Đau bụng đi ngoài thường xuyên là dấu hiệu của bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài trên 3 lần/ngày, tình trạng phân sống… có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa. Cùng tìm hiểu chi tiết xem bạn đang mắc bệnh gì?
Đau bụng đi ngoài là dấu hiệu của bệnh gì?
Các nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đi ngoài thường xuyên
Hiện tượng đau bụng đi ngoài nhiều lần là khi người bệnh đi ngoài quá 3 lần/ngày kèm theo đau bụng quằn quại. Tình trạng phân lúc này sẽ lỏng hoặc không thành khuôn, phân sống. Đồng thời người bệnh sẽ mót đi ngoài và đi xong lại muốn đi tiếp, khiến cho cơ thể suy kiệt, mất nước… Đây có thể là một trong những cảnh báo cho thấy đường tiêu hóa của bạn không khỏe mạnh, hoặc là dấu hiệu của một số bệnh lý cụ thể như:
1. Rối loạn vi khuẩn đường ruột
Rối loạn vi khuẩn đường ruột hay còn gọi là loạn khuẩn đường ruột xảy ra khi tỷ lệ lợi khuẩn và hại khuẩn trong ruột bị mất cân bằng. Tỷ lệ lợi khuẩn giảm xuống, hại khuẩn tăng lên gây ra tình trạng đi ngoài phân lỏng, phân sống, có thể lẫn chất nhầy hoặc một ít máu, đôi lúc kèm theo cảm giác đau bụng. Loạn khuẩn đường ruột nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể dẫn đến mất nước, rối loạn điện giải, kiệt sức, suy dinh dưỡng.
Loạn khuẩn đường ruột là nguyên nhân thường gặp gây đau bụng đi ngoài thường xuyên
2. Viêm đại tràng co thắt hay hội chứng ruột kích thích
Đại tràng co thắt gây đi ngoài từ 2-3 lần vào buổi sáng, có người còn bị đi ngoài vào buổi trưa hoặc tối thêm 1-2 lần nữa, cảm giác muốn đi nhưng không đi được, hoặc đi ngoài không hết phân. Đây là một rối loạn chức năng của đại tràng, rối loạn tín hiệu dẫn truyền giữa não và ruột, đại tràng tăng tính nhạy cảm với các tác nhân kích thích, do đó tình trạng đau bụng đi ngoài khá bất thường.
Bệnh do thần kinh chi phối, do đó stress căng thẳng không phải là nguyên nhân gây bệnh nhưng có thể làm kịch phát triệu chứng bệnh. Đại tràng co thắt khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi, chán nản, điều này vô tình làm các triệu chứng bệnh nặng thêm, bệnh nặng thêm lại càng stress – đây là một vòng luẩn quẩn mà không phải bệnh nhân nào cũng biết.
Bệnh không có “viêm” do đó không gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh đường tiêu hóa khác như trĩ, viêm đại tràng…
Viêm đại tràng co thắt không nguy hiểm nhưng gây đi ngoài nhiều lần rất bất tiện
Viêm đại tràng mạn tính thường gây đi ngoài 2 lần vào buổi sáng, sáng dậy đi ngoài, ăn sáng xong lại đi ngoài tiếp, ăn uống đồ ăn kích ứng thường gây cảm giác phải đi ngoài hết thức ăn thì bụng mới hết đau. Tình trạng này sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, liên tục muốn đi ngoài…
Nguyên nhân là do niêm mạc đại tràng bị tổn thương (xung huyết hoặc teo đét hoặc kết hợp cả xung huyết và teo đét niêm mạc) gây ra chứng bệnh. Bệnh diễn biến kéo dài thì càng làm vết viêm tổn thương càng sâu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng như giãn đại tràng cấp tính, xuất huyết tiêu hóa, thủng đại tràng, ung thư đại tràng. Các nghiên cứu cho thấy viêm đại tràng mạn tính làm tăng 30% nguy cơ dẫn đến ung thư.
Hình ảnh mô phỏng niêm mạc ruột bị tổn thương do viêm loét đại tràng
Các biến chứng ung thư nguy hiểm có thể gặp
Video đang HOT
Đau bụng đi ngoài nhiều lần nếu không sớm tìm ra nguyên nhân để điều trị, rất có thể sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, như ung thư. Bên cạnh đó, một số bệnh ung thư cũng có dấu hiệu nhận biết là đau bụng đi ngoài thường xuyên.
