Đâu chỉ có Nước sạch Sông Đuống, Hà Nội cũng từng trợ giá khủng cho Nước sạch Sông Đà
Việc UBND Tp. Hà Nội trợ giá nước cho Công ty TNHH MTV Nước sạch Vinaconex (nay là CTCP Nước sạch Sông Đà – Viwasupco) kết thúc kể từ năm 2015, trước khi có sự xuất hiện chính thức của tập đoàn do ông Nguyễn Văn Tuấn (tức Tuấn “mượt”) làm Chủ tịch. Nếu không có sự trợ giá này, kết quả kinh doanh của Viwasupco có thể đã rẽ theo một hướng khác.
Chủ tịch Tập đoàn Gelex, công ty mẹ của Viwasupco – Ông Nguyễn Văn Tuấn (Ảnh: Internet)
Theo tìm hiểu của VietTimes, kể từ khi được nghiệm thu và đi vào hoạt động năm 2009, Dự án nước sạch Sông Đà – Hà Nội giai đoạn I (hay còn được biết đến với tên gọi dự án Nhà máy nước mặt Sông Đà) do Viwasupco trực tiếp quản lý đã liên tục được UBND Tp. Hà Nội trợ giá mua nước.
Trong giai đoạn từ 1/4/2009 – 31/12/2009, theo Quyết định số 213/QĐ-UBND ban hành ngày 13/5/2010, UBND Tp. Hà Nội đã trợ giá tạm thời 1.996 đồng/m3 nước sạch cho Viwasupco. Đây là phần chênh lệch giữ chi phí sản xuất (4.269 đồng/m3) với giá bán nước sạch mà địa phương này quy định (2.273 đồng/m3) và theo khối lượng nước thực tế.
Khi giá bán nước sạch được nâng lên mức 2.348,46 đồng/m3, khoản trợ giá được UBND Tp. Hà Nội áp dụng đến 31/12/2011 chỉ còn 1.920,54 đồng/m3 (chi phí sản xuất nước vẫn ở quanh mức 4.269 đồng/m3). Tỷ lệ trợ giá trên chi phí sản xuất nước vẫn ở mức cao, lên tới gần 45%.
Khi giá bán được điều chỉnh tăng, còn chi phí giá nước vẫn giữ nguyên, khoản trợ giá cũng có xu hướng giảm dần.
Tại Quyết định số 986/QĐ-UBND ban hành ngày 18/2/2014, UBND Tp. Hà Nội đã phê duyệt phương án bù giá cho Viwasupco trong giai đoạn từ ngày 1/1/2014 – 31/12/2014 là 669 đồng/m3. Khoản bù giá này tương ứng với phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất nước (vẫn giữ ở mức 4.269 đồng/m3) và giá buôn nước sạch (tăng lên mức 3.600 đồng/m3). Tỷ lệ trợ giá trên chi phí giảm mạnh chỉ còn 15,6%.
Hoạt động bù giá của UBND Tp. Hà Nội cho Viwasupco kết thúc kể từ năm 2015. Xét trong cả giai đoạn này, tạm tính, công ty đã nhận được khoảng 550 tỷ đồng tiền trợ giá của UBND. Tp Hà Nội.
Video đang HOT
UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá cho Viwasupco kể từ năm 2015
Nhìn lại giai đoạn 2011 – 2015, tổng sản lượng nước của Viwasupco liên tục tăng nhanh với tốc độ 13,7%/năm, từ mức 139.418 m3/ngày đêm lên 233.129 m3/ngày đêm.
Trong giai đoạn này, tổng doanh thu của Viwasupco đã đạt mức tăng trưởng 15,5%/năm. Riêng năm 2015, Viwasupco ghi nhận doanh thu đạt tới 401,9 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 147,26 tỷ đồng.
Nếu loại bỏ các khoản trợ giá của UBND Tp. Hà Nội, theo tính toán, kết quả kinh doanh của Viwasupco sẽ ảm đạm hơn nhiều khi chắc chắn sẽ báo lỗ các năm 2011, 2012 và 2013. Đây cũng là các năm mà công ty này nhận được khoản trợ giá lớn từ thành phố, một phần do sản lượng tăng nhanh.
