Dẫu anh ta bội bạc, cô vẫn không thể quên
30 tuổi, được nhiều người giới thiệu, mai mối nhưng cô vẫn lẻ bóng một mình. Bởi người đàn ông nào cô gặp cũng bị cô so sánh với “người cũ”.
Người cũ của cô, người đã để lại trong lòng cô sự tổn thương quá lớn khi không một lời chia tay, bỏ cô đi lấy vợ. Cô ngơ ngác khi bị anh chặn mọi thông tin liên lạc mà không hiểu có chuyện gì xảy ra. Chỉ đến khi bạn của anh cho biết, anh đã lập gia đình với cô gái khác, cô mới ngã ngửa.
Gặp người đàn ông nào, cô cũng so sánh với “người cũ” khiến cô giờ vẫn lẻ bóng một mình. Ảnh minh họa
Suốt một thời gian dài sau đó, cô bị stress, tâm trí lúc nào cũng nghĩ đến anh. Có thời điểm, ngày nào cô cũng đi chục cây số để đến trước công ty của anh. Cô hy vọng sẽ được “chạm mặt” anh. Thậm chí, đi công tác ở quê anh, cô cũng ngồi ở quán cà phê trước đây 2 người từng hò hẹn. Chỉ một chút le lói có thể sẽ nhìn thấy bóng anh đi qua hay gặp anh ở đó là tim cô lại xốn xang.
Nhiều người khuyên cô nên quên béng người đàn ông bội bạc đó. Thế nhưng, dù đã cố gắng nghĩ đến những tổn thương anh mang lại thì cô vẫn không thể quên anh. Và giờ đây, dù 5 năm đã trôi qua, dù anh đã yên ổn, hạnh phúc với tổ ấm nhỏ của mình thì cô vẫn không nguôi nỗi nhớ về anh.
30 tuổi, ai cũng lo lắng khi thấy cô lúc nào cũng lặng lẽ như cái bóng. Mẹ cô không ngớt giục giã cô lấy chồng vì tuổi xuân có hạn. Đồng nghiệp, bạn bè giới thiệu cho cô không ít người, thế nhưng, gặp ai, cô cũng thấy “không tốt, không đáng yêu, không thông minh” như người cũ. Từng cư xử của họ cũng đều bị cô so sánh với người cũ. Cô lại buồn bã đi về trong căn phòng trọ của mình.
Mới đây, nghe cô hào hứng khoe có cảm tình với một người, ai cũng mừng cho cô. Ít ra, khi có cảm xúc mới mẻ, cuộc sống của cô sẽ thú vị, đáng yêu. Thế nhưng, sau khi báo tin mừng vài hôm, cô lại báo “hết thiện cảm với người ấy”. Lý do là “anh ấy không sạch sẽ, ngăn nắp như người cũ”. Biết bóng của người cũ trong cô vẫn quá lớn, mọi người chỉ biết thở dài.
Video đang HOT
Đan Linh
Theo phunuvietnam.vn
Bạn sẽ làm gì trước một quan hệ "vứt không được nhưng giữ cũng chẳng xong"?
Những mối quan hệ không thể gọi thành tên này có thể đem lại cảm giác dễ chịu, nhưng lại cũng tủi thân vô cùng. Vì mập mờ nên không được phép hờn giận, không được đòi hỏi, cũng không có cớ để nũng nịu hay dỗ dành...
Có người chia sẻ rằng: "Chấp nhận một mối quan hệ mập mờ giống như việc bạn cầm trên tay một hòn than nóng, vứt không được nhưng giữ cũng chẳng xong". Đã gọi là mối quan hệ mập mờ thì so với bạn thân thì tốt hơn một chút, nhưng so với người yêu lại ít hơn một chút. Mọi thứ cứ ở lưng chừng, không rõ ràng, không biết gọi tên là gì. Nhiều người cho rằng, mối quan hệ đó đem lại cho họ cảm giác an toàn. Đến được thì đi được, chẳng có gì ràng buộc hay phải hứa hẹn. Nhớ thì gặp không thì thôi, cần tâm tình thì tìm đến không thì rời đi. Những rồi sẽ có một lúc nào đó, bạn sẽ cảm thấy những mối quan hệ không tên như vậy không còn đem đến sự tự do, nó thực sự cũng gây nhiều mệt mỏi và ngột ngạt. Nếu rơi vào trường hợp như thế, bạn sẽ làm gì trước các mối quan hệ "vứt không được nhưng giữ cũng chẳng xong" này?
"Mình là gì của nhau"?
Với nhiều người, có lẽ điều quyết định sự kết thúc cho một mối quan hệ mập mờ, không tên chính là câu hỏi này và cũng vì thế nên đây là điều những người trong các mối quan hệ không rõ ràng muốn tránh. Bởi câu trả lời sau đó hoặc sẽ khiến hai người thành người lạ hoặc đẩy mối quan hệ lên một bước mới. Nếu bạn cảm thấy mình cần nhiều hơn trong mối quan hệ này, hãy mạnh dạn định nghĩa nó cùng đối phương.
Đừng lo lắng khi hỏi đối phương câu hỏi này quá sớm, bởi nếu họ thực sự muốn ở bên bạn, họ sẽ cho bạn biết. Trong trường hợp đối phương không đưa ra được câu trả lời ngay khi bạn đề cập, việc đặt ra câu hỏi sẽ khiến cả hai thực sự nghĩ đến tương lai của mối quan hệ này. Và dù lựa chọn của bạn là gì thì hãy nhớ rằng tình yêu vốn dĩ là để đem lại cho chúng ta niềm vui và những giá trị tích cực. Vì vây, hãy để những lựa chọn của bạn chính là lựa chọn của hạnh phúc.
