Dấu chấm ở giữa biển số xe 5 số có ý nghĩa gì?
Biển số đời cũ 4 số không hề có dấu chấm nhưng khi chuyển sang 5 số thì lại xuất hiện thêm dấu chấm là vì sao?
Dấu chấm giữa biển số 5 số không phải tự nhiên mà có, một số người lí giải dấu chấm ấy như sau:
1. Giúp chủ xe dễ ghi nhớ hơn
Một kết luận đúc kết ra từ các nghiên cứu khoa học cho thấy rằng, não bộ con người sẽ dễ dàng ghi nhớ 1 dãy số ngắn hơn 5 chữ số, chính vì thế dãy số liền 5 số được chia ra thành hai cụm nhỏ ngăn bởi dấu chấm sẽ giúp ta dễ ghi nhớ số biển xe hơn, nhất là trong khoảnh khắc tích tắc vài giây.
(Ảnh: Internet)
Điều này sẽ có lợi cho việc ghi nhớ biển số trong các trường hợp đặc biệt như không may bị cướp giật trên phố hoặc bị xe khác đụng phải rồi bỏ chạy, bạn sẽ dễ ghi nhớ số xe của chúng và dễ báo với cơ quan điều tra.
2. Tránh trường hợp mua bán biển số đẹp
Một số người tin phong thủy thường cố gắng săn bằng được các biển số “tứ quý” thời còn lưu hành số xe bốn số cũ. Để tránh lập lại tình trạng săn “ngũ quý” khi thay số mới nên dấu chấm giữa các số được đặt ra nhằm phá số.
3. Theo quy tắc xác suất
Dấu chấm này trong xác suất thống kê sẽ giúp cho kho số rộng lớn hơn rất nhiều, dự trù lớn một số lượng biển số xe khi tốc độ mua xe của người dân ngày càng tăng và không có dấu hiệu hạ nhiệt.
4. Giúp ích trong nghiệp vụ công an
Trong nghiêp vu cua công an giao thông, cach nay se giúp ích cho việc áp dụng phương pháp loại trừ trong quá trình xác minh và tìm kiếm biển kiểm soát mà người làm chứng không nhớ hết 5 con số hay ảnh chụp không đủ 5 con số…
Video đang HOT
Theo Trân Trân / Trí Thức Trẻ
Ngắm phố quanh Hồ Gươm trước ngày thành "không gian đi bộ"
Xung quanh Hồ Gươm sẽ trở thành không gian đi bộ trong 3 ngày cuối tuần, hiện tại 16 tuyến phố đã cắm biển thông báo, ngày, giờ cho người dân nhận biết.
16 tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ trở thành phố đi bộ từ 19h ngày 1/9.
Không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm sẽ được bắt đầu triển khai từ ngày 1/9, từ 19h ngày thứ sáu đến 24h ngày chủ nhật hàng tuần với nhiều hoạt động nghệ thuật đường phố, sinh hoạt cộng đồng, wifi miễn phí và quán bar, nhà hàng mở cửa đến 2h sáng.
Hiện tại, các tuyến phố đều được cắm biển báo, thông báo tuyến phố đi bộ và giờ hoạt động.
Trong thời gian tổ chức tuyến phố đi bộ, Hà Nội sẽ bố trí 30 chốt trực cấm phương tiện ra vào khu vực. Trong thời gian này, người dân đến tham quan hồ Hoàn Kiếm được bố trí 78 điểm trông giữ ô tô, xe máy, xe đạp.
Một số điểm quanh hồ Gươm đã có wifi miễn phí nhằm đáp ứng nhu cầu truy nhập Internet của người dân thủ đô, giúp du khách trong và ngoài nước dễ dàng tra cứu, tìm kiếm thông tin cần thiết khi đến Hà Nội
Ngoài 6 nhà vệ sinh công cộng hiện có quanh hồ Gươm, quận Hoàn Kiếm đã đề nghị một số cơ quan, đơn vị nằm trong khuôn viên của không gian đi bộ mở cửa cho du khách đi vệ sinh. Bên cạnh đó, quận cũng yêu cầu các hộ kinh doanh đến 2h sáng phải để du khách được sử dụng nhà vệ sinh.
Ngoài ra, Hà Nội còn bố trí 23 chốt trực phân luồng phương tiện giao thông từ xa để chống ùn tắc giao thông tại các nút giao thông trên các các tuyến đường, phố theo sự điều chỉnh lộ trình của của một số tuyến xe buýt và các phương tiện khác vòng tránh không đi vào khu vực cấm.
Hình ảnh một số tuyến phố khu vực hồ Hoàn Kiếm khi thành tuyến phố đi bộ dịp cuối tuần
Từ ngày 1.9, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường giao thông quanh hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận
Phố Đinh Tiên Hoàng, hàng ngày từ sáng đến đêm luôn có rất nhiều du khách trong nước và du khách người nước ngoài thưởng ngoạn cảnh đẹp nơi đây
Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục và đường Lê Thái Tổ là nơi người dân tập trung vui chơi đông nhất từ chiều cho đến đêm muộn
Các tuyến phố đều đã cắm biển thông báo - đây là những tuyến phố đi bộ mới, có ghi ngày, giờ để người dân biết. Trong ảnh là phố Tràng Tiền, phố Đinh Lê, Nguyễn Xí, Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài)
Phố Lê Lai - không gian đi bộ từ đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ
Không gian đi bộ phố Hàng Khay, Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay)
Không gian đi bộ phố Hàng Bài - đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay
Phố Hoàn Kiếm sẽ không còn cảnh người dân đứng vẫy, dừng xe của khách vào quán vào buổi tối
Không gian đi bộ phố Hàng Dầu - đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Cầu Gỗ
Quanh khu vực Hồ Gươm vào những tối cuối tuần, lượng khách thường gấp đôi so với ngày thường, quanh đây tập trung nhiều cơ quan của thành phố và ít nhà dân nên việc tổ chức các tuyến phố đi bộ sẽ thuận lợi hơn ở các khu vực khác của Hà Nội
Hình ảnh ô tô, xe máy sẽ không còn trong phố quanh khu vực Hồ Gươm vào những buổi tối cuối tuần
Du khách đi thăm quan khu vực Hồ Gươm cũng không phải tránh xe máy, ô tô mỗi khi quan đường
Không gian mới khu vực Hồ Gươm vào 3 buổi tối cuối tuần chắc chắn sẽ tạo nên một diện mạo mới cho thành phố trong con mắt du khách nước ngoài cũng như du khách trong nước.
Từ ngày 1.9, Hà Nội sẽ tổ chức không gian đi bộ trên các tuyến đường giao thông quanh hồ và vùng phụ cận như: Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Lê Thái Tổ (1/2 đường Lê Thái Tổ phía bên hồ Hoàn Kiếm, đoạn từ Hàng Trống đến Hàng Khay), Lê Lai (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), Lê Thạch, phố Trần Nguyên Hãn (đoạn từ Đinh Tiên Hoàng đến Lý Thái Tổ), phố Đinh Lễ, Phố Nguyễn Xí, Phố Tràng Tiền (đoạn từ Ngô Quyền đến Hàng Bài), phố Lò Sũ (Đinh Tiên Hoàng đến Nguyễn Hữu Huân), phố Hàng Dầu (Đinh Tiên Hoàng đến Cầu gỗ), phố Hồ Hoàn Kiếm, Lương Văn Can (đoạn từ Hàng Hành đến Lê Thái Tổ), phố Hàng Bài (đoạn từ Hai Bà Trưng đến Hàng Khay), Bảo Khánh (đoạn từ Ngõ Bảo Khánh đến Lê Thái Tổ).
Theo Hồng Phú (Dân Việt)
Trường hợp nào phải bật đèn xi nhan khi tham gia giao thông? Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ. Hỏi: Hiện nay việc áp dụng quy định về sử dụng đèn xi nhan đối với các phương tiện giao thông khi chuyển hướng, chuyển làn đường chưa được thống nhất. Do vậy, vẫn còn trường hợp người tham gia giao thông không...