Dấu ấn Tập Cận Bình trong lòng xã hội Trung Quốc
Hình ảnh Chủ tịch Tập Cận Bình đang dần len lỏi vào mọi mặt đời sống xã hội Trung Quốc nhờ những chiến dịch tuyên truyền quy mô và triệt để nhằm khắc họa dấu ấn cá nhân của ông.
Đồ lưu niệm in hình Chủ tịch Tập Cận Bình và Mao Trạch Đông được bày bán rộng rãi ở Trung Quốc. Ảnh: NY Times
Chưa đầy hai năm kể từ khi nhậm chức, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có khả năng thu hút được sự chú ý phi thường từ công chúng.
Theo AP, mối quan tâm quá lớn dành cho Chủ tịch Tập phần nào phản ánh mức độ nổi tiếng của ông trong xã hội, đồng thời là bằng chứng cho thấy cách ông tập hợp sức mạnh thông qua việc xây dựng dấu ấn cá nhân nhằm gia tăng tầm ảnh hưởng. Nhờ những chiến dịch tuyên truyền quy mô và triệt để, hình ảnh ông Tập dần len lỏi vào mọi mặt đời sống xã hội Trung Quốc.
Khách du lịch đến Bắc Kinh thường được hướng dẫn tham quan những thắng cảnh không thể bỏ qua như Vạn Lý Trường Thành, quảng trường Thiên An Môn, Cố Cung hay lăng Chủ tịch Mao Trạch Đông. Nhưng nay một điểm đến mới đã được thêm vào danh sách: một quán bán đồ ăn khiêm tốn nhưng là nơi dừng chân ưa thích cho những người hâm mộ Chủ tịch Tập. Năm ngoái, ông khiến cả đất nước kinh ngạc xen lẫn thích thú khi đích thân tới đây, xếp hàng và dùng tiền túi để mua bữa trưa.
“Chúng tôi đang đi theo bước chân của chủ tịch”, New York Times dẫn lời Bai Henglin, một tài xế 29 tuổi, vừa nói vừa chụp ảnh cùng khay đồ ăn trước nhà hàng mà ông Tập từng đến. “Du khách ở xa tới Bắc Kinh mà không dừng chân tại quán này sẽ phải hối tiếc”, Bai cho biết thêm. Cũng bởi những người hiếu kỳ như anh Bai mà cửa hàng ngày càng đông khách, cả ngày lẫn đêm.
Ông Wang Feng, một công chức tầm trung, 45 tuổi, sống tại thị trấn gần tỉnh Sơn Đông, chia sẻ đã ba lần cùng đồng nghiệp ghé quán ăn mà ông Tập từng đến. “Chủ tịch của chúng ta có một nền tảng vững chắc, sẽ dẫn lối đưa Trung Quốc đến một tương lai tươi sáng hơn”, ông nói.
“Bạn sẽ có cảm giác Chủ tịch Tập quan tâm tới cả những người dân thường nhỏ bé nhất”, ông Yang Tianrong, 75 tuổi, lính về hưu đến từ tỉnh Hà Bắc bình luận trong khi một nhóm các cụ cao niên khác gật đầu tán thành. “Ông ấy mang đến niềm hy vọng rằng chính quyền đủ khả năng giải quyết mọi vấn đề của bạn”.
Dấu ấn rộng khắp
Video đang HOT
Hình ảnh gương mặt tươi cười của ông Tập còn được in trên đồ lưu niệm bày bán tại quảng trường Thiên An Môn. Đài truyền hình quốc gia phủ sóng rộng khắp những câu khẩu hiệu ông đưa ra. Mỗi tuyên bố, chuyến thăm cấp cao hay cuộc họp có ông góp mặt đều xuất hiện ở mục nổi bật trong bản tin tối.
Cuốn sách tập hợp những suy nghĩ xoay quanh vấn đề quản lý nhà nước của Chủ tịch Tập được dịch sang 8 thứ tiếng với 17 triệu bản ấn hành. Nhiều ca khúc, tuyển tập thơ cũng ra đời, ca tụng ông như một người chồng đầy đạo đức, người bạn tâm giao của người nông dân hay anh hùng chiến đấu chống nạn tham nhũng.
“Tổng Bí thư vĩ đại, Chủ tịch Tập mến yêu, cả dân tộc đang hồi xuân vì chúng ta có người” là lời lẽ trong một bài hát ca ngợi ông, nhắc lại ý tứ trong câu khẩu hiệu về trẻ hóa đất nước trên tất cả các lĩnh vực mà ông Tập từng nêu ra.
Việc người dân treo ảnh chân dung Chủ tịch Tập trong nhà đã trở nên phổ biến. Ảnh: NY Times
Theo NY Times, sự yêu mến dành cho Chủ tịch Tập là kết quả tổng hòa của nhiều yếu tố. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả nó được dựng nên từ chiến dịch tuyên truyền nhằm khắc họa dấu ấn cá nhân của ông như một người vừa uy quyền nhưng vẫn gần gũi trong đời sống, có thể tham gia đá bóng, tự mình cầm ô lúc trời mưa khi đi dự sự kiện nhưng cũng nắm nằm lòng cách sử dụng súng trường.
“Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc dường như đang tập trung mọi nguồn lực để quảng bá hình ảnh ông Tập”, Xiao Qiang, giáo sư trợ giảng tại Đại học California, Berkeley, Mỹ, người chuyên theo dõi sự phát triển của truyền thông và công tác kiểm duyệt của Trung Quốc, làm việc cho China Digital Times, nhận xét.