Ảnh minh họa: Pinterest
Không thật sự thoải mái khi chia sẻ cùng người ấy
Lúc đầu đến với nhau có thể chỉ vì cần một hơi ấm, nhưng lâu dần thành quen, thiếu đi hơi ấm ấy là không chịu nổi. Lúc đó biết bản thân đã yêu mất rồi, mà lỡ vì lời nói "chỉ cần một mối quan hệ mập mờ" mà lại tự biến mình trở nên đáng thương. Yêu mà không được đáp trả. Nếu nói rằng mình thích người kia thì sao? Mong chờ một phép màu sẽ xuất hiện như trong truyện cổ tích ư? Không đâu, sẽ chẳng có câu trả lời nào hết, mà thay vào đó là khoảng không dài đến vô tận.
Ước muốn được chia sẻ về cuộc sống của bản thân cho đối phương gần như là một nhu cầu trong tất cả các mối quan hệ. Nhưng khi đối mặt với các mối quan hệ không tên, bạn thường phải cân nhắc nhiều hơn về những điều mình có thể và không thể chia sẻ. Bởi những điều bạn lựa chọn chia sẻ sẽ quyết định việc mình cho phép đối phương biết gì về bản thân. Và đôi khi, trong những câu chuyện đó sẽ bộc lộ cả những yếu đuối của chính mình.
Thế nên nếu bạn gặp quá nhiều khó khăn trong việc lựa chọn những điều có thể chia sẻ với đối phương thì khi ấy bạn cũng nên cân nhắc về việc tiếp tục hay dừng lại mối quan hệ này. Thật vậy, nếu việc có thể kết nối một cách chân thành với đối phương khó khăn đến thế thì tại sao chúng ta còn mất nhiều thời gian cho họ đến vậy?
Khi cần nhắn tin cho người ấy cũng suy nghĩ nhiều
Khi yêu, chúng ta ai cũng đều muốn thể hiện một khía cạnh nào đấy của bản thân thông qua cách nhắn tin. Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy áp lực khi phải soạn tin nhắn gửi đối phương, băn khoăn liệu những câu hỏi thăm như vậy đã được hay chưa... thì đây là dấu hiệu cho thấy bạn đang rơi vào khoảng tiêu cực của những mối quan hệ không tên.
Bạn nên nhớ rằng, hãy cứ là chính bản thân mình, đừng cố trở thành một phiên bản thú vị nào đó mà bạn đang hình dung ra. Nếu không hợp từ cách nói chuyện thì cả hai cũng sẽ khó phát triển về sau.
Ảnh minh họa: Pinterest
Không xác định được giới hạn cho cả hai
Khi bước vào một mối quan hệ không tên, hai con người chẳng khác nào hai đường thẳng song song, không có điểm giao cắt, chỉ có thể lặng lẽ bước đi bên nhau. Hai con người từ chạm mặt nhau, quen biết nhau, đến nảy sinh tình cảm với nhau, nhưng lại chẳng thể nào tiến xa hơn, không có cách nào để thừa nhận nhau.
Việc biến một mối quan hệ không tên trở thành "có tên" chính là sự cam kết. Sự cam kết cho phép hai bạn có được những "quyền" giữa những người đang yêu nhau. Đó là việc bạn có thể nhắn tin, gọi điện, chia sẻ, tâm sự mỗi lúc mình cần và quyền thể hiện cho người khác thấy rằng hai bạn thuộc về nhau.
Ngược lại, những mối quan hệ không tên luôn khiến bạn phải phân vân trong các hành động về tình cảm của mình. Bạn độc thân nhưng lại đang trong một mối quan hệ với người khác, nếu bạn nhắn tin cho chàng trai khác, liệu có được phép không? Và liệu bạn có thể không cho phép người ấy thử hẹn hò, nói chuyện với những cô gái khác?
Nếu đây là những cảm xúc bạn đã và đang trải qua, tại sao không thử chủ động hỏi đối phương thay vì cảm thấy bất an với những phân vân trong lòng. Những giới hạn tình cảm là điều cần thiết, chúng phần nào định hình mối quan hệ của bạn. Nếu mối quan hệ của hai bạn không có một giới hạn nào thì mối quan hệ đó sẽ mãi không đi đến đích.
Nếu bạn đang rơi vào một chuyện tình yêu kiểu này thì đừng tự biến mình trở thành một người đáng thương nhé. Đừng hy vọng vào một mối quan hệ không rõ ràng là thứ vũ khí tối tân nhất để bảo vệ con tim mình khỏi bị tổn thương. Vì bạn không thể biết được đâu, đôi khi một mối quan hệ mập mờ còn đau đớn hơn cả lời chia tay đấy!
Theo bestie.vn
Nếu được quay lại, mình có kìm lòng mà lại rời bỏ nhau? Ai cũng thừa kiêu hãnh và thiếu dũng cảm. Để rồi nghĩ về nhau chỉ còn là những thước phim vàng vọt màu kí ức phủ bụi thời gian. *** Nhiều khi muốn mở điện thoại nhắn tin cho người cũ, một câu thôi: "Nhớ anh!" Muốn chạy qua góc đường đó, đứng dưới hiên nhà, ngồi nơi góc sân, đợi anh mà...