Đau chân khi đi bộ cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới
Đau ở chân lúc đi bộ, sau khi nghỉ ngơi sẽ đỡ hơn cần cảnh giác với bệnh động mạch chi dưới.
Bệnh ít gây t.ử von.g (khoảng 1%) nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.
Bệnh động mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổ.i. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh lý này, trong đó xơ vữa động mạch chiếm hàng đầu. Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới mạn tính ít gây t.ử von.g (khoảng 1%) nhưng ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.
Tại Việt Nam, các bệnh lý tim mạch nói chung xuất hiện ngày càng nhiều, liên quan chặt chẽ tới các yếu tố nguy cơ: hút thuố.c l.á, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì… Bệnh động mạch chi dưới mạn tính và các biến chứng của nó cũng được gặp ngày càng phổ biến hơn.
Dấu hiệu bệnh động mạch chi dưới
Triệu chứng điển hình của bệnh động mạch chi dưới là đau ở chân khi hoạt động thể chất, chẳng hạn như đi bộ, sẽ đỡ hơn sau khi nghỉ ngơi. Các triệu chứng đau, nhức hoặc chuột rút khi đi lại (đi khập khiễng) có thể xảy ra ở mông, hông, đùi hoặc bắp chân.
Hậu quả của bệnh động mạch chi dưới mạn tính ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống, sinh hoạt, làm việc và lao động của người bệnh.
Các dấu hiệu thực thể ở chân có thể cho thấy ở bệnh động mạch chi dưới bao gồm:
Teo cơ (yếu)
Da mỏng, sáng bóng; da lạnh khi chạm vào, đặc biệt nếu kèm theo đau cách hồi khi đi bộ (điều này sẽ thuyên giảm khi ngừng đi bộ).
Giảm hoặc mất mạch ở bàn chân.
Vết loét ở chân hoặc bàn chân không lành; và ngón chân lạnh hoặc tê.
Nếu không được điều trị chi dưới, khi đó không những xuất hiện đau mà sẽ xảy ra tình trạng viêm loét hoặc hoại tử đầu chi do thiếu má.u. Đây là biến chứng nặng nề, sẽ dẫn đến cắt cụt chi gây tàn phế cho người bệnh. Tùy vào vị trí b.ị hoạ.i t.ử mà cắt cụt cao hay thấp.
Các xét nghiệm để đán.h giá chính xác mức độ tổn thương do động mạch chi dưới thường được áp dụng hiện nay bao gồm: siêu âm mạch má.u, chụp cắt lớp đa dãy (MSCT) mạch má.u và chụp mạch sẽ xác định được mức độ hẹp mạch má.u, vị trí chính xác của mạch má.u bị hẹp. Đây là những xét nghiệm mà nhiều trung tâm, bệnh viện tuyến tỉnh, trung ương đã thực hiện được một cách thường quy. Các xét nghiệm này giúp cho bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp.
Video đang HOT
Điều trị bệnh động mạch chi dưới
Điều trị đúng chuyên khoa là điều quan trọng nhất để giảm thời gian chi bị thiếu má.u, tăng khả năng tái thông mạch và bảo tồn chi dưới. Các phương pháp điều trị hiện nay bao gồm:
Điều trị thuố.c
Bệnh nhân cần được điều trị bằng thuố.c ngay cả khi không can thiệp phẫu thuật mạch má.u hoặc trước và sau can thiệp, phẫu thuật mạch má.u. Các thuố.c được dùng gồm thuố.c chống tắc mạch (thuố.c chống ngưng tập tiểu cầu hoặc kèm kháng đông thế hệ mới liều thấp), các thuố.c giãn mạch, tăng cường má.u đến nuôi dưỡng chi, các thuố.c ổn định mảng xơ vữa, thuố.c kiểm soát tăng huyết áp, tiểu đường.
Điều trị bằng can thiệp nội mạch má.u
Là phương pháp hiện đại và đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, tuy nhiên cần có những trung tâm chuyên sâu về mạch má.u để được điều trị đúng mức và hiệu quả.
Phương pháp này ít xâm lấn, bác sĩ chỉ dùng dụng cụ đưa vào trong lòng động mạch bị hẹp, nong đoạn hẹp và đặt giá đỡ (stent) tại vị trí hẹp. Kết quả của điều trị bằng can thiệp mạch đã đạt được kết quả rất tốt, ưu điểm có thể can thiệp được nhiều mạch, nhiều tầng mạch má.u trong 1 cuộc can thiệp, bệnh nhân hồi phục nhanh, có thể ra viện sớm.
