Đau bụng khi rụng trứng – đừng chủ quan!
Đối với một số phụ nữ, đây là hiện tượng bình thường, nhưng với một số khác thì đau bụng khi rụng trứng là một báo động đỏ!
Đau bụng khi rụng trứng, hay hội chứng mittelschmerz được biểu hiện theo nhiều cấp độ khác nhau, từ một cơn nhói nhẹ cho đến đau bụng quặn thắt. Đối với một số phụ nữ, đây là hiện tượng bình thường, nhưng với một số khác thì đau bụng khi rụng trứng là một báo động đỏ!
Đau bụng khi rụng trứng được biểu hiện như thế nào?
Cảm giác này được mô tả như là một tiếng “tưng” như dây đàn, một tiếng nổ nhỏ bất ngờ hay là sự đau nhói ở bụng dưới trùng với thời điểm rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, một vài phụ nữ mô tả quá trình rụng trứng là rất đau đớn. Tuy thế, rất nhiều người vẫn nghĩ rằng hiện tượng đau này là hoàn toàn bình thường.
Quả thực, nhiều phụ nữ cảm thấy được quá trình rụng trứng và nó chẳng phải chuyện to tát gì. Nhưng những cơn đau buốt dữ dội như bị ai đâm vào người hoặc những cơn đau có thể khiến cơ thể trở nên suy nhược thì không bình thường chút nào.
Đau bụng trùng với thời điểm rụng trứng là dấu hiệu cảnh báo rằng bạn có một vấn đề tiềm ẩn về sức khỏe cần được khắc phục. Có thể những vấn đề tiềm ẩn ấy còn khiến khả năng sinh sản bị giảm sút. Một số những nguyên nhân thường gặp nhất là:
Những khối u này có thể giữ nguyên hoặc vỡ ra, trong suốt chu kỳ rụng trứng. Hiện tượng đau bụng vào thời kỳ rụng trứng thường gặp nhất ở những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang.
U nang buồng trứng là kết quả của thiếu cân bằng nội tiết tố, điều này thường liên quan đến kháng insulin. Cắt giảm lượng đường và ngũ cốc (những thứ gây viêm trong cơ thể) có thể giúp ích rất nhiều. Theo các chuyên gia, chúng ta nên theo đuổi chế độ ăn với những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp hay theo chế độ ăn đơn giản, ít chế biến để hạn chế những nguồn cơn gây kháng insulin.
Video đang HOT
Lạc nội mạc tử cung là một bệnh viêm nhiễm gây ảnh hưởng đến buồng trứng và ống dẫn trứng. Nó cũng có thể gây ra những cơn đau trong suốt chu kỳ rụng trứng.
Những triệu chứng khác của bệnh này bao gồm: đau đớn khi giao hợp, đau nửa đầu, táo bón, đau đầu, chóng mặt và những triệu chứng khác.
3/ Bị dính từ lần phẫu thuật trước
Nếu bạn đã từng bị phẫu thuật – ví dụ như sinh mổ hay mổ ruột thừa – các mô sẹo có thể đã dính lại quanh khu vực này và gây ra những cơn đau khi rụng trứng.
Buồng trứng có thể dính vào ruột hay các cơ quan nội tạng khác, gây ra những cơn đau khi rụng trứng.
4/ Nhiễm trùng
Các vi sinh vật có thể xâm nhập vào khoang chậu thông qua ống thông đường tiểu, phẫu thuật và thậm chí là khi sinh con nữa. Nó có thể gây viêm và nhiễm trùng và một trong những hệ quả là đau bụng trong suốt thời gian gần kề rụng trứng.
5/ Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Lý do khác gây ra đau bụng khi rụng trứng là các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STIs). Một ví dụ là nhiễm khuẩn chlamydia, có thể gây ra viêm nhiễm, để lại sẹo và nhất là viêm vùng chậu.
Vi khuẩn chlamydia còn có thể là nguyên nhân gây ra tràn dịch noãn quản, khi mà các ống dẫn trứng bị tắc bởi mủ. Nó dẫn đến viêm nhiễm và gây đau đớn.