Có thể thấy, việc UBND Tp. Hà Nội trợ giá nước cho nhà máy nước sạch đã có tiền lệ từ lâu.
Thời gian gần đây, thông tin mức giá mua nước sạch của Nhà máy nước mặt Sông Đuống – do Tập đoàn Aqua One của nữ doanh nhân Đỗ Thị Kim Liên (“Shark” Liên) làm chủ đầu tư – lên tới 10.246 đồng/m3 đã thu hút được sự quan tâm lớn của dư luận. Nguyên nhân là do mức giá này cao hơn nhiều so với giá bán của các nhà máy nước sạch khác.
Lý giải thêm về mức giá này với truyền thông, ông Võ Tuấn Anh – Phó chánh Văn phòng UBND Tp. Hà Nội – cho biết đây mới chỉ là mức giá tạm tính để ký kết thỏa thuận, chưa phải là mức giá bán lẻ, giá bán đến người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội Nguyễn Việt Hà cũng cho hay thành phố chưa trợ giá cho Nhà máy nước mặt Sông Đuống do dự án chưa được quyết toán.
Bên cạnh việc trợ giá nước, Viwasupco hiện đang được hưởng mức thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp (TNDN) ưu đãi 10% trong thời hạn 15 năm, kéo dài từ năm 2009 đến năm 2024. Đồng thời, công ty cũng được miễn thuế TNDN trong 4 năm kể từ năm đầu tiên có lợi nhuận chịu thuế (từ năm 2012 đến năm 2014) và được giảm 50% trong 9 năm tiếp theo (từ năm 2016 đến năm 2024).
Chính vì vậy, thuế suất thuế TNDN đang áp dụng cho Viwasupco hiện chỉ có 5%.
Ngoài ra, khoảng thời gian sau khi UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá nước cho Viwasupco cũng là lúc cơ cấu cổ đông của công ty này liên tục biến động.
Tháng 11/2010, Tổng công ty Vinaconex đã bán 21,8 triệu cổ phần của Viwasupco (tương đương 43,6% vốn điều lệ) cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tuy nhiên, vào tháng 4/2016, tức sau khi UBND Tp. Hà Nội dừng trợ giá, cổ đông ngoại đã chuyển nhượng số cổ phần trên cho CTCP Đầu tư và Phát triển Sinh Thái.
Để rồi sau đó, nhà đầu tư này đã mở đường cho Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex (Gelex Energy) thâu tóm cổ phần chi phối của Viwasupco. Từ đó, Viwasupco trở thành một trong những công ty thành viên do Chủ tịch Nguyễn Văn Tuấn (tức Tuấn “mượt”) đứng đầu.
Ông Nguyễn Văn Tuấn là một trong những doanh nhân thế hệ 8x đã sớm để lại nhiều dấu ấn trên thị trường tài chính với hàng loạt thương vụ M&A đình đám./.
Nguyễn Ánh
Theo viettimes.vn
Đại gia nào đang đứng sau Công ty nước sạch Sông Đà?
Nhiều khu vực tại Hà Nội đang vật lộn với việc nước nhiễm bẩn từ hệ thống nước cấp của Công ty nước sạch Sông Đà (Viwasupco) và mọi người dân đang tập trung chỉ trích tổng giám đốc công ty này đã không làm hết trách nhiệm trong sự cố này. Tuy nhiên không nhiều người biết, những vị đại gia đứng đằng sau Viwasupco.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE, vị đại gia đang nắm cổ phần lớn tại Công ty nước sạch sông Đà
Ông Nguyễn Văn Tốn, Tổng Giám đốc Viwasupco đã phát biểu về sự cố nước nhiễm bẩn là "Tôi chỉ là một giám đốc làm thuê". Điều này hoàn toàn chính xác. Vì Công ty nước sạch Sông Đà đang thuộc quyền sở hữu của Tổng Công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (Gelex) và Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) lần lượt với tỉ lệ sở hữu là 61% và 36%.
