Đầu bếp Nhật hé lộ các bí mật về ông Kim Jong-il
Một đầu bếp người Nhật từng có 11 năm phục vụ nhà cố lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-il vừa có những tiết lộ về ông chủ cũ.
Năm 1982, theo lời mời của một công ty thương mại Nhật – Triều, đầu bếp có biệt danh Kenji Fujimoto, đã vào làm việc tại một nhà hàng sushi ở Bình Nhưỡng. Năm 1988, ông chấp nhận trở thành đầu bếp riêng của nhà lãnh đạo Kim Jong Il, một công việc ông làm đến tận năm 2001.
Fujimoto trong lần ra mắt cuốn sách về Triều Tiên năm 2012
Sau khi trở về Nhật Bản tháng 4 năm đó do cảm thấy cuộc sống quá ngột ngạt vì liên tục bị theo dõi, ông đã trở lại Triều Tiên tháng 12 năm ngoái theo lời mời của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un.
Bức ảnh chụp hai người sau đó được dùng làm bìa cho một cuốn hồi ký khác, tiếp theo cuốn được xuất bản năm 2003 về thời gian phục vụ tại Triều Tiên của Fujimoto. Cũng chính ông tiết lộ với báo giới ngày sinh của ông Kim Jong-un là 8/1/1983, một bí mật quốc gia tại Triều Tiên.
Video đang HOT
Mới đây nhất, Fujimoto đã có thêm những tiết lộ khó tin với cây viết từng đoạt giải Pulitzer Adam Johnson trên tạp chí GQ.
Theo đầu bếp Fujimoto, các cung điện của gia đình họ Kim đều xa hoa và theo phong cách những năm 1980. “Chúng đều được trang trí bằng đá cẩm thạch mát lạnh, những khăn trải giường viền bạc, những bức tranh màu tím của hoa kimjongilia (một loài hoa lan thấy theo tên ông Kim Jong-il) và những bức họa trên trần nhà mang màu chiều tà.
Ông Fujimoto còn cho biết, nhà lãnh đạo Triều Tiên có một bể bơi lớn tương tự các bể thi đấu tại Olympic. “Tại Wonsan, ông Kim Jong-il có một bể bơi ngầm dưới đất, chống chịu được bom và có kích thước như bể Olympic. Bên dưới đáy bể là ảnh của ông ấy được khắc bằng vàng”, Fujimoto khẳng định.
Thói quen ăn uống của ông Kim Jong-il thì thực sự cầu kỳ. “Một phần công việc của Fujimoto là bay vòng quanh thế giới để mua những nguyên liệu phục vụ cho các bữa tiệc tối, từ trứng cá muối Iran tới cá Tokyo hay sang Đan Mạch để mua bia”, bài báo của GQ viết.
Vẫn theo đầu bếp này, ông Kim Jong-il rất thích xem các chương trình nấu ăn. “Vua đầu bếp là chương trình yêu thích của ông ấy. Khi Fujimoto phải tới Nhật để mua thực phẩm, ông ấy thường mua hàng loạt các cuốn băng video mới nhất của loạt chương trình này để ông ấy và ông Kim có thể xem và thảo luận rất lâu về các món gan ngỗng, nấm và thịt bò Kobe”.
Cũng theo bài báo trên GQ, Fujimoto từng suýt bị một sát thủ Triều Tiên lấy mạng sau khi đào tẩu về Nhật. Khi ông hỏi lại ông Kim Jong-il về chuyện đó, nhà lãnh đạo đã thừa nhận việc cử người tới Okinawa.
Có một điều lạ lùng là sau chừng đó năm sống trong sợ hãi, ông Fujimoto giờ lại đang muốn trở lại Triều Tiên để mở một tiệm mỳ. Ông khẳng định mình cảm thấy hối tiếc vì đã phản bội sự tin cậy của ông Kim Jong-il.
“Nếu giờ ông Kim Jong-il còn ở đây. Tôi sẽ quỳ xuống và xin lỗi. Tôi sẽ thừa nhận đã rời bỏ Triều Tiên và tiết lộ các bí mật về Triều Tiên. Tôi là một kẻ phản bội, rõ ràng là vậy”.
Theo Dantri
Trung Quốc không "đòi" chủ quyền đảo Okinawa của Nhật
Trước ý kiến của một số học giả trong nước bác bỏ chủ quyền của Nhật đối với quần đảo Okinawa, đại diện quân đội Trung Quốc tại diễn đàn Shangri-la khẳng định đây không phải quan điểm của chính phủ nước này
Tàu chiến Trung Quốc liên tục thị uy trên Hoa Đông
Tuyên bố trên được trung tướng Thích Kiến Quốc, Phó tổng tham mưu trưởng Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) đưa ra tại diễn đàn đối thoại Shangri-La đang diễn ra ở Singapore.
Hồi tháng trước, tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận chính thức của đảng Cộng Sản Trung Quốc, đã đăng tải bài viết của hai học giả từ một cơ quan cố vấn hàng đầu chính phủ của nước này khẳng định, Bắc Kinh có thể có chủ quyền đối với quần đảo Ryukyus. Bài viết khẳng định quần đảo này từng là một "nước chư hầu" của Trung Quốc trước khi thuộc về Nhật Bản cuối những năm 1800.
"Đó chỉ là một bài viết từ những học giả cụ thể, thể hiện quan điểm của họ về vấn đề này...Nó không đại diện cho quan điểm của chính phủ Trung Quốc", ông Thích khẳng định.
Tuy nhiên, vị Phó tổng tham mưu trưởng PLA đã lặp lại những luận điểm của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử đối với một chuỗi đảo nhỏ, không có người sinh sống tại biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku, còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
"Tôi phải nói rằng quần đảo Điếu Ngư, quần đảo Ryukyu và quần đảo Okinawa...không phải có cùng bản chất. Quan điểm của chính phủ Trung Quốc về vấn đề này là rất rõ ràng", ông Thích nói.
Thời gian qua cả Nhật và Trung Quốc đã liên tục có những tranh cãi về chuỗi đảo trên biển Hoa Đông do Tokyo kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Vài tháng gần đây cuộc chiến ngôn từ đã không ngừng leo thang trong khi tàu chiến Trung Quốc thường lại gần các đảo tranh chấp, làm dấy lên lo ngại về khả năng xảy ra xung đột vũ trang.
Theo Dantri
Những sự thật bất ngờ về Triều Tiên Ngoài việc CHDCND Triều Tiên có một lực lượng quân nhân tại ngũ đông hàng đầu thế giới, ít người biết đến nước này còn có nhiều thực tế bất ngờ khác. Triều Tiên là một trong những nước sản xuất rau quả tươi lớn nhất thế giới. Nước này đi đầu trong việc sản xuất ra những thứ quả thơm ngon và...