Đau bụng, nôn ra máu sau khi ăn nấm rừng, 19 người nhập viện
30 phút sau bữa cơm tối với món nấm rừng, 19 người đều có biểu hiện đau bụng, nôn ra máu nên phải nhập viện cấp cứu.
Ảnh minh họa
Sáng ngày 4/11, bác sĩ Hoàng Ngọc Tuyến, khoa Hồi sức cấp cứu, bệnh viện Đa khoa Lai Châu cho biết, 19 bệnh nhân nhập viện với triệu chứng đau bụng, buồn nôn được chẩn đoán do ngộ độc nấm đã ổn định sức khỏe, không còn nguy hiểm và có thể ăn uống trở lại. Tuy nhiên, các bệnh nhân vẫn phải tiếp tục theo dõi, điều trị khoảng 3 – 5 ngày tới.
Trước đó, vào ngày 2/11, sau khi đến giúp làm nhà cho một người ở trong xã biên giới Sin Súi Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu), anh Hảng A Gió (35 tuổi) và mọi người ăn bữa tối tại đây. Thực đơn trong đó có món nấm được hái trên rừng.
Tuy nhiên, sau khi ăn xong khoảng 30 phút, mọi người có biểu hiện đau bụng, nôn ra máu. Đến sáng ngày 3/11, có 19 người đã được chuyển đến bệnh viện Đa khoa Lai Châu cấp cứu.
Tại đây, bác sĩ chẩn đoán các bệnh nhân bị ngộ độc nấm. Sau khi hoàn tất thủ tục, bệnh nhận đã được truyền dịch bù nước điện giải và uống than hoạt tính.
Đến thời điểm này, những người bị ngộ độc đã ổn định sức khỏe, ăn uống được bình thường.
Được biết, 19 bệnh nhân đều là anh em, họ hàng với anh Hảng A Gió, trong đó, người cao tuổi nhất là bà Chang Thị Nu (62 tuổi), người nhỏ tuổi nhất là bé Vàng Thị Sú (24 tháng tuổi).
Những ca bị ngộ độc, thậm chí dẫn đến tử vong do ăn nhầm phải nấm độc xảy ra liên tiếp trong thời gian vừa qua đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về ý thức chủ quan của người dân trong sử dụng nấm nói riêng và an toàn thực phẩm nói chung.
Video đang HOT
Các biện pháp phòng, chống ngộ độc nấm:
ể những vụ ngộ độc thực phẩm thương tâm không tái diễn, mỗi địa phương nên củng cố, phát triển trung tâm khuyến nông, tăng cường tổ chức các lớp tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ y tế về công tác an toàn thực phẩm. Bản thân mỗi người dân cần nâng cao ý thức, tránh sử dụng thực phẩm độc hại, gây thiệt hại đến tính mạng của chính mình và cả cộng đồng.
Người dân không nên hái nấm quá non, khi chưa xòe mũ nấm (đối với nấm tán) vì lúc đó chưa thấy hết đặc điểm cấu tạo của chúng nên không xác định được rõ loài; không nên ăn nấm có màu sắc sặc sỡ, phát sáng vào ban đêm.
Người dân tuyệt đối không được ăn nấm lạ, không ăn thử nấm. Khi bị ngộ độc do ăn phải nấm độc, trước hết cần gây nôn (bằng biện pháp cơ học); cho bệnh nhân uống than hoạt tính, uống đủ nước, tốt nhất là dùng oresol, đồng thời nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất.
Theo Đời sống Pháp luật
Nữ thạc sỹ vụt tắt giấc mơ vì tai nạn kinh hoàng
Mái ấm gia đình của cô thạc sỹ tương lai mới nhen nhóm được chưa lâu nhưng đã có nguy cơ đổ vỡ vì tai nạn kinh hoàng khiến cô bị bỏng hơn 80%.
Chiều 27/10, có mặt tại Khoa hồi sức cấp cứu - Viện Bỏng Quốc gia (Hà Nội), chúng tôi không khỏi cầm lòng trước tình cảnh của chị Lê Thị Công Luận (26 tuổi, quê ở xã Hoàng Ngọc, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa), nạn nhân của một vụ bỏng nghiêm trọng do nướng mực cồn.
Chị Luận trước và sau khi bị nạn.
Quặn lòng nhìn người vợ trẻ vật vã trong đau đớn với những cơn co giật, anh Hoàng Minh Quyết (chồng chị Luận) lau vội giọt nước mắt chia sẻ với PV báo Người đưa tin về người vợ xinh xắn, tài giỏi của mình: "Vợ chồng tôi quen nhau hồi sinh viên, sau đó hai đứa nảy sinh tình cảm rồi yêu nhau. Nhưng hồi đó, cô ấy học trong TP Hồ Chí Minh, còn tôi ở ngoài Hà Nội. Khoảng cách về địa lý xa nhưng hai đứa luôn dành tình cảm yêu thương cho nhau. Đến năm 2012 thì cô ấy ra ngoài này học cao học ở Trường Học viện Quản lý giáo dục chuyên ngành Quản lý giáo dục".
