Đau bụng kinh có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến vô sinh?
Đau bụng kinh là vấn đề thường gặp ở chị em phụ nữ. Những ngày đến kinh nguyệt, bụng dưới co bóp, những cơn đau khiến chị em cảm thấy không sống nổi. Vậy, đau bụng kinh có dẫn đến vô sinh hay không?
Đau bụng kinh và vô sinh
Có khoảng 90% nguyên nhân gây nên triệu chứng đau bụng kinh là do hiện tượng sinh lý của cơ thế, không gây nên vô sinh.
Tuy nhiên, cũng có một số người bị đau bụng kinh do mắc phải một số bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, adenomyosis, bệnh viêm khoang chậu…) Những bệnh phụ khoa này gây ảnh hưởng đến buồng trứng, chức năng của tử cung, thay đổi môi trường vùng khoang chậu, từ đó ảnh hưởng đến việc thụ thai, dẫn đến vô sinh.
Tình trạng đau bụng kinh là do khi đến kỳ kinh nguyệt, tử cung căng phồng lên, niêm mạc tử cung dày lên, chèn ép gây đau. Bên cạnh đó, để đẩy máu và mô ra ngoài thì cơ tử cung phải co lại.
Các cơn co thắt này được kích hoạt bởi một hormone được cơ thể sản sinh ra gọi là prostaglandin, có chức năng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể, giãn cơ và co thắt. Đây là thủ phạm chính gây đau vùng chậu trong những ngày đèn đỏ. Lượng prostaglandin càng cao thì cơn đau càng nghiêm trọng.
Đau bụng kinh nên làm những kiểm tra nào?
Đối với những chị em có biểu hiện đau bụng kinh không quá nghiêm trọng, hoặc những người chưa lập gia đình, không cần thực hiện quá nhiều lần kiểm tra. Nếu đến kỳ kinh nguyệt bụng đau quá mức hoặc những người đã lâu mà không thụ thai được thì nên thực hiện những kiểm tra dưới đây để tìm hiểu nguyên do và điều trị kịp thời.
Khám phụ khoa: Đau bụng kinh tiên phát sẽ thường không phát hiện gì, nhưng đau bụng kinh thứ phát có lẽ sẽ khám ra những bệnh liên quan đến viêm nang, ấn lên thấy đau hoặc trong khoang chậu xuất hiện những cục u gây đau hoặc tử cung có dấu hiệu mở rộng, ấn lên có cảm giác đau…
Video đang HOT
Triệu chứng: Đau bụng kinh nguyên phát thường đau nhất vào ngày đầu tiên thấy kinh, kéo dài khoảng 2-3 ngày sau sẽ đỡ dần. Nhưng đau bụng kinh thứ phát sẽ gây đau thời gian dài và càng ngày càng nặng, lần sau đau hơn lần trước, kinh nguyệt càng ngày càng nhiều, thậm chí khi hết kỳ kinh nguyệt còn xuất hiện triệu chứng đau vùng chậu mãn tính.
Siêu âm: Siêu âm B phụ khoa là biện pháp phổ biến nhất. Qua việc siêu âm có thể kiểm tra tử cung và hai bên xương chậu để tiến hành loại trừ và chẩn đoán một số bệnh phụ khoa.
Xét nghiệm máu: ví dụ như bệnh lạc nội mạc tử cung. Đau bụng kinh do bệnh adenomyosis có thể bị tăng huyết thanh CA125, bệnh nhân bị viêm vùng chậu có thể xuất hiện triệu chứng bạch cầu tăng cao.
Nguồn: QQ/Helino
Điểm danh 5 yếu tố có thể khiến chị em bị vô sinh và 5 việc giúp chị em dễ dàng có thai hơn
Đôi khi, những điều tưởng chừng hết sức bình thường lại có thể làm giảm khả năng sinh sản và phá hỏng cơ hội mang thai của bạn.