Sebanstian Heilmann, giám đốc Viện nghiên cứu Trung Quốc Mercator tại Berlin, Đức, đánh giá quá trình đẩy mạnh xây dựng hình ảnh Chủ tịch Tập cho thấy bộ máy tuyên truyền của ông đang đi theo một phương pháp tiếp cận chính trị từ phương Tây, dựa vào sức hấp dẫn cá nhân để thu về sự ủng hộ của công chúng.
Trong hai năm đầu nhiệm kỳ, tên của ông Tập xuất hiện trên tờ People’s Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, nhiều gấp hai lần nếu so với thời Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, theo số liệu từ Dự án Truyền thông Trung Quốc của Đại học Hong Kong.
Một nhà hát ở thủ đô Bắc Kinh gần đây còn công chiếu vở nhạc kịch lấy cảm hứng từ cuộc đời và các chính sách của ông Tập.
Tháng trước,12.000 người dự thi vào ngành nghệ thuật tại Đại học Công nghệ Bắc Kinh được yêu cầu phác họa chân dụng lãnh đạo quốc gia bằng bút chì và than như một phần của bài kiểm tra sát hạch đầu vào. Theo khảo sát của Beijing Evening News, những ứng viên trẻ cảm thấy rất ấn tượng trước đề bài. “Tôi không ngờ rằng mình lại may mắn đến thế khi nhận được yêu cầu này”, một người dự thi nói.
Trong một chương trình ca nhạc đặc biệt chào mừng năm mới vừa qua, hình ảnh gần gũi của ông Tập một lần nữa được khắc họa chi tiết. Các nghệ sĩ tham gia trình diễn một ca khúc trữ tình với tiêu đề tạm dịch là “Tôi trao cho bạn trái tim mình” trong khi nhà sản xuất chiếu một đoan video ngắn ghi lại cảnh ông Tập tặng những tấm chăn, trò chuyện cùng người nông dân hay khiêm nhường thực hiện công việc thường nhật: phục vụ nhân dân.
Theo AP, một dấu hiệu sớm khác cho thấy tầm vóc và sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của ông Tập đó là việc cuốn sách “Tập Cận Bình: Nhà quản trị của Trung Quốc”, dài 500 trang, được xuất bản. Ấn phẩm này ghi lại những bài phát biểu, các cuộc đàm phán, phỏng vấn, tuyên bố cũng như thư từ của ông cùng những tấm hình Chủ tịch Tập chụp với gia đình hay gặp gỡ lãnh đạo thế giới. Một số học giả cho rằng đây là một điểm lạ bởi các lãnh đạo Trung Quốc thường chỉ thực hiện động thái này khi đã về hưu.
Tấm áp phích có hình Chủ tịch Tập và khẩu hiệu “Cùng nhau thực hiện một giấc mơ Trung Hoa” ở tỉnh Hà Bắc. Ảnh: AFP
Vũ Hoàng
Theo New York Times/AP
Mẹo bảo vệ mắt khi ngồi máy tính suốt ngày
Sử dụng máy tính cả ngày khiến mắt có thể bị mỏi, mờ và mắc phải nhiều bệnh nghiêm trọng. Dưới đây là 4 mẹo nhỏ bảo vệ đôi mắt tránh khỏi tổn thương.
Theo Business Insider, các dấu hiệu trên được coi là hội chứng mỏi mắt hay còn gọi là thị lực máy tính. Thống kê tại Mỹ cho thấy khoảng 60% người dân mắc phải hội chứng này.
Mỏi mắt vì ngồi máy tính trong thời gian dài là hiện tượng nhiều người mắc phải. Ảnh: Spicytricks.
1. Phóng to chữ
Nhìn vào chữ cỡ nhỏ khiến bạn phải căng mắt và có xu hướng cúi gần với màn hình. Phản xạ này dễ dẫn tới mỏi mắt, đau đầu và nhiều vấn đề khác. Vì vậy, tăng kích cỡ chữ và độ tương phản màu sắc sẽ giúp mọi thứ trên màn hình hiển thị dễ đọc hơn
2. Chớp mắt
Khi nhìn vào màn hình, bạn thường hay quên chớp mắt, làm cho cơ quan này bị khô. Bạn nên tạo thói quen chớp mắt thường xuyên khi dùng máy tính. Bên cạnh đó, tra nước nhỏ mắt cũng là cách đơn giản và hữu ích với việc chống khô mắt.
3. Điều chỉnh độ sáng màn hình
Ánh sáng chói của màn hình có thể gây ra mỏi mắt và đau đầu. Điều chỉnh độ sáng hoặc sử dụng tấm phim chống chói cho màn hình hàng ngày là việc bạn nên làm nếu phải sử dụng máy tính quá nhiều.
4. Quy tắc 20-20-20:
Quy tắc này như sau: 20 phút làm việc - nghỉ 20 giây - nhìn ra khoảng cách xa 20 foot (khoảng 6 m). Nếu chúng ta nhìn vào màn hình trong cùng khoảng cách quá lâu cơ mắt sẽ giảm đi sự linh hoạt, khó điều chỉnh khi di chuyển hướng nhìn đến khoảng cách khác.
Theo Zing
Công việc 'bàn giấy' ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào? Một nghiên cứu cho thấy nếu bạn ngồi xuống bàn làm việc trong một thời gian dài có thể gây hại cho cơ thể nhiều hơn so với hút thuốc và nhiều những tác động xấu khác nữa. Ngày nay hầu hết mọi người đều chọn cho mình một công việc nhẹ nhàng trong văn phòng, ít lao động chân tay, ít phải...