Bệnh động mạch chi dưới là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổ.i.
Điều trị ngoại khoa
Phẫu thuật bóc nội mạc, bắc cầu bằng vật liệu tự thân hoặc mạch nhân tạo là các phương pháp điều trị kinh điển, bác sĩ sẽ làm một cầu nối mới đi vòng qua chỗ động mạch bị tổn thương.
Phẫu thuật Hybrid là phối hợp cả can thiệp nội mạch và phẫu thuật mạch chi dưới, tận dụng được ưu điểm của cả hai phương pháp, đem lại hiệu quả tưới má.u tối đa đặc biệt là những tổn thương khó mà can thiệp hoặc phẫu thuật riêng rẽ không thể thực hiện được, hoặc thực hiện kém hiệu quả.
Tóm lại: Bệnh động mạch chi dưới cần khám và phát hiện bệnh sớm, ở giai đoạn chưa đau khi nghỉ ngơi hay chưa có viêm loét, hoại tử chi do thiếu má.u. Phát hiện sớm sẽ giúp người bệnh tránh được tàn phế do các biến chứng của bệnh.
Khi đã xuất hiện bệnh, có đau cách hồi, người bệnh cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa tim mạch và dùng thuố.c thường xuyên theo chỉ dẫn. Theo dõi định kỳ để có biện pháp can thiệp kịp thời tránh biến chứng.
Tay nổi gân xanh là dấu hiệu của bệnh gì?
Tay nổi gân xanh thực chất là tình trạng các tĩnh mạch phía dưới da nổi lên. Khi nhận thấy hiện tượng nổi gân xanh trên bàn tay của mình rõ ràng và đậm màu hơn người khác khiến cho nhiều người không khỏi thắc mắc và lo lắng.
Trong nhiều trường hợp, tình trạng này hoàn toàn là vấn đề bình thường và không ảnh hưởng tới sức khỏe. Nhưng đôi khi nó cũng là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về mạch má.u nếu kèm theo những dấu hiệu nghi ngờ khác.
Nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh
Gân xanh chính là các đường tĩnh mạch nằm ở dưới da. Những mạch má.u có chức năng vận chuyển má.u từ các bộ phận trên cơ thể trở về tim. Tùy thuố.c vào sắc tố da và cơ địa của mỗi người mạch má.u sẽ có màu: xanh biển, xanh lá và tím. Khi quan sát chắc chắn bạn sẽ càng để ý hơn và không khỏi lo lắng về tình trạng nổi gân xanh ở tay.
Tay nổi gân xanh ở vài người được cho rằng là hiện tượng sinh lý tự nhiên không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng bên cạnh đó chúng ta không nên quá xe.m thườn.g vì chúng có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó.
Một số nguyên nhân khiến tay nổi gân xanh
Do vận động mạnh
Khi vận động hoặc chơi các môn thể thao như bộ môn cử tạ, các cơ trong cơ thể sẽ căng lên và đẩy các tĩnh mạch dưới da nổi gồ lên bề mặt da và gây nên hiện tượng nổi gân xanh trên tay tạm thời.
Nổi gân xanh ở phụ nữ mang thai
Trong giai đoạn mang thai tình trạng nổi gân xanh thường nổi nhiều hơn so với người thường do tăng lượng má.u để nuôi dưỡng em bé vì vậy các mạch má.u căng lên và nổi rõ lên trên da. Sau khi sinh xong các tĩnh mạch bị nổi phồng lên sẽ trở lại bình thường. Trường hợp nếu thai quá lớn hoặc mang thai nhiều lần có thể sẽ dẫn đến tình trạng tĩnh mạch bị suy yếu hoặc bệnh giãn tĩnh mạch.
Gân xanh có thể do có liên quan trực tiếp với bệnh lý suy giãn tĩnh mạch
Bệnh suy giãn tĩnh mạch
Mặc dù bệnh này thường xảy ra nhất ở chân, nhưng chứng giãn tĩnh mạch cũng có thể xuất hiện ở bàn tay hoặc cánh tay.