1. Đau bụng đi ngoài kéo dài có thể là ung thư tuyến tụy
Người bệnh luôn trong trạng thái dịch tụy phân giải không đủ dẫn đến tiêu chảy nhiều lần, đau bụng, đau vùng eo và lưng, khó tiêu, sụt cân không rõ nguyên nhân.
2. Ung thư gan gây đau bụng và đi ngoài
Ung thư gan nguyên phát gây nên tình trạng rối loạn chức năng tiêu hóa. Người bệnh sẽ có dấu hiệu chán ăn, mệt mỏi, khó chịu và đau bụng…
3. Đau bụng, tiêu chảy kèm buồn nôn là dấu hiệu ung thư dạ dày
Đây là căn bệnh dễ bị nhầm lẫn bởi các triệu chứng giống với viêm dạ dày, viêm ruột. Cụ thể, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy và đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, nôn và buồn nôn, cảm giác khó chịu nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…
4. Ung thư đại tràng gây đau bụng, đi ngoài tăng lên
Tình trạng đau bụng, số lần đi ngoài tăng lên, đôi lúc kèm táo bón đan xen nhau, hình thức phân không bình thường, trong phân có máu, mủ nhầy… là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng.
Hình ảnh mô phỏng các giai đoạn ung thư đại tràng
Như vậy, tình trạng đau bụng đi ngoài nhiều lần tưởng chừng đơn giản nhưng lại là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Người bệnh tuyệt đối không thể lơ là. Nếu đau bụng đi ngoài nhiều lần trong nhiều ngày, cần tới các bệnh viện uy tín để thăm khám, xét nghiệm để bác sĩ tìm hiểu nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị triệt để.
Thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội trong việc điều trị viêm đại tràng, viêm ruột cấp – mãn tính
Đông y từ lâu đã được dùng để điều trị viêm đại tràng và có hiệu quả đặc hiệu trong việc điều trị viêm đại tràng mãn tính. Tuy có tác dụng chậm hơn thuốc Tây nhưng thuốc Đông y lại an toàn, tác động đến cả nguyên nhân, giúp bệnh ít hoặc không tái phát. Nhờ vậy, việc điều trị sẽ đạt hiệu quả cao, dù có ngưng sử dụng thì vẫn còn có tác dụng trong một thời gian. Tuy nhiên, nếu chỉ sản xuất thuốc Đông y theo sách thì ai cũng làm được và khó mà có hiệu quả vượt trội. Tuy hiếm, nhưng cũng có một số bài thuốc gia truyền hiệu quả thực sự. Bài thuốc trị viêm đại tràng bí truyền là một ví dụ. Hiện bài thuốc này đã được chuyển giao cho Công ty Nhất Nhất sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại đạt chuẩn GMP-WHO, tạo nên bài thuốc Đông y thế hệ 2 hiệu quả vượt trội.
Kinh nghiệm sử dụng thuốc đại tràng Đông y thế hệ 2:
Với triệu chứng nhẹ, trung bình bạn dùng liều 2 viên/ngày. Với triệu chứng nặng bạn có thể dùng liều cao 4 viên/ngày. Với bệnh mãn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Tuy rất hiệu quả nhưng sản phẩm này chỉ có tác dụng với trên 90% người dùng. Thường thì tác dụng phải rõ rệt sau 10-20 ngày dùng, do vậy nếu sau 30 ngày mà tác dụng vẫn chưa rõ rệt thì sản phẩm không hợp với bạn, bạn hãy ngưng dùng để khỏi lãng phí.
Bạn nên dùng thêm thuốc hoạt huyết Đông y thế hệ 2 tăng cường lưu thông máu, dẫn thuốc để gia tăng hiệu quả của thuốc đại tràng.
Hải Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN
Thực phẩm 'độc bảng A' có thể gây ung thư, nhiều người Việt ăn hàng ngày
Nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư, nhưng điều đáng lo ngại là rất nhiều món trong số này lại là món ăn khoái khẩu của nhiều người Việt, thậm chí được sử dụng để ăn hàng ngày.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Viện Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ, hầu hết các bệnh ung thư đều có thể được ngăn chặn từ sớm. Hiện nay, các nhà khoa học ước tính rằng có 60-70% các bệnh ung thư đều có thể ngăn ngừa được bằng những thay đổi đơn giản trong chế độ ăn uống và lối sống.
