Dấu ấn Tổng thống Donald Trump qua các “đấu trường” kinh tế
Ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập tập đoàn này, cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ là quốc gia có chính sách bành trướng, mà chính Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng khi muốn thống trị thế giới.
Trong ảnh: Tổng thống Mỹ Donald Trump tại cuộc họp báo ở Washington D.C, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Trên trang bìa của L’Express là những chiếc xe tăng thân có dạng đồng USD cùng hình ảnh Tổng thống Mỹ tay chỉ về phía trước cùng dòng tựa: “Những cuộc chiến tranh của ông Trump: công nghệ Trung Quốc, ô tôi Đức, khí đốt Nga, rượu vang Pháp…” với hồ sơ 15 trang cho chủ đề này.
* Vũ khí kinh tế bị lạm dụng
Ngày 2/9/1987, ông Donald Trump đã chi ra đúng 94.801 USD để mua hẳn một trang báo trên New York Times, Washington Post, Boston Globe, với ý định lao vào cuộc tranh cử sơ bộ của đảng Cộng hòa trước ông George W.Bush.
Ông trình bày quan điểm của mình là không thể chấp nhận thâm hụt thương mại và sẽ bỏ ra nhiều triệu USD để bảo đảm an ninh cho những đồng minh không tôn trọng các quy định về kinh tế, cùng lời đe dọa sẽ áp thuế quan, và về đối nội thì giảm thuế cho dân Mỹ, trợ giúp nông dân…
30 năm sau, khi đã trở thành Tổng thống Mỹ, quan điểm của ông Trump vẫn không thay đổi, có điều thay vì Nhật Bản, nay Trung Quốc đã nằm trong tầm ngắm của ông. Bên cạnh việc làm tê liệt Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), vị Tổng thống doanh nhân đầu tiên của nước Mỹ đã tạo ra vô số những “đấu trường” về kinh tế kể từ khi bước vào Nhà Trắng.
“Phát súng” đầu tiên được bắn ra vào tháng 3/2018 khi Washington quyết định đánh thuế đối với sản phẩm nhôm, thép. Canada, Mexico và Liên minh châu Âu (EU) được tạm thời miễn trừ, nhưng Trung Quốc bị đòn đau.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Tổng thống Mỹ cũng đe dọa tăng thuế đối với ô tô châu Âu, rượu vang Pháp, đồng thời chấm dứt ưu đãi cho hàng nhập khẩu từ Ấn Độ, thương lượng lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, gây sức ép thuế quan để Mexico phải tăng cường giám sát dòng người di cư qua biên giới…
Ngoài ra, Tổng thống Mỹ còn tận dụng các vũ khí kinh tế đủ loại để buộc đối phương phải đầu hàng. Trong danh sách đen của ông có đủ mặt từ tài phiệt Nga, tập đoàn Huawei, ZTE (cùng của Trung Quốc) cho đến Venezuela, Iran và đặc biệt là Trung Quốc với những cáo buộc về sự thâm hụt thương mại lên đến 323 tỷ USD, đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ, gián điệp kinh tế, trợ giá ngầm sản phẩm…
* “Gậy ông đập lưng ông”
Trong căng thẳng với tập đoàn Huawei của Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi – người sáng lập tập đoàn này, cho rằng Trung Quốc chưa bao giờ là quốc gia có chính sách bành trướng, mà chính Mỹ đã làm gia tăng căng thẳng khi muốn thống trị thế giới.
Ông cho rằng nếu Mỹ và các nước khác không mua sản phẩm Huawei cũng không gây tác động đáng kể, sự giảm sút của tập đoàn hiện nay chỉ trong ngắn hạn bởi công nghệ trong thiết bị chụp ảnh của điện thoại Huawei là tốt nhất thế giới.
Trả lời câu hỏi về khoảng cách giàu nghèo tại Trung Quốc, ông Nhậm Chính Phi nói rằng việc người Trung Quốc phản kháng như Mỹ hy vọng không bao giờ xảy ra vì người dân sẽ giàu lên. Ông nêu ví dụ, giao thông ở Tây Tạng bây giờ còn tốt hơn Thiên Tân, cuộc sống người dân Tây Tạng được cải thiện.
Trong khi đó, căng thẳng leo thang giữa Mỹ và các nước cũng đang dần tạo ra những trục thương mại mới, mà ở đó nước Mỹ đứng ngoài cuộc. Tờ Courrier International của Pháp đăng dòng tựa: “Hiệp định EU-Mercosur, vũ khí chống ông Trump”.
Trong đó, tác giả Sddeutsche Zeitung nhận xét tuy người Mỹ Latinh vốn dễ xúc động, nhưng hiếm khi nhìn thấy một Ngoại trưởng bật khóc như Ngoại trưởng Argentina, ông Jorge Faurie, khi EU và Mercosur đạt được thỏa thuận về thương mại tự do.
