Đau bụng khi ‘đến tháng’, có thể dùng thuốc gì?
Nhiều người khi đến kỳ kinh có triệu chứng đau thắt vùng bụng dưới. Nguyên nhân là ở giai đoạn này, cơ thể nữ giới giải phóng prostaglandin khiến cho nồng độ hormone này tăng cao.
Prostaglandin không chỉ gây co bóp tại cơ tử cung mà còn thúc đẩy quá trình co bóp của các mạch máu trong đó khiến các cơn đau càng dữ dội hơn.
Thông thường các cơn đau bụng kinh sẽ diễn ra dữ dội trong 1-2 ngày đầu và giảm dần triệu chứng trong những ngày sau.Đau bụng kinh tuy không nguy hiểm nhưng gây khó chịu và ảnh hưởng rất nhiều đến các hoạt động hàng ngày.
Các thuốc có thể dùng
Thuốc giảm đau đơn thuần: Thuốc giảm đau đơn thuần có thể dùng đó là paracetamol. Đây không phải là thuốc kháng lại với prostaglandin (thủ phạm gây đau bụng kinh) nên có thể dùng trong trường hợp đau nhẹ. Thuốc có tác dụng làm dịu cơn đau và ít có tác dụng phụ hơn các thuốc khác.
Tuy nhiên khi dùng thuốc này cần chú ý trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm có chứa paracetamol, hơn nữa đây cũng là loại thuốc có rất nhiều dạng dùng… vì thế người dùng cần đọc kỹ thành phần của thuốc để tránh dùng nhiều sản phẩm cùng lúc đều chứa hoạt chất này, sẽ gây quá liều, hại gan.
Đối với liều điều trị thuốc tương đối an toàn (trừ những người có vấn đề về gan phải dùng thận trọng). Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu khi dùng thuốc. Không được dùng paracetamol để tự điều trị giảm đau quá 10 ngày ở người lớn hoặc quá 5 ngày ở trẻ em, trừ khi do thầy thuốc hướng dẫn, vì đau nhiều và kéo dài như vậy có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý cần thầy thuốc chẩn đoán và điều trị có giám sát.Khi đau bụng kinh có thể dùng túi nước nóng để chườm bụng.
Video đang HOT
Khi đau bụng kinh có thể dùng túi nước nóng để chườm bụng.
Ngoài ra, paracetamol còn được phối hợp với thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen. Sự kết hợp này có tác dụng hiệp đồng giúp giảm đau nhanh chóng.
Thuốc kháng viêm không steroid (NSAID): Nhóm này bao gồm các thuốc như aspirin, diclofenac, ibuprofen, indomethacin, ketoprofen, naproxen, piroxicam… Các thuốc này có tác dụng ức chế cyclo-oxygenase (COX) nên ức chế tổng hợp prostaglandin và là nhóm thuốc được sử dụng để làm giảm đau bụng kinh.
Tuy nhiên đây là nhóm thuốc có nhiều tác dụng phụ, nên người dùng thuốc cần thận trọng. Bất lợi thường gặp nhất như ù tai, kích ứng dạ dày và loét dạ dày… Vì thế, không nên dùng các thuốc này ở những người bị loét tiêu hóa, bị khó tiêu hoặc các rối loạn tiêu hóa khác.
Những người bị hen phế quản, bệnh thận hoặc đang bị mất nước cũng không nên dùng các thuốc này. Riêng với aspirin không dùng với bé gái dưới 18 tuổi vì có thể gây hội chứng Reye (hội chứng tổn thương não cấp tính và thoái hóa mỡ ở các phủ tạng – não, thận, tim, nhất là gan. Bệnh rất nặng, có tỷ lệ tử vong cao).
