Dấu ấn cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton qua những chuyến thăm Việt Nam
Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ cả khi đương chức và khi đã rời nhiệm sở. Kể từ năm 2000 đến nay, ông đã 5 lần thăm Việt Nam.
Theo kế hoạch, cuối tháng 5 này, Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ có chuyến công du đầu tiên tới Việt Nam sau gần 8 năm đảm nhiệm vai trò người đứng đầu Nhà Trắng. Như vậy, ông Obama sẽ trở thành tổng thống thứ 3 liên tiếp tới Việt Nam sau người tiền nhiệm Bill Clinton và George W. Bush. Chuyến thăm được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ Việt Nam – Mỹ sau những nỗ lực không ngừng nhằm bình thường hóa quan hệ hai bên kể từ thời Tổng thống Bill Clinton.
Là vị tổng thống Mỹ đầu tiên tới thăm Việt Nam vào năm 2000, ông Bill Clinton được cho là người có đóng góp quan trọng vào quá trình bình thường hóa quan hệ Việt Nam – Mỹ cả khi đương chức và khi đã rời nhiệm sở. Nhân dịp này, hãy cùng nhìn lại những chuyến thăm Việt Nam của ông Bill Clinton.
Tháng 11/2000, Tổng thống Mỹ Bill Clinton có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Ông cũng là tổng thống Mỹ đầu tiên tới Việt Nam, 25 năm sau khi chiến tranh kết thúc. Ông Clinton đã dỡ bỏ cấm vận, tiến tới bình thường hóa quan hệ hai nước năm 1995 và ký Hiệp định thương mại song phương. (Ảnh: Reuters)
Trong chuyến công du lần đầu tiên tới Việt Nam, ông Clinton đồng hành cùng Đệ nhất phu nhân là bà Hillary Rodham Clinton – người sau này trở thành Ngoại trưởng Mỹ trong chính quyền của Tổng thống Barack Obama. (Ảnh: AFP)
Ông Clinton đã có buổi giao lưu với sinh viên tại Đại học Quốc gia Hà Nội và chuyến thăm tới một trường tiểu học tại TP.HCM. Ông và gia đình đã có chuyến thăm tới vùng nông thôn của Việt Nam để theo dõi các dự án tín dụng vi mô, cung cấp các khoản vay nhỏ để giúp phụ nữ nông thôn thoát khỏi đói nghèo. (Ảnh: AP)
Ông Clinton đã để lại những ấn tượng đẹp ngay từ chuyến công du Việt Nam đầu tiên với những cử chỉ thân thiện khi ông tươi cười và bắt tay với người dân. Trong ảnh, ông Clinton bắt tay với các cậu bé Việt Nam từ ban công liền kề của 2 căn hộ ở khu vực Văn miếu Quốc tử giám. (Ảnh: AP)
Video đang HOT
Ông trở lại Việt Nam lần thứ hai vào tháng 12/2006 với tư cách chủ tịch Quỹ Bill Clinton. Chuyến thăm chỉ kéo dài 2 ngày (5-6/12) và nằm trong khuôn khổ chương trình thăm các nước châu Á nhằm tăng cường hợp tác với các nước theo chương trình Sáng kiến Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS (CHAI) của vị Chủ tịch Quỹ Bill Clinton. Kể từ năm 2005, Quỹ Clinton do ông sáng lập đã trực tiếp hỗ trợ hoàn thiện hệ thống chăm sóc điều trị HIV/AIDS và nâng cao năng lực cho cán bộ y tế trong công tác chẩn đoán, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại Việt Nam. (Ảnh: AP)
Vẫn với những cử chỉ thân thiện, ông Clinton đã chủ động bắt tay từ người bán báo đến anh xe ôm khi ông có 15 phút đi bộ ngẫu hứng dọc phố Tràng Tiền. (Ảnh: Getty)
Ngày 14/11/2010, ông có chuyến thăm Việt Nam thứ ba nhân kỷ niệm 15 năm bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. Lần này, ông Clinton đến Việt Nam với mục đích tăng cường quan hệ và hợp tác song phương Việt – Mỹ trên một số lĩnh vực, bao gồm thương mại, y tế, biến đổi khí hậu và hợp tác an ninh. Ông đã bày tỏ ấn tượng của bản thân về sự chuyển biến mạnh mẽ của Việt Nam. Mặt khác, ông cũng chia sẻ quan tâm đến việc tác động của biến đổi khí hậu đến Việt Nam, đặc biệt là ở khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Ông cam kết sẽ nỗ lực để thúc đẩy quan hệ hai nước, trong đó Quỹ Bill Clinton tiếp tục hỗ trợ Việt Nam trong ứng phó với biến đổi khí hậu thông qua việc chuyển giao công nghệ phát triển các nguồn nặng lượng sạch. (Ảnh: AFP)
Mối lương duyên với Việt Nam vẫn chưa dừng ở đó, ngày 18/7/2014, cựu tổng thống Bill Clinton tới Việt Nam lần thứ 4 nhằm thúc đẩy hoạt động của Quỹ Clinton do gia đình Clinton sáng lập để giúp chăm sóc, điều trị cho người nhiễm vi rút HIV trên thế giới.
