Đầu bếp rắc muối chụp cùng cô gái mắc Covid-19 tại Hà Nội là ai?
Salt Bae là hiện tượng Internet từ 2017 và nhờ đó nhanh chóng mở rộng chuỗi nhà hàng, phục vụ nhiều người nổi tiếng.
Ngày 6/3, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa ghi nhận một trường hợp ở Hà Nội mắc Covid-19, tên N.H.N. (26 tuổi, sống tại 125 Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội). Cô gái này khởi phát bệnh hôm 29/2, đến 18h ngày 5/3 thì vào viện.
Chỉ ít phút sau, cộng đồng mạng đã tìm ra tài khoản Instagram được cho là của cô gái dương tính với virus. Đa phần bình luận phê phán cô gái không khai báo y tế lúc vừa từ vùng dịch trở về.
Bức ảnh Sale Bae chụp với bệnh nhân nhiễm virus corona thứ 17 tại Việt Nam. Ảnh: IGNV.
Đáng chú ý khi trong Instagram của N. có một video từ năm 2019 ghi lại cảnh cô đứng kế “Salt Bae” – chàng trai rất nổi tiếng trong giới chế ảnh (meme) trên Internet, còn được gọi là “thánh rắc muối”.
Salt Bae tên thật là Nusret Gke. Sinh năm 1983 tại Thổ Nhĩ Kỳ, Gke là một đầu bếp, chủ sở hữu nhà hàng Nust-Er có chi nhánh tại nhiều quốc gia châu Âu, Trung Đông và Mỹ.
Tháng 1/2017, Gke trở nên nổi tiếng sau đoạn clip ghi lại cảnh rắc muối đầy biểu cảm trong tư thế không giống ai. Đoạn video ban đầu được đăng trên Twitter của nhà hàng Nust-Er, sau đó lan truyền với tốc độ chóng mặt, đạt 10 triệu lượt xem trên Instagram.
Sau đó, biểu cảm khi rắc muối của Gke được sử dụng trong rất nhiều meme với nội dung khác nhau, nhanh chóng trở thành một hiện tượng Internet của năm đó.
Nhờ video này mà dân mạng đặt cho Gke biệt danh là Salt Bae. Hiện tài khoản Instagram của Salt Bae đã có hơn 26 triệu lượt theo dõi.
Làm thế nào để được Salt Bae phục vụ?
Sau khi nổi tiếng trên mạng, nhà hàng của Salt Bae cũng trở thành địa điểm thu hút khách du lịch, ngôi sao và chính trị gia từ khắp nơi trên thế giới đến thưởng thức. Câu hỏi phổ biến trên các trang du lịch như Trip Advisor là “làm thế nào để được Salt Bae phục vụ”?
Câu trả lời không hẳn là bạn phải giàu có hay nổi tiếng, mà là sự may mắn. Salt Bae chỉ có một, và thuờng xuyên đi về giữa các chi nhánh của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Dubai.
“Thánh rắc muối” từng gặp gỡ các ngôi sao bóng đá như Ronaldo, Messi. Ảnh: @nusr_ett/Twitter.
Món chính mà nhà hàng này phục vụ là bò bít tết. Để được ăn tại nhà hàng lớn của Gke, bạn phải đặt bàn sớm. Khi gọi một số món nhất định, đầu bếp (có thể không phải là Salt Bae) sẽ ra tận bàn thực khách để cắt bò và rắc muối.
Nếu bạn may mắt bắt gặp Salt Bae có mặt tại một nhà hàng, chính anh sẽ ra cắt bò và rắc muối, tất nhiên chỉ dành cho một số món nhất định trong menu, thường có giá thấp nhất từ 130 USD. Ngoài ra, bạn không cần thêm khoản phí nào để được Salt Bae phục vụ.
Salt Bae thuờng di chuyển giữa các nhà hàng của mình ở Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ, Dubai và tự quay các video chế biến trong bếp đăng lên Instagram để duy trì sự nổi tiếng. Do đó, để gặp được đầu bếp này đúng lúc, hãy cố gắng theo dõi Instagram của Salt Bae để biết anh này đang ở đâu, có trùng với chuyến đi của bạn sắp tới hay không.