Nhìn nhận về những cơn đau này như thế nào?
- Đừng chủ quan: Nếu đó là một chứng bệnh cuối cùng có thể dẫn đến vô sinh, bạn có thực sự muốn đánh cược với nó không?
- Mọi người nói rằng điều này hoàn toàn bình thường: Bạn không nên để bất cứ ai bảo bạn rằng những cơn đau trong suốt quá trình rụng trứng là bình thường. Hãy tìm đến một bác sĩ thực sự có chuyên môn.
- Nhưng tôi đã đi chụp và kết quả vẫn bình thường: Không may là các hình thức chụp cắt lớp thường không thấy được hết mọi thứ – đặc biệt là những mô sẹo, các mô dính và chứng lạc nội mạc tử cung.
Cách đúng đắn duy nhất để tiếp cận khu vực trong vùng chậu là nội soi. Đây là tiêu chuẩn vàng để chuẩn đoán tình trạng bệnh lý trong phụ khoa.
- Nếu bạn nghĩ chuyện này thật vớ vẩn: Không may là chúng ta thường có xu hướng coi thường những thứ phổ biến trong cuộc sống. Nếu bạn nghĩ đau bụng khi rụng trứng là bình thường, các chuyên gia lại suy nghĩ khác bạn đấy!
Theo Emdep.vn
Chuột rút trong kỳ 'đèn đỏ' có thể báo hiệu các bệnh nguy hiểm sau với chị em
Ngoài đau bụng kinh hay buồn nôn, nhiều chị em phụ nữ phải chịu chứng chuột rút trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên những cơn đau do chuột rút lại có thể cảnh báo các căn bệnh nguy hại đến sức khỏe.
U xơ tử cung
Theo Tiến sĩ Alyssa Dweck - Bác sỹ sản phụ khoa ở Mount Kisco (New York, Mỹ), nếu bạn bị đau nhức và khó chịu ở vùng bụng, rất có thể đã mắc ung xơ tử cung. Những cơn đau này thường bắt nguồn từ sưng viêm vùng kín hoặc do các khối u chèn ép lên tử cung của bạn. Bạn nên đến gặp bác sĩ phụ khoa để chữa trị kịp thời.
Viêm vùng chậu (PID)
Cơn đau dai dẳng, liên tiếp là dấu hiệu của viêm vùng chậu (PID) - một bệnh nhiễm trùng tử cung, buồng trứng hoặc ống dẫn trứng. Ngoài ra, những căn bệnh tình dục như lậu hay do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây nên cũng dẫn tới viêm vùng chậu. Cơn đau này nhẹ, không rõ ràng nhưng không thoải mái. Tuy nhiên vào thời kỳ "đèn đỏ"khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn.
Để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe bạn hãy đi khám phụ khoa và tìm ra nguyên nhân chính xác cũng như uống thuốc kháng sinh càng sớm càng tốt. Nếu không được điều trị, mô sẹo có thể hình thành trong bộ phận sinh dục và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.
U nang buồng trứng xoắn
U nang buồng trứng ở thể xoắn gây đau nhói ở một bên bụng và làm giảm lưu lượng máu ở buồng trứng. Cơn đau này gây khó chịu và ảnh hưởng đến hoạt động thường ngày. Nếu không phẫu thuật hay điều trị kịp thời có thể làm vỡ buồng trứng, gây nhiễm trùng, nhiễm độc, mất máu,...
Lạc nội mạc tử cung
Những cơn đau mà thuốc không thể điều trị có thể là dấu hiệu của lạc nội mạc tử cung. Tình trạng này khiến mô nội mạc tử cung di chuyển đến các cơ quan khác như buồng trứng, ống dẫn trứng. Theo thời gian, các mô này có thể phát triển thành u nang lành tính và gây đau rát, chảy máu.
Theo Womenshealth
Đau bụng khi hành kinh liệu có gây vô sinh? Đau bụng khi hành kinh là một triệu chứng phổ biến mà hầu như mọi phụ nữ đều gặp. Đôi khi, những cơn đau bụng kinh này có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản. Đau bụng kinh là hiện tượng đau bụng dưới khi...