Dấu ấn khai thác nghỉ dưỡng của người Pháp nơi thành phố biển Sầm Sơn
Từ lâu, Sầm Sơn đã nổi danh gần xa bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, ‘hội sơn tụ thủy’. Không chỉ có vậy, bãi biển Sầm Sơn còn được đánh giá là ‘nơi nghỉ mát tuyệt vời nhất để phục hồi sức khỏe’. Chính vì lẽ đó, ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, người Pháp đã lựa chọn Sầm Sơn là địa điểm lý tưởng khai thác nghỉ dưỡng. Hơn một thế kỷ đã đi qua với biết bao thăng trầm và biến ảo, dấu ấn khai thác nghỉ dưỡng của người Pháp vẫn hiện hữu nơi thành phố biển xinh đẹp, năng động này với dấu tích của những khu biệt thự, nghỉ dưỡng cổ được phát hiện trên dãy núi Trường Lệ.
Dấu tích nền móng và một số bức tường khu nhà ăn của Vua Bảo Đại còn lưu lại trên núi Trường Lệ.
Trong bài viết “Từ Thanh Hóa đến Sầm Sơn”, được in trong cuốn “Thanh Hóa đẹp tươi” của học giả người Pháp H. Lebreton có đoạn miêu tả rất chi tiết về Sầm Sơn lúc bấy giờ: “Đại lộ của bãi bể kéo dài gần 3 km (…) Bên đại lộ là những tư thất riêng và có tòa nhà của Ái Hữu Nhà Dây Thép, Lục bộ, nhà Đoan, biệt thự của công sứ Ninh Bình và của phủ Toàn quyền. Biệt thự của tòa sứ Thanh Hóa với những cột gỗ lim tuyệt đẹp xây gần đền Độc Cước trên núi Mũi Chao – giữa tòa nhà ấy và tọa độ 79 có biệt thự Des Rochers (trên núi) xây trên một mỏm dựng đứng dưới chân sóng vỗ và dành cho các quan chức nghỉ mát”.
Bài viết “ Du lịch Sầm Sơn, đôi điều cảm nhận” của Nhà nghiên cứu Phạm Tấn (“Sầm Sơn thành phố du lịch”, 2017, Nxb Thanh Hóa) diễn giải cặn kẽ: “Vì là nơi có cảnh quan kỳ tú và sơn thủy hữu tình, độc đáo mà người Pháp từ những năm đầu thế kỷ XX còn cho mở đường lên núi để ô tô có thể lên đến được hầu hết địa điểm ở Trường Lệ; liên tiếp cho xây dựng tới vài chục biệt thự nghỉ dưỡng, villa trên núi để tạo ra “Sầm Sơn thượng” đáp ứng nhu cầu nghỉ mát và thưởng lãm cảnh sắc thiên nhiên cho bộ máy quan chức cao cấp cho toàn bộ xứ thuộc địa Đông Dương nói chung, Việt Nam nói riêng”.
Như vậy, một số tài liệu khi viết về núi Trường Lệ và quá trình hình thành, phát triển du lịch Sầm Sơn, dù tỉ mỉ, chi tiết hay sơ lược, đều khẳng định về dấu ấn khai thác nghỉ dưỡng của người Pháp trên vùng đất này. Để tìm hiểu rõ hơn về thời gian, hoàn cảnh, mục đích người Pháp vào khai thác nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, chúng tôi tìm gặp ông Hoàng Thăng Ngói, nguyên Trưởng Phòng Văn hóa – Thông tin thị xã Sầm Sơn (nay là TP Sầm Sơn), người say mê nghiên cứu, am tường văn hóa Sầm Sơn. Ông Ngói cho biết: Năm 2007, tôi có đến Trung tâm lưu trữ Quốc gia I, Thư viện Quốc gia Việt Nam để giúp cho TP Sầm Sơn tìm kiếm, thu thập tư liệu nhằm xác định dấu mốc du lịch Sầm Sơn có từ bao giờ. Tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, tôi được cán bộ ở đây cung cấp cho một số tư liệu, chủ yếu là các bài báo viết bằng tiếng Pháp. Lần giở trong số đó, tôi tìm được tờ báo có đưa tin, đại ý: Toàn quyền Đông Dương ra nghị định cấp cho Sầm Sơn và Đồ Sơn, mỗi địa phương 8.000 franc (đơn vị tiền tệ cũ của Pháp trước khi được thay thế bằng đồng Euro) để xây dựng khu nghỉ dưỡng cho binh lính Pháp. Đây có thể xem là dấu mốc đầu tiên của quá trình người Pháp vào Sầm Sơn khai thác nghỉ dưỡng. Năm 1906, Toàn quyền Đông Dương Moulie ký sắc lệnh làm đường tỉnh lộ số 8 (nay là Quốc lộ 47). Đến sau năm 1930, Pháp cho xây dựng hai cột đèn đỏ, gọi tắt