Dấu ấn Việt Nam trong vai trò quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc
Việt Nam đã hoàn thành nhiệm kỳ Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc 2020-2021 một cách có bản sắc, để lại những dấu ấn quan trọng, mang lại lợi ích thiết thực cho đất nước.
Quá trình vận động và trúng cử
Theo đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam, quá trình chuẩn bị cho việc đảm nhiệm vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (UVKTT HĐBA) Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 được tiến hành bài bản, công phu và bắt đầu ngay từ khi nước ta đảm nhiệm thành công nhiệm kỳ đầu tiên tại HĐBA năm 2008-2009.
Việt Nam luôn nỗ lực thể hiện là một thành viên có trách nhiệm, sẵn sàng gánh vách trách nhiệm quốc tế (Ảnh: TTXVN).
Tháng 5/2018, nhóm các nước châu Á – Thái Bình Dương tại Liên Hợp Quốc đã nhất trí đề cử Việt Nam vào vị trí UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021. Việc thông qua đề cử của Nhóm khu vực 13 tháng trước khi diễn ra cuộc bầu cử là chưa từng có tiền lệ, thể hiện sự tin tưởng và coi trọng của các nước trong khu vực đối với Việt Nam.
Ngày 7/6/2019, trong khuôn khổ Khóa 73 Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, Việt Nam đã được tín nhiệm bầu làm UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 với số phiếu cao kỷ lục là 192/193 phiếu. Đây là lần thứ hai Việt Nam vinh dự đảm nhận trọng trách quan trọng này, là dấu ấn quan trọng và bước đi cụ thể nhằm tiếp tục triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Video đang HOT
Tối 7/6/2019 (giờ Việt Nam), Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã công bố Việt Nam chính thức trở thành ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhiệm kỳ 2020-2021 (Ảnh: TTXVN).
Vào thời điểm đó, trong thông điệp nhân dịp Việt Nam đảm nhiệm đồng thời cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2020 và UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 hồi tháng 1/2020, Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh đây là “một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước”.
Trong bài viết nhân dịp Việt Nam trúng cử UVKTT HĐBA tháng 6/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định Việt Nam sẽ nỗ lực hết sức mình để đảm nhiệm thành công trọng trách UVKTT HĐBA. Đây cũng là cơ hội thuận lợi để Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh hội nhập toàn diện, sâu rộng và hiệu quả trong hệ thống quản trị toàn cầu khi HĐBA là cơ quan có trách nhiệm hàng đầu của Liên Hợp Quốc về hòa bình, an ninh quốc tế, có ảnh hưởng lớn và sâu rộng trong đời sống quốc tế.
Với thông điệp chủ đề “đối tác vì Hòa bình Bền vững”, Việt Nam mong muốn và cam kết xây dựng quan hệ đối tác, sẵn sàng hợp tác với tất cả các thành viên HĐBA, thành viên Liên Hợp Quốc vì mục tiêu chung là thúc đẩy mạnh mẽ nỗ lực xây dựng hòa bình bền vững và cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi người dân trên thế giới.
Một phiên họp của Hội đồng Bảo an (Ảnh: TTXVN).
Việt Nam đề ra 7 lĩnh vực ưu tiên tăng cường hợp tác, phối hợp với các nước gồm: Ngăn ngừa xung đột, ngoại giao phòng ngừa, giải quyết hòa bình các tranh chấp; cải tiến cách thức làm việc của HĐBA; tăng cường hợp tác giữa HĐBA và các tổ chức khu vực; vấn đề nhân đạo, bảo vệ thường dân, bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu đối với cuộc sống người dân tại các nơi xung đột; phụ nữ, hòa bình và an ninh, và trẻ em trong xung đột vũ trang; khắc phục hậu quả hậu xung đột, bao gồm hiểm họa bom mìn còn sót lại sau xung đột; hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hợp Quốc; tác động của biến đổi khí hậu tới hòa bình và an ninh.
Dấu ấn Việt Nam tại Hội đồng Bảo an
Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, trong hai năm đảm nhiệm vai trò UVKTT HĐBA, Việt Nam đã chủ động, tích cực đóng góp cho công việc chung của cộng đồng, thể hiện sinh động hình ảnh Việt Nam đổi mới, hội nhập quốc tế toàn diện, yêu chuộng hòa bình, tích cực và trách nhiệm, có năng lực, bản lĩnh và bản sắc đối ngoại theo phong cách ngoại giao Hồ Chí Minh, qua đó tạo thêm giá trị, nền tảng lâu dài cho việc hiện thực hóa khát vọng, tầm nhìn phát triển của đất nước trong giai đoạn mới. Các thành quả đó càng có ý nghĩa, tầm vóc nhất là khi tình hình an ninh, chính trị quốc tế và tại HĐBA phức tạp, căng thẳng hơn nhiều so với nhiệm kỳ 2008-2009.
Việt Nam cử lực lượng gìn giữ hòa bình lên đường sang Phái bộ Nam Sudan (Ảnh: TTXVN).