Các tĩnh mạch giãn rộng, có thể phình ra do má.u đọng lại trong tĩnh mạch. Điều này xảy ra khi các van một chiều bên trong tĩnh mạch bị nghẽn lại hoặc suy giãn tĩnh mạch do tuổ.i tác. Thay vì giữ cho má.u chả.y ngược với trọng lực về phía tim, các van tĩnh mạch để má.u rò rỉ trở lại bàn tay.
Quan sát bằng mắt thường cũng là một cách nhận biết dễ nhất về bệnh giãn tĩnh mạch tay bởi các đường gân xanh nổi ngoằn ngoèo và phồng lên trên da. Tuy nhiên nếu cảm thấy bất thường về tình trạng nổi gân xanh gây đau nhức, các cơ co rút lại khi về đêm thì hãy cân nhắc đến gặp bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và được điều trị kịp thời.
Do da mỏng và trắng
Những người có làn da trắng thường sẽ dễ nhìn thấy gân xanh hơn những người có làn da đen và ngăm. Làn da mỏng cũng là một trong những yếu tố làm lộ rõ gân guốc, tình trạng này thường gặp ở những người lớn tuổ.i do quá trình lão hóa da làm suy giảm lớp Collagen khiến cho da mỏng hơn và lộ rõ tĩnh mạch.
Do quá gầy
Đối với một số người thiếu cân nặng do quá gầy, lớp mỡ dưới da ít dẫn đến việc không che phủ được hết các đường tĩnh mạch, các tĩnh mạch trở nên nổi bật và phồng lên trên da. Trường hợp này thường gặp ở người cao tuổ.i hoặc thiếu cân nặng.
Có cần điều trị tay nổi gân xanh?
Tùy theo các nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng nổi gân xanh sẽ có thể cần phải điều trị hay không, việc điều trị phụ thuộc vào các yếu tố nguyên nhân.
Đối với những trường hợp bàn tay nổi gân không phải do tình trạng bệnh lý tĩnh mạch và không ảnh hưởng gì tới sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, đặc biệt ở chị em phụ nữ thì người bệnh nên lưu ý những việc sau:
Thực hiện các bài tập giãn cơ trước và sau khi vận động hay tập thể dục.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh, đủ chất để giảm nguy cơ độc tố bị ứ đọng trong cơ thể.
Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng và thư giãn như yoga, thiền để hạn chế tình trạng căng thẳng, giảm stress.
Sử dụng phương pháp massage tay và bàn tay thường xuyên với nước ấm để chúng được thư giãn tránh tình trạng suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt đối với người cao tuổ.i, các mẹ bầu.
Đối với các trường hợp tay nổi gân xanh là do các bệnh lý suy giãn tĩnh mạch, để điều trị hiệu quả cũng như tránh gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và đưa ra các phương pháp điều trị cụ thể theo từng tình trạng bệnh.
Dưới đây là một số phương pháp điều trị giãn tĩnh mạch phổ biến:
Điều trị bằng thuố.c: nếu giãn tĩnh mạch xảy ra do viêm tĩnh mạch có thể sử dụng thuố.c kháng sinh, thuố.c kháng viêm kết hợp chườm ấm để giảm đau. Còn nếu có hình thành cục má.u đông, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuố.c giảm đau và thuố.c chống đông má.u.
Liệu pháp laser: đây là phương pháp điều trị sử dụng sóng cao tần hoặc sóng radio để loại bỏ những đoạn tĩnh mạch bị suy giãn.
Phẫu thuật cắt bỏ: bệnh nhân cũng có thể được loại bỏ các đoạn tĩnh mạch bị suy giãn qua tiểu phẫu ở tay.
Điều trị xơ cứng: tĩnh mạch của người bệnh sẽ được tiêm thuố.c gây xơ. Thuố.c này có chứa hóa chất nhằm gây tổn thương lớp nội mạc mạch má.u khiến lòng mạch bị xơ hóa và dính lại, từ đó các tĩnh mạch đã bị suy giãn sẽ được loại bỏ.
Tuýp đán.h răng cũ đừng vứt đi, có 5 cách tái sử dụng cực "đáng đồng tiề.n bát gạo" Tuýp kem đán.h răng hết đừng vội vứt bỏ, bởi chỉ cần cắt ra và tận dụng theo 5 cách này, bạn có thể tiết kiệm được một khoản tiề.n đáng kể. Khi bóp mãi không thấy kem đán.h răng chảy ra, nhiều người thường nghĩ rằng tuýp đã hết và vội vàng vứt bỏ. Tuy nhiên, thực tế bên trong vẫn còn...