là “Cột đỏ”, dựng ở hai bên đường. Trên thân cây cột đỏ phía bên phải đường ghi chữ: “Sam Son le haut”, tức Sầm Sơn thượng, chỉ về phía núi Trường Lệ. Đây là khu vực dành cho quan chức, chính khách, giới thượng lưu đến tham quan, nghỉ dưỡng. Trên dãy núi Trường Lệ là những biệt thự của Toàn quyền Đông Dương, tòa nhà của khâm sứ Trung – Nam – Bắc Kỳ, biệt thự của vua Bảo Đại, biệt thự của ba quan lớn đầu tỉnh: Tổng đốc, bố chánh, án sát và một số biệt thự của các nhà kinh doanh lớn của Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa. Mỗi khu biệt thự đều mang dáng dấp, nét độc đáo riêng. Khu vực này đã trở thành không gian nghỉ dưỡng văn minh, sang trọng của giới thượng lưu. Họ tổ chức tiệc, các cuộc dạo chơi trên rừng, xuống biển, thăm các di tích thắng cảnh, tắm biển ở vụng Ngọc, vụng Tiên…
Trải qua sự biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử; kể từ sau Cách mạng Tháng Tám (1945) và bước vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược, đến nay, các khu nghỉ dưỡng, villa nói trên chỉ còn lại dấu tích là một số bức tường đổ nát, rêu phong và nền móng lấp trong những tán rừng. Dọc theo chiều dài của đỉnh núi Trường Lệ, hiện có 2 khu vực còn dấu tích của khu nghỉ dưỡng do người Pháp xây dựng từ những năm đầu thế kỷ XX. Một khu dành cho quan thầy người Pháp, giới thượng lưu, quyền cao chức trọng tề tựu về đây tham quan, nghỉ dưỡng; một khu nghỉ dưỡng dành riêng cho vua Bảo Đại. Dẫu không còn giữ được nguyên trạng nhưng những dấu tích này vẫn đủ sức khái quát lên quy mô, mức độ đầu tư và sự tinh tế của người Pháp trong cách vui chơi, hưởng thụ cuộc sống từ hàng trăm năm trước.
Video đang HOT
Theo chân chị Cao Thị Ngân, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin, Thể thao và Du lịch TP Sầm Sơn; vượt qua những tán cây rừng, bụi rậm lởm chởm gai góc trên đỉnh núi Trường Lệ, hiện ra trước mắt chúng tôi là một vọng gác còn tồn tại tương đối nguyên vẹn, được xây dựng với những bức tường kiên cố, cửa vòm; mái che được nâng cao bằng những cột bê tông nhỏ. Từ tầng trệt thông lên tầng mái bằng cầu thang không có lan can. Đứng ở khu vực tầng mái, tứ bề đều hướng ra biển, thích hợp cho việc bao quát cảnh sắc thiên nhiên và tận hưởng không khí trong lành, gió mát lồng lộng từ biển thổi vào. Cách vọng gác không xa là dấu tích còn sót lại của một khu nhà với nền móng và một số bức tường dày từ 30 – 50cm, được xây dựng bằng vật liệu hỗn hợp gồm đá, gạch, cát và vôi; đặc biệt là loại đá thạch anh – một loại đá có sẵn trên núi Trường Lệ. Chị Cao Thị Ngân cho biết: “Đây là khu vực vọng gác và nhà ăn của vua Bảo Đại. Đi hết khu nền móng về hướng Đông là bãi biển tuyệt đẹp hiện ra. Bãi biển này chính là nơi vua Bảo Đại hay xuống tắm mỗi lần về núi Trường Lệ nghỉ dưỡng”.
Nói về sự tồn tại của dấu tích các khu nghỉ dưỡng được xây dựng từ thời Pháp thuộc trên núi Trường Lệ, nhà thơ Đinh Ngọc Diệp, người bản địa nặng lòng với công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, du lịch của quê hương cho biết: “Những dấu tích ấy hàm chứa giá trị sâu sắc về mặt văn hóa, lịch sử. Nếu chúng ta có sự quan tâm, đầu tư thích đáng, tôi tin rằng, các giá trị văn hóa, lịch sử ấy sẽ phát huy hiệu quả mạnh mẽ, thu hút đông đảo du khách tham quan, góp phần làm phong phú thêm sản phẩm du lịch địa phương. Tuy nhiên, hiện chưa có một nghiên cứu, đánh giá chuyên sâu nào về vấn đề này”.