Như vậy, bằng việc thay đổi những thói quen ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ cải thiện sức khỏe của mình mà còn có thể phòng ngừa khả năng mắc phải ung thư.
Dưới đây là những loại thực phẩm có khả năng gây ung thư mà bạn cần tránh:
Thực phẩm hun/xông khói
Nitrat và nitrit là các chất bảo quản để ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, cũng như tăng thêm màu sắc cho thịt. Khi bị nấu chín, nitrit và nitrat biến đổi thành các chất khác gọi là hợp chất N-nitroso, chẳng hạn như nitrosamine và nitrosamides. Các hợp chất N-nitroso có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Một số loại thịt chế biến sẵn bạn nên hạn chế là thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt dăm bông, thịt bò khô và xúc xích Italia.
Cá nuôi
Theo Food and Water Watch, cá nuôi có thể nhiễm các chất ô nhiễm hóa học cao hơn so với cá tự nhiên, bao gồm chất PCB - một loại chất gây ung thư. Cá nuôi thường được cho dùng thuốc kháng sinh và một số chất khác không tốt cho sức khỏe người dùng.
Những túi đựng bắp rang bơ có chứa Perfluoroalkyl, axit perfluorooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) để ngăn dầu thấm qua bao bì. Khi tiếp xúc với nhiệt nóng, những hóa chất này sẽ thấm vào bắp rang. Khi bạn ăn phải những chất này, chúng xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm máu. Chất PFOA có mối liên hệ với các khối u trong cơ quan động vật (gan, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến vú ở chuột), đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Ảnh minh họa: Internet
Thịt nướng
Hydrocarbon thơm đa vòng (PAH) là các chất được tạo ra khi đốt cháy một vài loại vật liệu, chẳng hạn như than hoặc gỗ. Một vấn đề khác là chất béo từ thịt nhỏ giọt vào than khi nướng thịt sẽ tạo ra khói và lửa, điều này cho phép các chất PAH bám vào thức ăn, làm tăng nguy cơ tiếp xúc với chất gây ung thư.
Dầu Hydro hóa
Dầu Hydro hóa hay còn gọi là trans-fat, là một sản phẩm nhân tạo. Các loại dầu này có cấu trúc hóa học đã được thay đổi tăng khả năng chống oxy hóa (ôi, thiu), từ đó tăng thời hạn sử dụng của sản phẩm. Trans-fat có thể khiến hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức, gây sưng viêm và liên quan đến các bệnh tim, đột quỵ, tiểu đường cùng các bệnh mãn tính khác. Ngoài việc được chiết xuất từ nguồn gốc hóa học, dầu Hydro hóa cũng được sử dụng để che mùi và thay đổi hương vị của dầu.
Đồ ăn quá nóng có thể gây ung thư thực quản
Các thực phẩm nóng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày, chủ yếu bao gồm cà phê nóng, trà sữa nóng, canh cay và lẩu,... Mặc dù nó có thể thỏa mãn khẩu vị của mỗi người, nhưng đây lại là những thủ phạm làm hỏng thực quản và gây ung thư thực quản.
Nếu thời gian dài ăn uống các loại thực phẩm nóng hơn 65 độ C, nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Bình thường khi ăn cơm, có thể dùng môi để thử nhiệt độ, thức ăn nóng vừa lấy ra khỏi nồi không nên ăn ngay.
Nitrat và nitrit là các chất bảo quản để ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng, cũng như tăng thêm màu sắc cho thịt. Khi bị nấu chín, nitrit và nitrat biến đổi thành các chất khác gọi là hợp chất N-nitroso, chẳng hạn như nitrosamine và nitrosamides. Các hợp chất N-nitroso có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư. Một số loại thịt chế biến sẵn bạn nên hạn chế là thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, thịt dăm bông, thịt bò khô và xúc xích Italia. Ảnh minh họa: Internet
Thực phẩm ướp muối gây ung thư dạ dày
Chế độ ăn nhiều muối là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Trong thời gian dài ăn thực phẩm chứa lượng muối cao sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày. Trong các loại thực phẩm ngâm chứa rất nhiều nitrite, trong quá trình ngâm, muối sẽ tạo ra nitrite, nó thuộc loại chất gây ung thư rất mạnh. Bình thường cố gắng ăn ít các loại thực phẩm như: thịt xông khói, dưa muối và lượng muối không được vượt quá 5 gram mỗi ngày.
