Đâu chỉ có sushi hay matcha, ẩm thực Nhật còn nhiều món hấp dẫn hơn nhiều
Chúng ta đã quá quen với sushi, matcha, tempura… từ xứ sở hoa anh đào, nhưng những món khoái khẩu của dân bản xứ bạn đã biết chưa?
Các loại gà chiên
Người Nhật nổi tiếng có chế độ ăn uống lành mạnh nhưng họ vẫn mê tít đồ tẩm bột chiên đó! Và đơn cử là món gà bán chạy nhất ở đây là các loại gà tẩm bột chiên. Có ba loại gà phổ biến nhất:
Karaage: Gà được ướp với nước tương, tỏi, gừng, phủ một lớp bột mì hoặc bột khoai tây, sau đó chiên với một ít dầu. Khi ăn, bạn có thể cảm nhận lớp vỏ giòn nhẹ bên ngoài nhưng vẫn giữ được lớp thịt mềm mọng bên trong.
Gà Nanban: Món gà nổi tiếng của vùng Kyushu (phía Nam nước Nhật), vỏ có màu vàng nhạt và mềm xốp. Loại gà này có vị chua nhẹ do được tẩm với giấm và nước sốt tartare.
Toriten: Gà được cắt thành miếng nhỏ bằng hai ngón tay, nhúng trong nước tương, rượu sake, bột tỏi và tẩm bột Tempura, sau đó đem chiên ngập dầu. Đây là loại gà nổi tiếng nhất ở tỉnh Oita (phía Nam nước Nhật).
Video đang HOT
Các loại cơm
Cơm cà-ri: Cà-ri Nhật có một mùi vị rất khác cà ri Ấn và Thái. Cà ri có mùi dịu nhẹ, thường được chan lên cơm, làm nước dùng cho mì Udon hoặc cho vào bánh mì. Trong cà ri có hành tây, cà rốt, khoai tây, thịt gà, bò hoặc thịt heo. Bột cà ri thường được đóng thành dạng viên be bé hoặc dạng sốt sẵn trong bịch, lúc nấu chỉ việc bỏ vào nồi rồi đun lên thôi, rất tiện lợi! Món cơm cà ri rất được ưa chuộng vào mùa Thu và mùa Đông khi mà tiết trời se lạnh, chỉ cần một muỗng cơm cà ri thôi là đủ ấm bụng cả ngày rồi.
Cơm trứng đập (Tamago kake gohan): Món cơm này đơn giản đến kì lạ nhưng bảo đảm ăn lần đầu sẽ ghiền ngay và luôn! Đúng như cái tên của nó, cơm trứng đập bao gồm cơm trắng, một quả trứng sống và một ít đồ chua. Trứng phải thật tươi và sạch, đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, chuẩn cả chất lẫn lượng thì món ăn này mới đạt yêu cầu. Tuỳ theo sở thích và người ăn có thể trộn trứng với nước tương trước, sau đó trộn đều với cơm. Hoặc thích đập trứng trực tiếp lên cơm, trộn đều, cho một ít nước tương rồi xắn một muỗng, ăn kèm với đồ chua. Đây là một bữa sáng rất phổ biến ở Nhật đấy!
Cơm trứng tráng: Cơm được chiên với thịt gà và tương cà, sau đó được bọc trong một lớp trứng mỏng và rưới một ít tương cà lên trên. Đây là một ví dụ tiêu biểu cho ẩm thực của phương Tây được du nhập vào Nhật và biến tấu cho hợp khẩu vị người Nhật đó.
Cơm nắm (Onigiri): Người Nhật không hay ăn snack là bim bim hay bánh kẹo mà thường ăn cơm nắm ấy! Cơm nắm Nhật có hình tròn, hình trụ hoặc hình tam giác, bọc bên ngoài một lớp rong biển khô. Nhân rất ư là đa dạng, nào là cá hồi, tôm, thịt, rau củ hay có cả nhân quả mơ Nhật muối nữa! Cơm được nắm rất chắc tay, bán trong mọi cửa hàng tiện lợi và siêu thị. Trên mỗi bao bì cơm nắm còn có hướng dẫn mở bao bì để lớp rong biển bên ngoài không bị rách ra. Mỗi khi làm việc hay học hành mệt mỏi, chỉ cần ăn một cục Onigiri là đủ sức bật dậy tiếp tục ngay!
Bữa cơm của người Nhật không thể thiếu món canh Miso được nấu với rong biển (Tương Miso được làm chủ yếu từ đậu nành lên men trộn cùng với muối và một loại nấm Nhật) đó!
Các loại mì
Ramen: Những bạn đã xem bộ phim Ramen girl hẳn có thể nhận ra đây là một loại mì nổi tiếng ở Nhật. Ramen có nguồn gốc từ Trung Quốc nên sợi mì cũng được làm từ lúa mì kiểu Trung Quốc, ăn với nước dùng hầm từ xương cá hoặc xương heo thêm vào nước tương và miso. Trong bát mì Ramen thường có vài lát thịt heo thái mỏng, vài đọt măng tươi, rong biển khô, chả cá, trứng lòng đào và hành lá băm nhỏ. Mì Ramen ăn từa tựa mì trứng ở Việt Nam, nhưng điều đặc biệt làm nên tô Ramen chính là nước dùng. Nước dùng được nấu rất cầu kì với đủ loại gia vị và cả rong biển, nấm hương, cá mòi, vảy cá ngừ vằn và xương bò. Vì thế người Nhật rất tự hào về mì Ramen và thậm chí có hẳn bảo tàng dành cho Ramen đó!