Đoạn video rắc muối giúp Salt Bae nổi tiếng khắp thế giới. Ảnh: @nusr_ett/Twitter.
Thực khách còn có thể yêu cầu chụp hình với đầu bếp Salt Bae làm kỷ niệm, nhưng chỉ được chụp sau khi dùng xong thức ăn. Việc này cũng không tốn thêm khoản phí nào.
Chất lượng đi xuống, dính kiện cáo
Có nhiều ý kiến khác nhau về chất lượng món ăn tại nhà hàng của Gke, đặc biệt sau khi anh chàng này nổi tiếng. Một số người cho rằng bò tại đây rất ngon, giữ nguyên độ ngọt tự nhiên trong khi phần còn lại cho rằng những món này khá bình thường, không xứng đáng với mức giá cao mà họ bỏ ra để thưởng thức.
Tháng 2 vừa qua, Gke khai trương một nhà hàng burger tại New York nhưng bị chỉ trích vì chất lượng quá tệ. Trang Gothamist còn gọi đây là “Nhà hàng tệ nhất New York hiện nay”, thậm chí còn được dự đoán sẽ đóng cửa trong một năm tới.
Ngày 4/2, tờ Vice cũng chạy dòng title “Đế chế thịt của Salt Bae đầy rẫy những vấn đề về lao động”, nhắc lại các vụ lùm xùm về đối xử với nhân viên, không trả tiền ngoài giờ và đỉnh điểm là một cuộc biểu tình phản đối nhỏ diễn ra ở Union Square, New York.
Gke cũng không xa lạ gì với những bê bối. Năm ngoái, 4 nhân viên phục vụ tại Nusr-Et Steakhouse chi nhánh New York cáo buộc bị anh sa thải sau khi thắc mắc về tiền tip nhận được, và hành động lấy tiền tips của nhân viên. Kết quả, Gke phải trả khoản tiền 230.000 USD.
Tuy bức ảnh được N.H.N chụp trong dịp tới thăm nhà hàng của Salt Bae từ 2019, nhiều người dùng mạng vẫn tràn vào trang cá nhân của đầu bếp này để bình luận. Trên Facebook, ảnh chụp của N.H.N với Salt Bae được chế từ rắc muối thành rắc virus.
“Cẩn thận nhé” là câu bình luận phổ biến nhất trên ảnh của Salt Bae hiện tại. Chỉ trong buổi sáng 7/3, đã có hàng trăm bình luận với nội dung tương tự, lấy lại bức ảnh chụp từ năm 2019 trên trang của đầu bếp.
‘Thánh rắc muối’ Salt Bae và những màn trình diễn đã mắt
Nusret Gke, còn được biết với biệt danh Salt Bae là đầu bếp nổi tiếng người Thổ Nhĩ Kỳ. Cách nấu của anh gây bão nhờ lạ mắt, đặc biệt là tạo hình khi rắc muối.
Theo news.zing.vn
Rơi nước mắt tâm sự của bác sĩ về ca nhiễm virus corona thứ 17
Bài viết xúc động của BS Nguyễn Quốc Khánh trên trang facebook cá nhân không chỉ thông tin ca bệnh virus corona (Covid-19) thứ 17 của Việt Nam mà có nhiều thông tin hữu ích khuyến cáo người dân cần bình tĩnh đối phó với dịch bệnh.
Dưới đây là những dòng tâm sự của BS Khánh:
"Chỉ 4 ngày nữa thôi, Việt Nam sẽ đủ điều kiện công bố hết dịch theo quy định hiện hành. Thật đáng tiếc.
Có 2 lần tôi rơm rớm nước mắt khi lướt Facebook, lần đầu là khi chứng kiến các chiến sĩ công an phải gồng mình gánh chịu gạch đá của bọn lưu manh ở Bình Thuận vào 6/2018. Lần thứ 2 là đêm qua khi nhận tin nhắn chính thức từ cuộc họp khẩn tại thủ đô.
Đây không phải là trường hợp trốn khai báo đầu tiên nhưng nó lại là trường hợp đầu tiên dương tính với dịch.
Điều làm tôi khóc không phải vì tình hình dịch bệnh đột ngột bi thảm như một số bạn dùng chữ "TOANG" cho Hà Nội của tôi. Không có gì "toang" ở đây cả. Hà Nội của tôi đã triển khai các biện pháp theo đúng quy trình của bất cứ quốc gia phát triển nào cũng phải làm.