Hai vị đứng đầu Gelex và REE đều là những người nằm trong nhóm những người giàu nhất Việt Nam.
Gelex nổi tiếng trong lĩnh vực thiết bị điện khi nắm torng tay hàng loạt công ty tên tuổi trong lĩnh vực này mà Cadivi là một ví dụ. Người lãnh đạo Gelex là ông Nguyễn Văn Tuấn, còn được giới chứng khoán đặt biệt danh là Tuấn "mượt" với khả năng thực hiện các thương vụ đi thâu tóm nhiều công ty hàng đầu trên thị trường Việt Nam, đủ mọi lĩnh vực từ hạ tầng, logistics, bất động sản cho đến cảng sông.
Chiến lược của ông Tuấn là biến Gelex là một công ty Holding, nắm vai trò điều hành, còn chủ yếu đi thâu tóm các công ty tiềm năng để tạo ra dòng tiền lớn, sinh lời tốt, bên cạnh ngành nghề cốt lõi.
Dù có tỉ lệ sở hữu thấp hơn Gelex tại Viwasupco nhưng cái tên REE vốn rất đình đám trong mảng kinh doanh nước. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, một trong những nữ tỉ phú hàng đầu của Việt Nam được xem là linh hồn của REE.
Nổi lên từ lĩnh vực cơ điện lạnh nhưng dưới sự lãnh đạo của bà Thanh, REE dần vươn xa ra nhiều mảng kinh doanh khác. Bắt đầu từ bàn đạp bất động sản, bà Thanh dần vươn đến lĩnh vực điện nước. Mục tiêu của bà rất đơn giản là đi mua cổ phần tại các nhà máy nước, từng bước chiếm vai trò chi phối, đưa người vào HĐQT để quản lý tốt hơn.
Các nhà máy nước mà REE đang có cổ phần đã đóng góp vào lợi nhuận hàng năm rất lớn trong bảng báo cáo tài chính của REE. Chiến lược cốt lõi của REE vẫn là tiếp tục đi mua cổ phần các nhà máy nước và đầu tư trực tiếp vào các nhà máy sản xuất nước sạch.
Trong ngành hạ tầng nước sạch, REE nắm giữ 42,07% cổ phần tại Công ty B.O.O Nước Thủ Đức; 40% cổ phần tại Công ty Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn; 24,85% cổ phần tại Công ty Nước sạch Khánh Hòa; 32% cổ phần tại Công ty Đầu tư nước Tân Hiệp; 44,17% cổ phần tại Công ty Cấp nước Thủ Đức; 20,02% cổ phần tại Công ty Cấp nước Nhà Bè; 20,05% tại Công ty Cấp nước Gia Định.
Người dân Hà Nội phải xin nước sạch về dùng . Ảnh: T.L
Trong một báo cáo phát hành sáng nay của Công ty chứng khoán Bản Việt, cho biết, hiện Công ty nước sạch Sông Đà đã quyết định tạm thời dừng cung cấp nước để súc xả tuyến ống nước và các bể chứa, dẫn đến việc giảm lượng nước bán.
"Chi phí từ sự việc này và tác động đến sản lượng bán của công ty hiện chưa được công bố. Hiện tại, chúng tôi dự báo Viwasupco sẽ đóng góp 18,6% (143 tỉ đồng) cho lợi nhuận sau thuế 2019 của GEX và REE là 5%. Do đó, chúng tôi dự báo lợi nhuận 2019 cho cả 2 công ty phần nào sẽ bị ảnh hưởng", Công ty chứng khoán Bản Việt nhận định.
Phương Minh
Theo PLO.vn
Thương vụ hời của "shark" Liên tại Nhà máy nước mặt Sông Đuống Năm 2018, Tập đoàn Aqua One từng đem hơn 11,97 triệu cổ phần Nhà máy nước mặt Sông Đuống thế chấp tại Ngân hàng TNHH Indovina - Chi nhánh Thiên Long. Khi ấy, nhà băng này định giá lô cổ phần ở mức 118,325 tỷ đồng, tương ứng 9.878,9 đồng/cp - tức là chưa bằng mệnh giá. Còn vừa rồi, một nhà đầu...