Lần gần đây nhất trở lại Việt Nam của ông Clinton là vào tháng 7/2015 nhân dịp tròn 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Tại Lễ Kỷ niệm chào mừng sự kiện bình thường hóa quan hệ này, ông Clinton chia sẻ: “Việc ký quyết định bình thường hóa quan hệ với Việt Nam là một trong những thành tựu quan trọng nhất của tôi”. Ông cũng nhấn mạnh, Tổng thống Barack Obama hy vọng quan hệ giữa hai nước có thể tiến xa hơn nữa với hiệp định TPP và các thỏa thuận khác. (Ảnh: Nam Hằng)
Minh Phương
Tổng hợp
Theo Dantri
Obama thăm Cuba: Kỳ vọng thay đổi, bình thường hóa vĩnh viễn
Quan hệ giữa Washington và Havana sẽ trở lên tốt đẹp một khi Mỹ thực sự chấp nhận sự khác biệt còn Cuba cởi mở hơn để phát triển kinh tế.
Đây là chuyến thăm đầu tiên của một tổng thống Mỹ đương nhiệm tới đảo quốc Caribe này trong 88 năm qua và được coi là một chuyến thăm lịch sử, bước tiếp theo hướng tới việc chấm dứt hơn nửa thế kỷ quan hệ lạnh nhạt và đối địch giữa hai bên.
Quan hệ giữa Washington và Havana sẽ trở lên tốt đẹp một khi Mỹ thực sự chấp nhận sự khác biệt còn Cuba cở mở hơn để phát triển kinh tế.
Tổng thống Barack Obama và phu nhân tại phi trường ở Havana. Ảnh Reuters.
Theo Reuters, trong thời gian ở thăm La Habana từ ngày 20-22/3, ông Tổng thống Obama sẽ hội đàm và ra tuyên bố chung với Chủ tịch Cuba Raul Castro, thăm khu phố cổ ở thủ đô La Habana, gặp gỡ giới doanh nghiệp và xã hội dân sự của Cuba. Tuy nhiên, hai bên sẽ không đề cập đến vấn đề cải cách chính trị và kinh tế.
Trước đó, Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Ben Rhodes đã cho biết nhà lãnh đạo Mỹ sẽ có bài diễn văn tại Nhà hát lớn Alicia Alonso ở trung tâm thủ đô La Habana về tương lai quan hệ hai nước.
Ông Obama, người đã thúc đẩy việc từ bỏ chính sách cô lập nhiều năm của Mỹ đối với Cuba, mong muốn thúc đẩy hợp tác trên lĩnh vực thương mại song phương.
Trước thềm chuyến thăm, hai bên cũng đã có một loạt động thái tăng cường quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực như khôi phục dịch vụ bưu chính- điện thoại trực tiếp giữa hai nước, ký bản ghi nhớ về hợp tác trắc địa và thủy văn, xóa tên Cuba khỏi danh sách các không có đủ các biện pháp đảm bảo an ninh tại bến cảng...
Còn nhiều rào cản, khó khăn
Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều trở ngại lớn để bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Mỹ-Cuba. Theo các nhà phê bình tổng thống ở đảng Dân chủ, còn quá sớm để nói về kết quả của chuyến thăm này.
Ông Obama kỳ vọng rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không thể đảo ngược, ngay cả sau khi ông hết nhiệm kỳ và lệnh bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Cuba không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa viết trên Twitter rằng chuyến thăm của ông Obama là một "vấn đề lớn", nhưng ông "không tôn trọng".
Sự chia rẽ về ý thức hệ vẫn còn tồn tại giữa Washington và Havana về vấn đề dân chủ, tôn giáo.
Hai quốc gia vẫn còn nhiều khác biệt chính khác, đặc biệt là về lệnh cấm vận kinh tế 54 năm đối với Cuba. Ông Obama đã đề nghị Quốc hội gỡ bỏ, nhưng đề xuất này đã bị đảng Cộng hòa chặn lại.
Havana vẫn phàn nàn về việc kiểm soát của Mỹ đối với căn cứ hải quân ở vịnh Guantanamo theo một hợp đồng thuê năm 1943 mà Cuba cho rằng không còn giá trị. Trong khi đó, chính quyền Obama cho biết sẽ không thảo luận về vấn đề này.
Havana cũng không hài lòng với sự hỗ trợ của Mỹ đối với các nhà bất đồng chính kiến và các chương trình phát thanh, truyền hình chống lại Cuba.
Phát biểu với các phóng viên, Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba, Rodrigo Malmierca Díaz cho biết các động thái của ông Obama "đi đúng hướng", nhưng "chúng tôi không thể đạt được một quan hệ bình thường với sự phong tỏa vẫn còn hiệu lực và không giải quyết các chủ đề khác có tầm quan trọng lớn".
Trong nước, ông Obama cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Các nhà phê bình tổng thống buộc tội ông nhượng bộ quá nhiều và Havana thỏa hiệp quá ít đồng thời cáo buộc ông Obama dùng chuyến đi này để tìm kiếm "chiến thắng trong lòng".
Tuy nhiên, thông qua chuyến thăm lịch sử, ông Obama kỳ vọng rằng tiến trình bình thường hóa quan hệ giữa hai nước không thể đảo ngược, ngay cả sau khi ông hết nhiệm kỳ và lệnh bãi bỏ hoàn toàn cấm vận Cuba không được Quốc hội Mỹ thông qua.
Hoàng Hải
Theo_Người Đưa Tin
Cuba "dọn sạch" khách sạn chuẩn bị đón Obama Cuba đã có lệnh chuyển du khách ở nhiều khách sạn trong thủ đô Havana ra khu vực bãi biển Varadero để chuẩn bị đón tổng thống Mỹ Barack Obama. Quốc cờ Mỹ tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Havana, Cuba Du khách người Mỹ sẽ được chuyển đến bãi biển, nơi mà luật pháp Hoa Kỳ hiện vẫn đang cấm...