Đau bụng âm ỉ sau bữa ăn: Coi chừng bệnh nguy hiểm!
Ung thư tụy khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Ở giai đoạn tiến triển bạn có thể thấy bị giảm cân, vàng da, đau đớn, tắc ruột.
Ung thư tuyến tụy khó phát hiện sớm
Tuyến tụy là một bộ phận trong các cơ quan của đường tiêu hóa, là cơ quan nằm sâu trong khoang bụng, nằm giữa dạ dày, ruột già, ruột non và lưng, nối với tá tràng, chức năng chính của nó là tiết ra các men tiêu hóa giúp cho việc tiêu hóa thức ăn và sản xuất insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Ung thư tụy khó phát hiện sớm, điều trị khó.
Nếu ung thư có thể được phát hiện ở giai đoạn đầu và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót có thể được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, không phải bệnh ung thư nào cũng có những triệu chứng ban đầu rõ ràng, ví dụ như tuyến tụy nằm ẩn sau các cơ quan nội tạng, nên một khi bị tế bào ung thư xâm lấn thì dù có siêu âm kiểm tra thường xuyên cũng khó phát hiện ra bệnh, dẫn đến khả năng sống sau 5 năm rất thấp.
Ung thư tuyến tụy là loại ung thư có khả năng xâm lấn cao, do các khối u ác tính trong tuyến tụy phát triển chậm và ẩn trong vị trí của chúng nên rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu, ngay cả những bệnh nhân đi khám sức khỏe định kỳ hàng năm cũng khó có thể phát hiện ra ung thư tuyến tụy khi khám tổng quát.
Do đó, nhiều bệnh nhân khi phát hiện bệnh đã chuyển sang giai đoạn cuối, họ bỏ qua thời gian vàng để điều trị và giảm tỷ lệ sống. Ngay cả khi có thể tiến hành cắt bỏ khối u, thời gian sống của bệnh nhân cũng ngắn hơn so với những bệnh nhân ung thư khác.
Ung thư tuyến tụy có thể được chia thành khối u ngoại tiết và khối u nội tiết, trong đó ung thư biểu mô tuyến tụy là phổ biến nhất.
Video đang HOT
Trên lâm sàng, có tới 85% bệnh nhân được chẩn đoán là không thể phẫu thuật vì ở giai đoạn sau, trong số 15% bệnh nhân có cơ hội được phẫu thuật thì vẫn có 80% bệnh nhân sẽ tái phát sau phẫu thuật.
Ba triệu chứng phổ biến của ung thư tuyến tụy
Hầu hết các bệnh ung thư tuyến tụy xảy ra ở những người trên 65 tuổi. Nguyên nhân hiện chưa được biết rõ. Nó có thể do đột biến và tăng sinh tế bào trong tuyến tụy. Nó cũng có thể được gây ra bởi những thay đổi trong gen kiểm soát sinh ung thư hoặc ngăn chặn gen khối u. Nhưng nói chung thói quen hút thuốc, bệnh nhân tiểu đường, thừa cân, tiêu thụ quá nhiều mỡ động vật trong thời gian dài và ít rau và trái cây, tiếp xúc lâu dài với thuốc trừ sâu, dầu mỏ hoặc thuốc nhuộm và các hóa chất khác, nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori,… sẽ làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy.
Vàng da
Tuyến tụy có thể được chia thành ba phần. Đầu tụy gần với ống mật chủ nên nếu tế bào ung thư phát triển ở đây, khi khối u lớn đến mức chèn ép ống mật chủ sẽ gây tắc mật, vàng da. Do đó, so với các khối u sinh ra ở thân và đuôi tụy, các khối u sinh ra ở đầu dễ phát hiện hơn ở giai đoạn đầu.
Đau bụng trên
Đau bụng do ung thư tuyến tụy thường nằm ở giữa bụng trên, gần với dạ dày, thường đau sau bữa ăn, tương tự như cơn đau âm ỉ nên thường bị nhầm với bệnh đau dạ dày. Cơn đau bụng cũng có thể chuyển ra phía sau khiến người bệnh khi nằm sẽ cảm thấy đau dữ dội và cần cúi người về phía trước để giảm cơn đau. Đau bụng do ung thư tuyến tụy cũng giống như đau bụng do các bệnh đường tiêu hóa khác, người bình thường rất khó phân biệt, vì vậy nếu đã thử áp dụng một số phương pháp chữa bệnh dạ dày mà hiệu quả không như mong muốn, bạn có thể phải đến bệnh viện kiểm tra chi tiết hơn để loại trừ vấn đề do ung thư tuyến tụy hoặc các yếu tố khác gây ra.