Cơ thể con người là một thể thống nhất nhưng nhiều khi nó cũng hoạt động theo những cách mà chúng ta khó có thể kiểm soát, nhất là những vấn đề liên quan đến sinh sản. Với nhiều phụ nữ, rõ ràng, thụ thai, vô sinh là điều không đơn thuần diễn ra theo tự nhiên. Nó được coi là vấn đề nhạy cảm vì liên quan đến rất nhiều yếu tố. Đôi khi, những điều tưởng chừng hết sức bình thường lại có thể ảnh hưởng đến khả năng thụ thai, làm giảm khả năng sinh sản hay phá hỏng cơ hội mang thai của bạn.
Không ai muốn điều không hay xảy đến với mình, vậy nên, là phụ nữ, chị em cần nắm được những yếu tố làm tăng khả năng có con hoặc là dẫn đến nguy cơ vô sinh như dưới đây.
5 yếu tố có ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản của chị em
Mặc dù tập thể dục có thể tăng khả năng sinh sản, đặc biệt là ở những phụ nữ bị béo phì, nhưng tập luyện quá nhiều có thể gây hại nhiều hơn là có lợi.
Nói như vậy không có nghĩa là phụ nữ nên ngừng tập thể dục. Tốt nhất, chị em cần lắng nghe cơ thể mình và lựa chọn các bài tập cần thiết thì sẽ mang lại nhiều kết quả hơn.
Nhiều người bắt đầu lo lắng về việc không thể thụ thai, từ đó gây ra trầm cảm và căng thẳng quá mức. Tất cả tạo thành một vòng luẩn quẩn. Để tránh căng thẳng, bạn có thể thực hành chánh niệm và tìm hiểu thêm về các kỹ thuật đối phó với căng thẳng có thể giúp loại bỏ tác động của căng thẳng lên cơ thể.
Nếu không vì những lý do bất khả kháng thì việc mang thai trước tuổi 35 luôn tốt hơn cho người phụ nữ.
Phụ nữ nên đảm bảo sao cho chỉ số khối cơ thể (BMI) của mình nằm trong phạm vi lành mạnh và tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng cho kế hoạch ăn kiêng nếu muốn.
Mặc dù vẫn cần thêm các nghiên cứu khác để khẳng định điều này nhưng tốt nhất bạn vẫn nên chú ý khi sử dụng hay tiếp xúc với các loại hóa chất. Hãy cố gắng lựa chọn các sản phẩm mỹ phẩm tự nhiên và hạn chế tiếp xúc với hóa chất rửa tẩy nhất có thể.
5 việc làm giúp chị em tăng cường khả năng sinh sản
Yoga cung cấp một loạt các tư thế để tăng khả năng sinh sản. Bạn có thể tham khảo các đasana (tư thế yoga) dễ dàng thực hiện mà lại có hiệu quả làm tăng khả năng sinh sản ở người phụ nữ như Supported Bridge (Setu Bandhasana), Legs Up the Wall (Viparita Karani), Standing Forward Bend (Uttanasana)...
Vì vậy, tốt hơn hết là bạn nên chọn những sản phẩm thân thiện với khả năng sinh sản và không chứa bất kỳ thành phần gây hại nào. Những chất này có độ pH trung tính bắt chước chất nhầy cổ tử cung và sẽ không gây hại cho tinh trùng hoặc cản trở khả năng di chuyển của nó.
Và đừng quên gia vị nhé. Một số nghiên cứu cho thấy những phụ nữ tiêu thụ quế đã cải thiện sự rụng trứng và kinh nguyệt đều đặn so với những người dùng giả dược.
Thiếu một số vitamin có thể làm giảm khả năng sinh sản. Tất cả các vitamin trong cơ thể nên được cân bằng, nhưng một số trong số chúng lại đóng vai trò quan trọng hơn trong việc thụ thai và duy trì thai kỳ khỏe mạnh.
Vì vậy hãy chú ý đến nhãn sản phẩm và đừng quên kiểm soát việc tiêu thụ chúng mỗi ngày nhé.
H Nguyễn
Theo baodansinh
Rối loạn nội tiết - Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới Rối loạn nội tiết là chứng bệnh mà nhiều phụ nữ dễ gặp phải. Rối loạn nội tiết gây các rối loạn ở cơ quan sinh sản và là nguyên nhân trực tiếp gây vô sinh ở nữ giới. Nếu bị mất cân bằng nội tiết, phụ nữ sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử...