Đau buồn khi phát hiện chồng “cặp” với sếp già!
Mới vào công ty được 1 năm, Nhung thấy chồng thay đổi chóng mặt. Trước đây, mỗi lần nhắc anh việc ăn mặc nghiêm chỉnh đi làm, anh chỉ tặc lưỡi cho xong rồi lại xuề xòa, có khi còn đi đôi dép tông. Thật ra, gia đình Nhung cũng chẳng khá giả gì, hai vợ chồng chỉ thuê căn phòng rộng hơn sinh viên chút ít để lo cho sinh hoạt vợ chồng. Thế nên, tiền lương của hai người cũng phải chắt bóp tiết kiệm, thậm chí là còn đi vay mượn hàng tháng nếu như có việc gì đột xuất.
Nhung hiểu những khó khăn của mình nên rất thông cảm cho chồng. Nhưng đi ra ngoài, dù sao cũng là môi trường công sở thì nên ăn mặc lịch thiệp, chí ít là không luộm thuộm để người ta đỡ cười chê.
Sau những lời nhắc nhở của vợ, chồng làm ngơ thì giờ đã khác. Anh tự nhiên bắt Nhung đi mua comple, mua quần áo đẹp và giầy đẹp để mặc đi làm. Nhung vừa mừng vừa lo, mừng vì anh đã ý thức được bản thân mình, lo vì không biết kiếm đâu ra tiền sắm cho chồng một loạt, đùng cái chồng đòi nhiều quá. Nhung chạy vạy vay bạn bè, vì comple đâu có rẻ gì cho cam. Thế là chồng cũng có được bộ mặt đường hoàng khi đi làm.
Mấy tháng gần đây, chồng lại hay đưa tiền cho Nhung, nói là còn khoản nợ nào thì thanh toán hết đi. Chồng cũng không quên mua cho Nhung những bộ quần áo mới, đẹp hơn, sang trọng hơn. Hỏi tiền ở đâu ra mà mua sắm (vì trước giờ chồng không đưa nhiều như thế), chồng Nhung chỉ cười xòa, bảo được tăng lương. Nhung cũng lấy làm mừng vì sự tu chí của chồng…
Hình Minh Họa
Quà Tặng Vợ
Video đang HOT
Thời gian cứ thế trôi đi, chồng Nhung thường xuyên đi sớm về muộn, nói là phải tiếp khách, mới được sếp giao cho trọng trách quan trọng của công ty. Rồi một ngày, anh chị em đồng nghiệp tới nhà đông chật, lúc đó, Nhung mới vỡ lẽ là chồng mình vừa được thăng chức.
Có lẽ, thấy sự ngơ ngác, quê mùa của Nhung nên một chị trong cơ quan đã thì thầm vào tai Nhung chuyện của chồng. Phần vì họ không thích chồng Nhung, có thể là vậy, phần vì họ thương cô vợ chân chất như Nhung. Và sau ngày hôm ấy, Nhung biết, chồng mình từ ngày thay đổi cách ăn mặc chính là vì có mục tiêu ở công ty. Đó là bà sếp già của anh, người hơn anh gần 2 chục tuổi. Nghĩ mà buồn vô cùng. Nhung nuốt nước mắt vào lòng, không biết vì sao, không biết tất cả những điều chồng làm có phải vì gia đình quá khó khăn hay không.
Nhung không phủ nhận từ ngày anh có tí tiền, anh thường xuyên đưa cho Nhung sắm sửa nhà cửa, thậm chí hai người đã thuê một căn phòng rộng rãi và đẹp đẽ hơn. Chồng Nhung còn thường xuyên mua quà cho Nhung. Nhưng nếu để đổi lấy tất cả những điều đó, còn Nhung phải chấp nhận cảnh chồng mình giống như trai bao cho người đàn bà kia thì Nhung cũng không cam lòng. Tại sao lại như thế được, giàu có đâu có ý nghĩa gì, sang trọng hơn cũng đâu cần phải hi sinh nhiều như vậy.
Nhung nghĩ, chồng mình là đàn ông, là người có chí. Nếu không dựa vào người đàn bà đó, anh cũng có chỗ đứng trong công ty chứ? Giờ anh làm thế này, người đời sẽ cười chê anh, nói anh vô dụng, chỉ đi cặp bồ, bán thân xác mình để thăng tiến. Có tiền hơn nhưng Nhung còn ê chề hơn nhiều, đâu dám nhìn mặt ai.
Nhung đã khóc suốt mấy ngày, đã suy nghĩ quá nhiều, muốn nói hết những gì trong lòng mình với người khác. Nhưng liệu, chồng Nhung có thể lùi bước không, có nghe Nhung mà chấp nhận quay đầu, trở về thuở xưa không? Nhung sợ mình không làm được nhưng nếu cứ thế này, cô sẽ mất chồng như chơi…
Theo VNE
Giữ chồng kiểu cũ
Nghe đồn chồng có bồ mà không tìm ra chứng cứ, chị Mai mời bố mẹ hai bên đến nhờ "dạy dỗ".
