư họ đang quan sát bởi Việt Nam và Trung Quốc là những thị trường mới nổi. Còn bất động sản tuy hồi phục nhưng chỉ một vài phân khúc và chỉ những địa bàn có hạ tầng cơ sở tốt. Đối với những người hiện tại đang cầm vàng, sự lo lắng rất lớn vì trên sổ sách họ đang mất tiền. Ai đang đứng ở “thềm” thị trường vàng đừng nên nhảy vào mà phải tiến đến “bãi đỗ” an toàn như gửi tiền ở ngân hàng hưởng lãi suất cao; đầu cơ vàng lúc này khá nguy hiểm vì vẫn còn đang biến động.
Cảm ơn ông!
Theo Khánh Minh
Tiền Phong
Thực phẩm giả... tràn ngập tại Nga
Báo Độc lập (Nga) tuần qua đăng tin sau lệnh cấm vận và sự mất giá của đồng ruble, thị trường Nga tràn ngập thực phẩm giả.
Trong khi đó, lượng dầu cọ nhập khẩu, được sử dụng để làm giả sữa, phomai và tvoroc (một sản phẩm làm từ sữa giàu hàm lượng can-xi) tăng hơn 33%.
Người tiêu dùng khó phân biệt các sản phẩm chế biến từ sữa giả và thật. Ảnh: Reuters
Tùy theo từng sản phẩm chế biến từ sữa, lượng hàng giả thậm chí còn chiếm đến 50%. Điều nguy hại là theo khẳng định của Cơ quan giám sát nông nghiệp Nga Rosselkhoznadzor, người tiêu dùng hoàn toàn không thể phân biệt giữa thực phẩm giả và thật.
Ông Alexey Alekseenko, Trợ lý Giám đốc Rosselkhoznadzor cho biết cơ quan này biết rõ thực trạng trên, song đã không thể giải quyết vấn đề bởi điều đó vượt quá thẩm quyền của mình.
Nhiều chuyên gia nhận thấy việc tăng bất thường lượng dầu cọ nhập khẩu và nghi ngờ về sản lượng phomai của Nga tăng mạnh. Trước đó trong trang blog cá nhân của mình trên tờ "Tiếng vọng Moskva", Giám đốc Viện Phân tích chiến lược thuộc tập đoàn FBK, ông Igor Nikolaev cũng lưu ý hiện tượng này.
Dầu cọ gần như trở thành loại hàng duy nhất có tỷ lệ nhập khẩu tăng, bất chấp gần một năm qua, Nga đã phải hứng chịu những đợt cấm vận trừng phạt liên tiếp từ phương Tây.
Ông Nikolaev cho biết Indonesia, Hà Lan và Malaysia là các nhà cung cấp dầu cọ chủ lực của Nga. Theo Cơ quan thống kê Nga Rosstat, trong 2 tháng đầu năm nay, sản lượng nhập khẩu "dầu cọ và sản phẩm dầu cọ" tại Nga tăng 37% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong khi đó, sản xuất sữa trong nước giảm gần 2% trong cùng kỳ, nhưng việc sản xuất phomai và các sản phẩm từ sữa lại tăng khoảng 33%.
Có thể vin vào giả định rằng việc sản xuất phomai tăng là do lượng sữa ngoại nhập khẩu tăng, nhưng trên thực tế các số liệu thống kê không ghi nhận điều này. Thậm chí, trong 2 tháng đầu năm nay, lượng sữa nhập khẩu của Nga giảm khoảng 34%.
Rosselkhoznadzor cho biết cơ quan này có tham gia quá trình giám sát, và các hoạt động giám sát đặc biệt, khi duy trì hoạt động của các phòng kiểm định chất lượng dọc biên giới.
Tuy nhiên, ông Alekseenko cho rằng cần có những cải cách đáng kể quy trình giám sát cũng như sửa đổi và cải tiến khuôn khổ pháp lý, cho phép nối dài cánh tay giám sát cho cơ quan.
Tờ báo viết tiếp: chúng ta có thể thấy trên báo chí những bài viết, chứng minh rằng ăn dầu cọ không có hại, mà thậm chí đôi khi còn có lợi. Một số chuyên gia gọi dầu cọ là chất phụ gia, có thể ăn và tương đối vô hại. Dầu cọ còn được sử dụng trong sản xuất thức ăn trẻ em, mang lại các sản phẩm gần giống sữa mẹ.
Vào cuối năm 2012, tại một cuộc họp báo do hãng tin Nga RIA Novosti tổ chức, Trưởng phòng thí nghiệm thực phẩm của Viện dinh dưỡng Nga, ông Vladimir Bessonov tuyên bố rằng dầu cọ và các sản phẩm của nó không chứa chất độc hại cho sức khỏe.
Tuy nhiên, cũng chính Cơ quan giám sát hàng tiêu dùng Nga năm 2012 lại đòi hỏi hạn chế nhập khẩu phomai từ Ukraine vì hàm lượng dầu cọ cao.
Và tiếp theo câu chuyện này, ngày 12/5, Rosselkhoznadzor cảnh báo các loại thực phẩm có chứa thành phần dầu cọ không phải là an toàn.
Ông Alekseenko giải thích, các dạng khác nhau của dầu cọ có những tính chất khác nhau, chẳng hạn, dầu dạng nhẹ sẽ an toàn hơn dầu dạng nặng và việc lạm dụng dầu cọ có thể gây ảnh hưởng hệ thống tim mạch. Các doanh nhân vô đạo đức có thể mua dầu nặng, vì nó rẻ hơn và cho lợi nhuận cao.
Các nhà sản xuất sữa cũng lên tiếng về vấn đề sản lượng sữa giả, kém chất lượng đang gia tăng tại Nga. Chủ tịch điều hành Liên minh các nhà sản xuất sữa quốc gia của Nga, ông Andrei Danilenko cho biết: "Trong khi phương Tây áp đặt lệnh cấm nhập khẩu các sản phẩm sữa, thì sản lượng phomai sản xuất tại Nga lại tăng mạnh, so với năm ngoái".
Riêng trong tháng 1/2015, thị trường phomai của Nga đã tăng 34%. Trong khi, các sản phẩm từ sữa và lượng sữa nhập khẩu, nguyên liệu chính làm phomai lại giảm tương ứng 3% và 34%.
Ông Danilenko nghi ngại: "Trong khi sản lượng nhập khẩu sữa nguyên liệu giảm và sản xuất phomai chỉ có thể làm từ sữa tươi. Điều này có nghĩa rằng Nga đã tăng khối lượng sản xuất phomai giả".
Các nghiên cứu cho thấy chi phí sản xuất phomai từ dầu cọ rẻ hơn tới 30%, và điều này làm mờ mắt không ít nhà sản xuất. Đã đến lúc cần phải gióng lên hồi chuông báo động, nếu nhà chức trách Nga muốn bảo vệ người tiêu dùng cũng như tránh bóp nghẹt các nhà sản xuất trung thực./.
Theo Quế Anh
Theo_VOV
Chiêu thổi giá mới của chủ đầu tư bất động sản Mỗi đợt mở bán, chủ đầu tư dự án lại tăng giá bán từ 7 - 9% đã khiến thị trường bất động sản thời gian gần đây liên tục xuất hiện hiện tượng chênh giá, giới đầu cơ đã nhanh chóng quay lại thị trường. Sau một thời gian dài bất động sản rơi vào trạng thái trầm lắng, từ giữa năm...