Thực phẩm chiên có thể gây ung thư ruột
Trong quá trình chế biến các loại thực phẩm ở nhiệt độ cao hơn 120 độ như chiên, rán với dầu ăn (dầu thực vật), dầu ăn sẽ sản sinh ra acrylamide - sản phẩm trung gian được tạo thành từ phản ứng hoá học giữa đường khử nhiệt và acide amine asparagine, có thể gây bệnh ung thư, chất này làm tăng nguy cơ ung thư đường ruột và ung thư dạ dày.
Cố gắng hạn chế ăn thực phẩm chiên, nên ăn nhiều rau và trái cây tươi, mỗi ngày bạn phải ăn 150 gram ngũ cốc nguyên hạt và 30 phút tập thể dục nhịp điệu mỗi ngày, để giảm khả năng gây ung thư của polyp ruột.
Nước soda hoặc nước uống thể thao có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những thức uống này có chứa siro bắp hàm lượng fructose, màu thực phẩm, dầu thực vật BVO (chất chống cháy) và đường hóa học aspartame cao. Tất cả các chất này đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư. Ảnh minh họa: Internet
Bắp rang bơ
Những túi đựng bắp rang bơ có chứa Perfluoroalkyl, axit perfluorooctanoic (PFOA) và perfluorooctane sulfonate (PFOS) để ngăn dầu thấm qua bao bì. Khi tiếp xúc với nhiệt nóng, những hóa chất này sẽ thấm vào bắp rang. Khi bạn ăn phải những chất này, chúng xuất hiện dưới dạng chất gây ô nhiễm máu. Chất PFOA có mối liên hệ với các khối u trong cơ quan động vật (gan, tuyến tụy, tinh hoàn và tuyến vú ở chuột), đồng thời nó cũng làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Trái cây và rau củ không sạch (còn chất bảo vệ thực vật)
Các loại rau củ quả không được trồng theo phương pháp hữu cơ thường sẽ còn rất nhiều chất bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ hoặc được gieo trồng bằng hạt giống biến đổi. Tất cả yếu tố này đều liên quan đến việc tăng nguy cơ bị ung thư.
Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thịt được bảo quản thường chứa nhiều nitrit, nitrat, chất bảo quản với số lượng lớn. Những chất này có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày và các loại ung thư khác. Thực phẩm chế biến sẵn cũng thường chứa nhiều bột mì trắng, đường, dầu, màu thực phẩm, hương liệu và các thành phần không tốt cho sức khỏe khác.
Theo Food and Water Watch, cá nuôi có thể nhiễm các chất ô nhiễm hóa học cao hơn so với cá tự nhiên, bao gồm chất PCB - một loại chất gây ung thư. Cá nuôi thường được cho dùng thuốc kháng sinh và một số chất khác không tốt cho sức khỏe người dùng. Ảnh minh họa: Internet
Đường tinh luyện
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa đường và nhiều vấn đề sức khỏe, chẳng hạn như lượng mỡ trong máu, mức HDL cholesterol thấp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nồng độ triglyceride trong máu cao, béo phì, ức chế miễn dịch, viêm khớp và một loạt các bệnh khác. Các tế bào ung thư cũng phát triển mạnh khi bạn dùng nhiều đường.
Nước soda/Nước uống thể thao
Nước soda hoặc nước uống thể thao có rất ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng. Những thức uống này có chứa siro bắp hàm lượng fructose, màu thực phẩm, dầu thực vật BVO (chất chống cháy) và đường hóa học aspartame cao. Tất cả các chất này đều làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư.
Thực phẩm nhiều calo có thể gây ung thư tuyến tụy
Thường xuyên ăn thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường và protein cao có thể gây ung thư tuyến tụy. Ngoài ra, ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng calo cao cũng có thể làm tăng gánh nặng cho tuyến tụy và cuối cùng gây ung thư tuyến tụy.
QUẢNG AN (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
8 "món khoái khẩu" của bệnh ung thư: Chúng ta đang "nuôi lớn" tế bào ung thư mà không hề biết Ngay từ hôm nay, hãy hạn chế ăn những món ăn mà tế bào ung thư "thích" nhất để giảm khả năng mắc bệnh nhé. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến ung thư, trong đó một phần là vì chế độ ăn chưa hợp lý. Một báo cáo khoa học được công bố trên tạp chí Nature Communications (Mỹ) cho biết chế...