Giảm cân
Hầu hết bệnh nhân ung thư tuyến tụy sẽ bị sụt cân, nguyên nhân chủ yếu là do khối u tiết ra một số chất để thay đổi quá trình trao đổi chất của bệnh nhân, và tế bào ung thư sẽ cướp đoạt chất dinh dưỡng (như protein) trong cơ thể để tiếp tục tồn tại trong cơ thể người.
Cậu bé 12 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng
Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư gây tử vong cao nhất. Phần lớn người bệnh chỉ được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối.
Bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng
Cậu bé 12 tuổi Xiaochen bất ngờ xuất hiện triệu chứng đau bụng, mặc dù không có bất kì vấn đề nào về đường tiêu hóa. Lúc đầu, vì nghĩ rằng chỉ là bệnh vặt nên cả gia đình đã không quá quan tâm đến vấn đề này. Cho đến một đêm, Xiaochen không thể chịu được cơn đau và không ngừng khóc, vì vậy bố mẹ cậu đã vội vàng đưa đến bác sĩ để kiểm tra.
Cậu bé 12 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư sau cơn đau bụng (Ảnh minh họa).
Kết quả siêu âm cho thấy có một khối u trong tuyến tụy, bác sĩ đã nhận ra điều bất thường và tiến hành kiểm tra thêm, kết quả Xiaochen được chẩn đoán mắc bệnh ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối và đã di căn đến gan.
Do phát hiện muộn nên Xiaochen đã bỏ lỡ cơ hội phẫu thuật, cậu bé chỉ có thể kiểm soát tình trạng bệnh thông qua xạ trị và hóa trị nhưng tỷ lệ sống sót rất thấp.
Ung thư tuyến tụy là một trong những dạng ung thư gây tử vong cao nhất. Nhiều bệnh nhân không nhận được chẩn đoán cho đến khi nó lan ra bên ngoài tuyến tụy. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với tất cả các giai đoạn của ung thư tuyến tụy là 9%.
Ung thư tuyến tụy có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm. Phẫu thuật có thể loại bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến tụy. Điều này sẽ loại bỏ khối u ung thư ban đầu.
Thật không may, phần lớn các trường hợp ung thư tuyến tụy không được phát hiện và chẩn đoán cho đến khi ung thư ở giai đoạn cuối và lan rộng ra khỏi vị trí ban đầu.
Phẫu thuật có thể không phù hợp ở giai đoạn cuối của ung thư tuyến tụy. Nếu ung thư đã lan sang các vùng khác của cơ thể, việc loại bỏ khối u hoặc tuyến tụy sẽ không chữa khỏi bệnh
Thực tế, ngày càng nhiều bệnh ung thư đang bắt đầu trẻ hóa, vì vậy tất cả mọi người phải cảnh giác với căn bệnh này. Ngay cả một đứa trẻ nếu có đau bụng, chán ăn, đau đầu, đau ngực, ho, khó thở, giảm cân,... mà không rõ nguyên nhân cũng cần phải được đưa đi thăm khám kịp thời.
Tại sao ung thư ngày càng trẻ hóa?
Chế độ ăn uống không lành mạnh
Ăn uống không đúng cách là nguyên nhân chính dẫn đến ung thư ở nhiều người trẻ ngày nay. Các thói quen xấu như: ăn uống thất thường, ăn quá no, ăn kiêng quá mức; thường xuyên ăn nhiều chất béo, nhiều calo, đồ chiên, nướng... Những chế độ ăn uống không lành mạnh này đều tạo điều kiện cho bệnh ung thư xuất hiện.
Thức khuya
Việc thức khuya thường xuyên ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể, làm rối loạn chức năng, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, mạch máu não, thậm chí là ung thư.
Không chú ý đến sức khỏe
Nhiều người trẻ thường có tâm lý chủ quan về sức khỏe của mình. Khi mắc bệnh họ thường làm ngơ hoặc tự mua thuốc uống. Chính việc này khiến người trẻ dễ bỏ sót các triệu chứng cảnh báo ban đầu bệnh nguy hiểm, điển hình là ung thư và bỏ lỡ thời điểm điều trị tốt nhất.
Ai cũng có tế bào ung thư trong cơ thể: 10 viện sĩ, danh y nổi tiếng Trung Quốc đúc kết 10 nguyên tắc vàng ngăn ngừa ung thư Tránh xa căn bệnh quái ác không khó, chỉ cần bạn tuân thủ 10 nguyên tắc dưới đây. Theo định nghĩa của Viện ung thư quốc gia Mỹ: Ung thư là quá trình trong đó các tế bào ung thư tăng sinh, phân chia không được kiểm soát và có khả năng xâm lấn sang các tổ chức bên cạnh. Các tế bào...