Việt Nam đã tham gia bàn thảo, tìm giải pháp cho tất cả các vấn đề trong chương trình nghị sự HĐBA ở tất cả các khu vực, trong đó có các cuộc xung đột ở châu Phi, khủng hoảng nhân đạo ở khu vực Trung Đông, cũng như các vấn đề chủ đề quan trọng như chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, bảo vệ thường dân trong xung đột vũ trang, an ninh biển, biến đổi khí hậu, ứng phó với đại dịch Covid-19…; thúc đẩy đồng thuận chung, thúc đẩy hợp tác, đối thoại, giảm căng thẳng, đối đầu; tìm giải pháp công bằng, hợp lý cho các vấn đề đe dọa hòa bình, an ninh khu vực và quốc tế; giữ vững nguyên tắc song linh hoạt, khéo léo trong ứng xử với các nước, các bên.
Trên cương vị Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 và 4/2021, Việt Nam đã chủ trì, điều hành hoạt động của HĐBA và xử lý các vấn đề phát sinh một cách thỏa đáng, hiệu quả, góp phần thúc đẩy công việc chung một cách suôn sẻ.
Việt Nam cũng có những đóng góp rất thiết thực khác đối với công việc của HĐBA, như việc cử Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 lên đường nhận nhiệm vụ tại Phái bộ gìn giữ hòa bình (GGHB) Liên Hợp Quốc tại Nam Sudan vào cuối tháng 3/2021; mở rộng lĩnh vực, địa bàn và quy mô lực lượng tham gia hoạt động GGHB LHQ, trong đó lần đầu tiên triển khai Đại đội công binh tại Phái bộ UNISFA ở Abyei (Sudan/Nam Sudan) và sắp tới cử cảnh sát dân sự.
Dấu ấn Việt Nam thể hiện ở năng lực, phát huy vai trò dẫn dắt, đề xuất sáng kiến, trung gian hòa giải, minh chứng là 2 lần Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch HĐBA tháng 1/2020 và tháng 4/2021, với cách điều hành công việc chuyên nghiệp, bản lĩnh, khéo léo, cân bằng, khách quan, đồng thời khẳng định dấu ấn quan trọng thông qua việc chủ trì tổ chức thành công các sự kiện điểm nhấn.
Một phiên thảo luận của HĐBA Liên Hợp Quốc với sự tham gia của đoàn Việt Nam (Ảnh: TTXVN).
Một số đóng góp, xử lý nổi bật của Việt Nam được ghi nhận trong các vấn đề về Syria, Iran, xung đột Nagorno-Karabakh, xung đột Israel-Palestine, Myanmar; tích cực tham gia, khẳng định lập trường trong các vấn đề chủ đề được thảo luận tại HĐBA, nhất là về thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, ứng phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch, biến đổi khí hậu, an ninh biển…
“Vai trò UVKTT HĐBA nhiệm kỳ 2020-2021 là dấu ấn quan trọng và bước đi cụ thể nhằm tiếp tục triển khai chủ trương đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động tham gia và phát huy vai trò tại các cơ chế đa phương, đặc biệt là ASEAN và Liên Hợp Quốc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm thành công vai trò UVKTT HĐBA đã đánh dấu tầm cao mới trong quan hệ Việt Nam và Liên Hợp Quốc, thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của Việt Nam đối với chủ nghĩa đa phương dựa trên luật pháp quốc tế với Liên Hợp Quốc đóng vai trò trung tâm” – đại diện Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.
Campuchia chỉ định Bộ trưởng Ngoại giao làm Đặc phái viên ASEAN về Myanmar
Ngày 15/12, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen thông báo ông sẽ chỉ định Bộ trưởng Ngoại giao Prak Sokhonn làm tân Đặc phái viên của ASEAN về Myanmar.
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Prak Sokhonn. Ảnh: TTXVN
Campuchia sẽ giữ chức Chủ tịch luân phiên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vào năm 2022. Nếu được bổ nhiệm, ông Sokhonn sẽ kế nhiệm Đặc phái viên đương nhiệm của ASEAN, Bộ trưởng Ngoại giao thứ hai của Brunei Erywan bin Pehin Yusof.
Phát biểu tại thủ đô Phnom Penh, Thủ tướng Hun Sen nhấn mạnh Đặc phái viên có nhiệm vụ thúc đẩy việc thực hiện đồng thuận 5 điểm trong vấn đề Myanmar mà các nhà lãnh đạo ASEAN thống nhất hồi tháng 4 năm nay, qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình hòa giải đối thoại và cung cấp viện trợ nhân đạo cho Myanmar.
Ngoài ra, Thủ tướng Hun Sen thông báo ông sẽ thăm Myanmar vào ngày 7-8/1/2022. Nhà lãnh đạo Campuchia khẳng định với tư cách là Chủ tịch ASEAN vào năm 2022, nước này sẽ cố gắng thúc đẩy sự đoàn kết và thống nhất của ASEAN.
Campuchia cam kết thúc đẩy tinh thần ASEAN là một 'gia đình đoàn kết' Ngày 12/12, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Campuchia Prak Sokhonn tuyên bố, với cương vị Chủ tịch Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong năm 2022, Campuchia sẽ thúc đẩy tinh thần ASEAN là một gia đình đoàn kết nhằm duy trì hòa bình và thịnh vượng trong và ngoài khu vực....