Thế nhưng "hội nghị 4 bên" này chỉ làm cho các bậc phụ mẫu đau lòng, còn anh chồng thì chẳng còn muốn nhìn mặt vợ.
Ghen tuông là chuyện của muôn đời, nhưng mỗi thời đại người ta có cách giữ gìn hạnh phúc gia đình khác nhau. Tiếc thay, vẫn có không ít chị em còn giữ chồng theo kiểu cũ.
Hội nghị "thượng đỉnh"
Nghe phong thanh chồng có bồ, chị Mai rình rập mãi mà không bắt được quả tang, không có chứng cớ để "chiến đấu" với chồng. Nhưng chẳng lẽ không làm một việc gì đó để giữ hạnh phúc của mình? Một hôm, chị nhắn tin từ chiều cho chồng về sớm, có ông bà đến chơi. Xong việc cơ quan, chồng chị Mai về nhà ngay. Về đến cửa, anh đã thấy vợ bày biện hoa quả, bánh kẹo lên bàn và bố mẹ anh đang trò chuyện vui vẻ. Một lát sau anh thấy bố mẹ vợ cũng đi xe ôm tới.
Anh cứ tưởng là sự "trùng hợp ngẫu nhiên", nên rất vui, định chạy ra nhà hàng mua ít thức ăn về đãi "tứ thân". Nhưng vợ anh đã cản lại và bảo chồng ra bàn ngồi uống nước. Thấy thái độ vợ có vẻ trịnh trọng, anh ngoan ngoãn nghe lời. Vào bàn, chị Mai đứng lên báo cáo tình hình với các cụ và nhờ hai bên bố mẹ ra tay "dạy dỗ" chồng mình. Cả bốn cụ và người chồng đều bất ngờ về nội dung "hội nghị bốn bên".
- Bố chồng: Chúng tôi sinh ra con, nuôi dạy nó ăn học, nên người. Bây giờ anh chị đã có con lớn, lẽ nào mỗi khi xích mích lại buộc tội chúng tôi?
- Mẹ chồng: Vợ chồng bảo nhau mà làm mà ăn, là cán bộ cả rồi. Chúng tôi thân già, về hưu, còn phải nhờ con cháu, đâu dám dạy dỗ ai. Anh ấy đâu phải trẻ con để chúng tôi có thể lôi ra đánh cho một trận khi... mắc lỗi.
- Bố vợ: Con thật hồ đồ, chưa có gì là bằng chứng đã vội làm phiền hai cụ. Chúng tôi thật có lỗi với ông bà. Đúng là con dại cái mang, mong ông bà bỏ quá cho cháu.
Hội nghị kết thúc không có hậu, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Chỉ tội cho "bốn thân già" ra về lòng trĩu nặng.
Hành động kiểu "thời bao cấp"
Chị Liên tất tả đi xe buýt lên cơ quan chồng. Vào thẳng phòng sếp, nước mắt lã chã, kể tội ngoại tình của chồng và van xin sếp "ra tay cứu giúp", ít nhất cũng "kỷ luật để nhà em biết đường mà quay về với vợ con". Sếp ân cần nghe chuyện rồi an ủi chị mấy câu. Chị Liên ra khỏi cổng, sếp gọi điện ngay cho chồng chị lên phòng "có việc gấp". Sếp nhắc nhở: "Cơ quan nhiều việc, tôi không có thời gian để giải quyết việc gia đình của hàng nghìn cán bộ, nhân viên. Vợ cậu vừa lên trình báo về tội ngoại tình của cậu. Hãy cẩn thận, đừng để chuyện tình cảm ảnh hưởng tới công việc và uy tín của mình nhé".
Chồng chị Liên dạ dạ, vâng vâng, cảm ơn sếp rồi hứa sẽ không để vợ đến làm phiền lần nữa.
Mười lăm, hai mươi năm trước, các biện pháp "họp gia đình" và "báo cáo tổ chức" tỏ ra có hiệu quả trong việc bảo vệ mái ấm. Ngày nay, xã hội tôn trọng quyền cá nhân, không quá can thiệp sâu vào công việc "nội bộ" gia đình nên các biện pháp nói trên phần nào ít hiệu quả. Người ta đề cao sức mạnh "nội lực" hơn là các biện pháp "hành chính". Đó là lời nhắn gửi tới những người vợ đang ngày đêm ra sức bảo vệ "lâu đài tình ái" của mình.
Theo VNE
Đàn bà giỏi thường không được yêu Bạn có bao giờ tự hỏi, tại sao mình xinh thế này, mình dáng dấp đẹp thế này, mình trẻ trung năng động thế này nhưng lại &'vô duyên' đến giờ? Và chẳng có anh chàng nào có ý định nghiêm túc với mình hay tại vì sao, họ chỉ là công việc thuần túy, không ai có ý định tiến xa hơn,...