Cuộc thương lượng đã kéo dài đến 20 năm. Trong thời gian đó, EU đã đưa vào sử dụng đồng euro, còn nền kinh tế Argentina thì sụp đổ. Các chính phủ liên tiếp lên thay tại bốn nước Mercosur (Argentinatina, Brazil, Paraguay, Uruguay) trải qua tiến trình đàm phán hết sức khó khăn.
Thêm vào đó, cả hai bên đều có những lo ngại liên quan đến việc nông dân châu Âu sợ đường, ngũ cốc và thịt giá rẻ từ Nam Mỹ tràn vào, còn các công ty nhà nước Mercosur lo rằng thiết bị của họ không cạnh tranh nổi với hàng châu Âu.
Dù vậy theo tờ báo, nên vui mừng vì hiệp định này không chỉ mang lại lợi ích thương mại mà cả chính trị, qua việc làm đối trọng với chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump. Hiện nay, nhiều nước Nam Mỹ lệ thuộc nặng nề vào Mỹ về kinh tế. Hơn nữa, Hiệp định Thương mại Tự do với EU ngoài việc kết nối châu Âu với Nam Mỹ, còn giúp khối Mercosur đoàn kết lại./.
Theo TTXVN
Nhà sáng lập Huawei không muốn Trung Quốc trừng phạt công ty Mỹ
Người sáng lập Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi tuyên bố ông sẽ là người đầu tiên phản đối nếu Trung Quốc muốn trả đũa gã khổng lồ công nghệ Apple của Mỹ.
Tuyên bố được ông Nhậm đưa ra trong một cuộc phỏng vấn với hãng tin Bloomberg, đăng tải ngày 26/5.
Khi được hỏi có muốn trả đũa Apple hay không, ông Nhậm trả lời: "Trước hết, điều đó sẽ không xảy ra. Thứ hai, nếu điều đó xảy ra, tôi sẽ là người đầu tiên phản đối. Apple là công ty hàng đầu thế giới. Nếu không có Apple, sẽ không có internet di động. Nếu không có Apple giúp chúng ta nhìn thế giới, chúng ta sẽ không thấy vẻ đẹp của thế giới này. Apple là người thầy của tôi. Là một học sinh, tại sao tôi lại phản đối người thầy của mình?".
Hồi tháng 1 năm nay, Huawei đã trừng phạt các nhân viên của mình vì sử dụng điện thoại iPhone của Apple để gửi thông cáo chính thức của tập đoàn này lên mạng xã hội Twitter. Truyền thông Trung Quốc đưa tin những người liên quan bị giáng chức và giảm lương.
Người sáng lập Tập đoàn Huawei Nhậm Chính Phi. (Ảnh: EPA).
Theo đài Sputnik, cuộc đối đầu giữa Huawei và Apple diễn ra sau khi Giám đốc tài chính Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, bị nhà chức trách Canada bắt giữ theo yêu cầu của Mỹ về cáo buộc vi phạm lệnh trừng phạt của Washington đối với Iran cuối năm ngoái.
Mỹ và một số quốc gia cũng tố cáo Huawei nhận tài trợ của chính phủ Trung Quốc và làm gián điệp thông qua các thiết bị viễn thông mà tập đoàn này cung cấp.
Trụ sở mới của Apple tại bang California - Mỹ. (Ảnh: Cult of Mac).
Đầu tháng 5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump liệt Huawei và 70 chi nhánh vào danh sách đen. Các công ty Mỹ phải được Washington chấp thuận trước khi giao dịch với Huawei.
Kết quả, Tập đoàn Google thông báo ngừng các hoạt động kinh doanh với Huawei, bao gồm chuyển giao phần cứng, phần mềm và kỹ thuật ngoại trừ các dịch vụ công khai được cấp phép qua nguồn mở.
Các nhà sản xuất chip hàng đầu của Mỹ - bao gồm Intel, Qualcomm, Xilinx và Broadcom - cũng đóng băng hoạt động cung cấp phần mềm và linh kiện quan trọng cho Huawei.
Hồi năm ngoái, Mỹ, Úc, Nhật Bản và New Zealand từng cấm Huawei ký hợp đồng với các chính phủ nước này vì lo ngại vấn đề an ninh. Tuy nhiên, Huawei nhiều lần khẳng định họ không bị chính phủ, quân đội hoặc tình báo Trung Quốc kiểm soát.
Nguồn: Người Lao Động
Theo VTC
Huawei chuyển tình thế trước đòn thù Mỹ Bất chấp Mỹ cáo buộc là gián điệp Trung Quốc, Huawei dùng cam kết lạ để khẳng định niềm tin. Tạp chí Đức Wirtschaftswoche mới đây tiết lộ, Tập đoàn công nghệ khổng lồ Trung Quốc Huawei đã đề nghị Chính phủ Đức ký một thỏa thuận "không gián điệp" máy tính để giải quyết các mối lo ngại về an ninh. CEO...