Lực lượng chức năng khẩn trương cách ly khu phố Trúc Bạch nơi ở của bệnh nhân Covid-19 thứ 17.
Điều làm tôi khóc không phải là công lao chống dịch bị đổ sông đổ biển. Không có gì "đổ sông đổ biển" ở đây cả, chúng ta chống dịch tốt không đồng nghĩa với việc tuyệt đối không để thêm bất kỳ ca dương tính nào xảy ra. Chúng ta đã và đang làm rất tốt. Cảm ơn các anh nơi tuyến đầu chống dịch.
Tôi khóc vì chút niềm tin hiếm hoi lắng đọng của cộng đồng mấy tuần qua bỗng dưng tan biến. Danh sách bạn bè tôi đã xuất hiện sự hoảng loạn, ngay cả trong câu chữ của những người xưa nay lạc quan nhất tôi cũng cảm nhận được nút bấm run run khi nghe hung tin dịch bệnh.
Bình tĩnh lại các anh chị ạ. Đừng quên cha con người Trung Quốc cũng leo tàu hỏa Bắc-Nam trong những ngày đầu chúng ta chưa có ý thức phòng dịch nhưng cũng không gây hậu quả gì đáng kể.
Sars-Cov-2 nó nguy hiểm thật nhưng không phải cứ đứng gần là có nguy cơ, không phải có nguy cơ là lây, không cứ phải lây sang là dính bệnh.
Đánh nhau với một bóng ma, cái ta cần là sự BÌNH TĨNH. Việc hoảng loạn chạy đi khắp nơi không mang lại gì ngoài nguy cơ lan truyền ra cộng đồng cao hơn.
Chúng ta chửi cô Nhung có nguy cơ rồi mà tại sao còn trốn khai báo nhưng lại tự cho mình cái quyền về quê tránh dịch khi không may ở trong vùng lẽ ra phải cách ly?
Như thế là ngược đời, phải không?
Vũ Hán chiến thắng đại dịch là nhờ nhân dân họ ngồi yên, bằng cách này hay cách khác - họ buộc phải ngồi yên.
Tùy tình hình, chính phủ Việt Nam biết sẽ phải làm gì từ việc cách ly cục bộ một số tuyến phố ở Hà Nội, thậm chí không loại trừ phương án cách ly trên diện rộng hơn. Và là công dân của một đất nước pháp quyền, hãy ngồi yên khi đất nước cần bạn ngồi yên.
Cả nước hiện nay có hơn 2 vạn đồng bào đang cách ly và không ít số đó vì lý do công vụ và không một ai kêu khóc cả.
Khi cần thiết hãy dũng cảm chia sẻ 2 tuần an dưỡng với Tổ quốc mình trong lúc nguy nan. Sự kiện này càng khẳng định Việt Nam chưa bao giờ giấu dịch.
Việc của chúng mình là ngừng loan tin chưa kiểm chứng trên Facebook, trong group công ty, hội phụ huynh... đôi lúc vô tình thôi nhưng tạo nên ác nghiệp vô cùng.
Hãy động viên, chỉ bảo, nhắc nhở nhau phòng dịch. Đó là việc nên làm.
Các anh chị ở vùng có dịch chuẩn bị về nước thân mến, hãy trân trọng sức khỏe của người thân mình, đồng bào mình và công lao của Tổ quốc mình.
Tổ quốc này rõ ràng chưa bao giờ bỏ công dân ở phía sau.
Bác sĩ tự nhiên nhớ lại lời cụ Lương Khải Siêu khuyên cụ Phan Bội Châu:
"Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mà chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập".
Theo P.V (Kiến thức)
"Không để ai bị nhiễm bệnh mà không được biết tới" "Chúng ta cần sớm phấn đấu không để ai bị nhiễm bệnh mà không được biết tới và nhanh chóng chữa khỏi cho mọi bệnh nhân nhiễm corona, kể cả người nước ngoài ở Việt Nam", Thủ tướng nêu rõ. Thủ tướng Chính phủ phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: HG Chiều ngày 24/2, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì cuộc họp...