Hơn một thế kỷ chứng kiến du lịch Sầm Sơn nỗ lực không ngừng nghỉ vượt qua những thăng trầm, thử thách để từng bước chạm tay vào giấc mơ “du lịch bốn mùa”, phấn đấu trở thành đô thị du lịch – nghỉ dưỡng biển hiện đại của tỉnh và của cả nước; chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Người Pháp đã có đóng góp quan trọng trong việc khai phá tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch và mở đầu cho xu hướng du lịch nghỉ dưỡng tại Sầm Sơn. Bước sang thời kỳ đổi mới, năm 1989, thực hiện chủ trương của tỉnh nhằm góp phần thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển, khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển của địa phương, Hội chợ kinh tế – du lịch với chủ đề “Hè Sầm Sơn 1989: Sức khỏe – kinh tế – bạn bè” bao gồm nhiều nội dung, hoạt động sôi nổi, hấp dẫn lần đầu tiên được tổ chức tại Sầm Sơn. Thành công của sự kiện này đã góp phần to lớn đánh thức tiềm năng, mở mang du lịch, định vị vai trò của “ngành công nghiệp không khói” trong định hướng phát triển của địa phương. Ông Hoàng Thăng Ngói nhận định: “Khi vào khai thác nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn, người Pháp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng (xây dựng đường xá, sân đỗ trực thăng…), quy hoạch vùng du lịch trên cơ sở tôn trọng hiện trạng, không phá vỡ môi trường, cảnh quan tự nhiên. Ngày hôm nay, nhìn vào dấu ấn của người Pháp trong khai thác nghỉ dưỡng ở Sầm Sơn để chúng ta học hỏi cách họ tôn trọng yếu tố văn hóa bản địa, tôn trọng tự nhiên; từ đó xây dựng chiến lược phát triển du lịch hướng đến sự bài bản, chuyên nghiệp, khoa học, văn minh và bền vững. Đặc biệt, chúng ta cần có sự quan tâm, ứng xử đúng mực, bảo tồn và phát huy hiệu quả đối với các giá trị thuộc về văn hóa, lịch sử, nhất là khi Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh Sầm Sơn (bao gồm các khu vực: núi Trường Lệ, đền Độc Cước, hòn Trống Mái, đền Tô Hiến Thành, đền Cô Tiên…) đã được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt”.
Khách sạn có hồ bơi dát vàng và loạt điểm lưu trú 5 sao ở Đà Nẵng
Đà Nẵng không chỉ thu hút du khách bởi biển xanh, cát trắng, nắng vàng, nghỉ dưỡng tại những điểm lưu trú chuẩn chất lượng 5 sao cũng là trải nghiệm được nhiều người lựa chọn.
Ảnh: Doitforicecream, thuphuongggg_.
Sở hữu hồ bơi vô cực dát vàng 24K đầu tiên ở Việt Nam, Golden Bay là không gian nghỉ dưỡng sang chảnh được lòng giới trẻ khi đến Đà Nẵng. Từ đây, bạn có thể thu vào tầm mắt cây cầu Thuận Phước và toàn bộ thành phố biển từ trên cao trong lúc đắm mình trong làn nước mát. Với thiết kế sang chảnh, mới lạ, đây là địa điểm lên hình của nhiều tín đồ "sống ảo".
Nhiều du khách đã từng lưu trú ở đây đánh giá khách sạn có phòng rộng, dịch vụ tốt và view nhìn ra vịnh đẹp, bữa ăn sáng nhiều món lạ và ngon. Đặc biệt, khách sạn còn làm nhiều người thích thú bởi tại đây có công viên kỳ quan thế giới. Không chỉ là địa điểm lưu trú, nơi đây còn thường xuyên được lựa chọn tổ chức các sự kiện quan trọng. Mức giá phòng thấp nhất ở đây là 2 triệu đồng/đêm.
Tọa lạc tại vị trí đắc địa, Four Ponits By Sheraton Danang nằm trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp, một trong những cung đường biển đẹp nhất Việt Nam, luôn là lựa chọn hàng đầu của du khách khi đến thành phố biển. Khu vực hồ bơi kết hợp với quán bar ở tầng thượng là không gian "chill" được nhiều du khách yêu thích.
Ảnh: Ryanfoodaholic, fourpointsdanang.
Tại đây gồm 390 phòng với nhiều góc hướng biển, nội thất cao cấp và nhiều dịch vụ trải nghiệm tạo không gian thoải mái, tiện ích cho du khách khi đến nghỉ dưỡng. Giá phòng thấp nhất ở đây là từ 1,5 triệu đồng/đêm.
Sầm Sơn - Điểm đến an toàn của khách du lịch Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài diện rộng nên khách từ các tỉnh, thành phố phía bắc và người dân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đi du lịch biển gia tăng, trong đó Sầm Sơn là điểm đến của khá đông du khách. Du khách khá đông trên bãi tắm ở Sầm Sơn. Đợt nắng nóng gay gắt kéo dài diện...