Udon: Sợi mì được làm từ bột mì, dày và tròn lẳng. Mì Udon là loại mì dày nhất trong họ hàng mì Nhật đó! Khi ăn bạn có thể cảm nhận được độ dai và sự đậm đà của bột mỳ. Mì Udon cơ bản nhất được chan với nước dùng nấu với nước tương, rượu mirin và dashi (nước dùng làm từ rong biển và cá khô).
Soba: Sợi mì được làm từ kiều mạch và bột mỳ, được nhào nặn cho mỏng rồi cắt thành từng sợi nhỏ, có màu nâu xám, và được ăn nóng hay lạnh cũng ngon hết! Đây là loại mì cực phổ biến ở Nhật vì nó không có nhiều vị tinh bột như mì Udon và cũng không quá đậm đà như mì Ramen. Đặc biệt trong ngày cuối cùng của năm, người Nhật có phong tục ăn mì Soba. Vì sợi mì dài và dai nên tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn đó!
Trước bữa ăn, mọi người cùng nói “Itadakimasu” (có nghĩa là chúc ngon miệng và cùng bày tỏ lòng biết ơn đối với người nấu), và sau khi ăn mọi người sẽ nói “Gochisosamadeshita” (có ý khen ngợi món ăn và cảm ơn người nấu).
'Nhắm mắt' thưởng thức đậu phụ địa ngục, món ăn tai tiếng của Nhật
Để tạo ra món ăn, những con chạch nhỏ bé phải trải qua ba tầng địa ngục: nước nóng, bị khoá chặt trong miếng đậu phụ và bị ăn khi vẫn còn thoi thóp. Dojo tofu còn được biết đến với tên gọi "đậu phụ địa ngục".
Món đậu phụ địa ngục đã qua chế biến. Ảnh: Omucu.
Không ai biết món ăn xuất hiện từ khi nào, nhưng phần lớn cho rằng nó bắt nguồn từ truyền thuyết xa xưa của người Nhật, tạo ra một cánh cửa địa ngục làm "đông cứng" sinh vật sống bên trong.
Bên cạnh cái tên dojo tofu, người phương Tây thường gọi món này là "Baby Eel Tofu", do được tạo thành từ hai nguyên liệu chính: cá chạch con (dojo) và đậu phụ. Công thức nấu món đậu phụ địa ngục khá đơn giản: cho nước nguội vào một chiếc nồi và thả những con chạch nhỏ để chúng tung tăng bơi lội trong làn nước mát. Khi nước bắt đầu nóng dần lên, đặt một miếng đậu phụ vào giữa nồi. Ngay lập tức, những con chạch để tránh bị luộc chín sẽ điên cuồng lao vào miếng đậu mà không biết rằng chúng đã bị "khoá" trong một bức tường, chấp nhận bị luộc chín tới chết.
Một thực khách sau khi quan sát quá trình chế biến đã từ chối món ăn này và chia sẻ: "Sự độc ác nằm ở chỗ, ngay giờ phút những con chạch tưởng đã thoát được tử thần thì hoá ra chúng lại đến với một địa ngục đáng sợ hơn. Có nhiều người thậm chí còn chẳng chờ cho những con chạch chết hẳn mà thản nhiên ăn khi chúng còn thoi thóp. Đó là tầng địa ngục thứ 3. Ăn ở mức độ nào là tuỳ khẩu vị của mỗi người".
Bức tranh tái hiện cách nấu món ăn. Ảnh: Cracked.
Cách đây vài năm, một chương trình truyền hình Nhật Bản đã thử quay món đậu phụ địa ngục tại nhà hàng Konsori. Với sự nổi tiếng từ trước, hàng ngàn con chạch nhỏ đã được tìm mua để tái hiện món ăn chân thực nhất.
Tuy nhiên, sự thật là người làm thường không căn được chính xác thời gian cho đậu hũ và liên tục thất bại khi quay trên sóng trực tiếp. Cảnh tượng những con chạch bé nhỏ liên tục bị luộc chín tới chết đã khiến người xem phẫn nộ, buộc chương trình phải dừng sau một thời gian ngắn phát sóng.
Đảm bảo cả công ty trầm trồ khi thấy bạn mang cơm nắm đẹp cỡ này đi làm để ăn trưa Hãy làm phong phú thêm cho bữa trưa văn phòng của bạn bằng cơm nắm sushi hình hoa, đồng nghiệp sẽ tròn mắt trầm trồ và ngưỡng mộ đấy! Nguyên liệu: - 400g cơm trắng - 60g bắp hộp - 80g đậu Hà Lan - 4 lát thịt heo muối -Gia vị: Giấm, đường, muối Cách làm: - Bước 1: Pha hỗn hợp...