Hồi đầu tháng 5 năm nay, chúng tôi quyết định đi đến hôn nhân, xây dựng mái ấm nhỏ với biết bao nhiêu hoài bão, mơ ước... Nhưng thật không ngờ, tai họa lại ập đến khi mọi thứ còn đang dang dở."
Chị Luận hiện đang được điều trị tại Khoa hồi sức cấp cứu Viện bỏng Quốc gia.
Nhớ lại tai nạn kinh hoàng của chị Luận, anh Quyết xót xa:
"Hôm đó, vào tối ngày 18/10, vợ chồng tôi đi thăm bà ngoại ở bệnh viện về. Về tối khuya, đói bụng nên vợ tôi vào bếp nướng cá để hai vợ chồng cùng ăn. Tôi thì ngồi xem ti vi trên phòng.
Được một lúc thì tôi nghe tiếng kêu cứu dưới bếp. Tôi vội vàng chạy xuống thì thấy vợ tôi lúc đó cháy như ngọn đuốc nên xông vào nhà tắm lấy nước dập lửa. Nhưng do cồn bị đổ ra dính khắp người nên vợ tôi bị bỏng nặng, sau đó được chuyển đến bệnh viện quân đội 108, vết bỏng nặng và sâu nên lại phải chuyển đến Khoa cấp cứu Viện Bỏng Quốc gia".
"Do lúc nướng cá, vợ tôi lấy chai cồn để trên nóc bếp nhưng không may chai cồn rơi đổ hết vào người. Gần đó lửa đang cháy khiến cồn bén rồi cháy lan lên khắp cơ thể", anh Quyết đau đớn.
Anh Quyết và cô Lý lo lắng cho tình hình sức khỏe của chị Luận.
Theo chồng nạn nhân, do vết bỏng quá nặng nên suốt hơn 1 tuần qua chị Luận luôn mê sảng, lúc tỉnh thì la đau rát nên các bác sĩ phải tiêm thuốc an thần và thuốc giảm đau. "Bác sĩ cho biết, vợ tôi bị bỏng tới hơn 80%, bỏng sâu 40%, hoại tử 11%. Nhìn thấy cô ấy ngày ngày đau đớn với vết bỏng sâu khiến tôi không cầm được nước mắt nhưng đành bất lực đứng nhìn mà không giúp được gì cho cô ấy. Bác sĩ bảo, phải điều trị tích cực mất một tháng, điều trị lâu dài thì mất ít nhất 3 tháng mới bớt đau đớn".
Từ lúc tỉnh tới nay, Luận luôn tỏ ra mặc cảm và buông xuôi. Chị cố dành chút sức lực gượng hỏi người thân: "Liệu em có thể đi lại được như bình thường hay không? Sao bây giờ nhìn em xấu xí thế này? Con có chết không hả mẹ?".
Những câu hỏi trên khiến anh Quyết như bị ngàn nhát dao cứa vào tim. Người vợ xinh xắn, giỏi giang ngày nào này phải quằn quại trong nỗi đau và sự mặc cảm. Không ai trong gia đình dám khóc trước mặt Luận, mọi người không muốn chị thêm đau đớn hơn nữa.
Bà Lý, mẹ ruột chị Luận chia sẻ: "Luận là đứa con rất ngoan. Suốt bao năm qua, tôi luôn lo lắng và dõi theo mọi bước đi của con. Hôm nghe tin báo con bị bỏng nặng đang cấp cứu ở bệnh viện, tôi như đứt từng khúc ruột, vội vàng bắt xe ra chăm con. Nhìn thấy con như vậy, sợ con buồn hại cho sức khỏe nên lúc nào tôi cũng động viên con cố gắng, mau bình phục, vượt qua hoạn nạn".
"Kể từ ngày nhập viện, gia đình hai bên nội ngoại phải xoay sở vay mượn của anh em chạy chữa bệnh tình cho cháu. Tính ra mỗi ngày phải chi trả hơn 20 triệu đồng. Dù có tốn kém thế nào chúng tôi cũng cố gắng xoay sở, cho đến nay gia đình đã chi đến hơn 200 triệu tiền viện phí. Không biết giai đoạn sắp tới chúng tôi có thể lo liệu được nữa hay không, bà lý gạt nước mắt nói.
Mọi sự đóng góp của các nhà hảo tâm xin liên hệ:
Anh Hoàng Minh Quyết (chồng chị Luận) ở Khoa hồi sức cấp cứu, Viện Bỏng Quốc gia
Số điện thoại: 0966.040.688
Xuân Tùng
Theo_Người Đưa Tin
4 người cùng gia đình nguy kịch vì ngộ độc nấm Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận thêm 4 bệnh nhân ở Tuyên Quang bị ngộ độc nặng. Như vậy, chỉ trong vòng hơn một tuần, đã có tất cả 14 người nhập viện vì ăn nấm độc, 2 ca tử vong. Một bệnh nhân bị ngộ độc nấm điều trị tại Trung tâm chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh:N.Phương. Tiến sĩ...