Khi dùng thuốc nến uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn để tránh kích ứng dạ dày. Không phối hợp các thuốc NSAID với nhau vì sẽ làm tăng độc tính của nhau. Nên sử dụng thuốc ở liều thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất có thể để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc chống co thắt: Alverin là một trong những thuốc có tác dụng chống co thắt, giúp giảm đau do co thắt cơ nên được dùng trong đau bụng kinh. Thuốc có thể dùng theo đường uống (với dạng viên nén, viên nang) hoặc đặt hậu môn (với dạng viên đạn đặt hậu môn). Không dùng thuốc trong các trường hợp: Quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc, tắc ruột hoặc liệt ruột, tắc ruột do phân, mất trương lực đại tràng… Khi dùng thuốc, người dùng có thể thấy buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, ngứa, phát ban, phản ứng dị ứng…
Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường nhẹ, không cần phải xử trí. Trong trường hợp ngứa, phát ban cần ngừng thuốc và theo dõi phản ứng phản vệ (mặc dù phản ứng này rất hiếm xảy ra).
Ngoài ra, có thể dùng các thuốc điều trị hỗ trợ như thuốc bổ đa sinh tố và muối khoáng, thuốc bổ chứa chất sắt, canxi, vitamin nhóm B…
Để giảm đau bụng kinh, có thể dùng một trong các cách không dùng thuốc sau:
Lấy một bình nước nóng hoặc một túi nước nóng áp lên vùng bụng dưới để giúp làm giảm cơn đau; uống nhiều nước, hạn chế dùng nhiều muối và cà phê nhằm tránh tình trạng giữ nước và đầy hơi, gây đau; tập thể dục đều đặn làm tăng tuần hoàn trong vùng chậu và làm giảm cường độ cơn đau bụng; nghỉ ngơi và thư giãn có thể làm giảm cơn đau trong thời kỳ hành kinh.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài hơn 2 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, hãy đến bác sĩ để khám, tư vấn và xử trí thích hợp…
Theo Zing
Nguyên nhân gây đau bụng, chậm kinh
Hiện tượng cháu bị trễ kinh có thể là do rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh) hoặc do có thai (nếu có quan hệ tình dục).
Dạo này cháu bị đau bụng âm ỉ lúc bên trái lúc bên phải. Cháu cứ tưởng là do báo đến ngày nhưng cháu chậm đến nay là hơn 10 ngày rồi. Liệu cháu bị bệnh gì?
(huong9422@yahoo.com.vn).
Hiện tượng cháu bị trễ kinh có thể là do rối loạn kinh nguyệt (chậm kinh) hoặc do có thai (nếu có quan hệ tình dục). Có thai có thể là thai trong buồng tử cung hoặc thai ngoài tử cung (chửa ngoài tử cung).
Để biết có thai hay không rất dễ bằng cách dùng que thử. Tuy nhiên, hiện tượng trễ kinh kèm theo đau bụng cần phải cảnh giác với bệnh chửa ngoài tử cung. Đây là một cấp cứu ngoại khoa không thể chủ quan. Vì vậy, nếu có quan hệ tình dục, cháu nên đi khám siêu âm xem thai đã có trong buồng tử cung chưa.
Trường hợp trễ kinh, đau bụng mà không phải do có thai (không có quan hệ tình dục) thì có thể do nhiều nguyên nhân khác gây nên như: các viêm nhiễm phụ khoa (viêm cổ tử cung; viêm phần phụ, viêm buồng trứng vòi trứng, đa nang buồng trứng,...).
Nếu bị các bệnh này thì ngoài rối loạn kinh nguyệt, đau bụng, có kèm hiện tượng khí hư bất thường...; hay các viêm nhiễm đường tiết niệu cũng có đau bụng và kèm tiểu khó tiểu buốt,... Do đó, bạn nên đi khám chuyên khoa sản - phụ để bác sĩ tìm nguyên nhân và điều trị đúng.
BS. Nguyễn Kim Dung
Theo Suckhoedoisong.vn
Ung thư phụ khoa: Dấu hiệu thế nào? Ngứa rát kéo dài hoặc chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng, sụt cân nhanh, mệt mỏi và suy nhược có thể là dấu hiệu ung thư phụ khoa. Các bệnh ung thư phụ khoa đang có xu hướng gia tăng và bệnh nhân trẻ hóa, bao gồm ung thư cổ tử cung, tử cung, ung thư buồng trứng, âm đạo, âm...