Dấu ấn cuối cùng của ông Trump trước khi rời Nhà Trắng
Người Mỹ có thể bắt đầu được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Pfizer kể từ ngày 11.12 và tỉ lệ miễn nhiễm với Covid-19 sẽ tăng dần cho đến khi đạt ngưỡng quay đưa người dân quay trở lại với cuộc sống bình thường vào tháng 5 năm sau.
Cố vấn Moncef Slaoui (phải) đứng bên cạnh ông Trump khi công bố Chiến dịch Wrap Speed vào tháng 5.2020.
Moncef Slaoui, cố vấn khoa học chính cho Chiến dịch Warp Speed, nhắc đến việc người dân Mỹ có thể bắt đầu được tiêm vaccine ngừa Covid-19 kể từ ngày 11.12.
Ủy ban tư vấn vaccine của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) dự kiến sẽ họp vào ngày 10 tháng 12 để công bố quyết định cuối cùng.
Video đang HOT
Hồi tháng 5, Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố Chiến dịch Warp Speed với mục tiêu phát triển, sản xuất và phân phối vaccine ngừa Covid-19 vào cuối năm nay.
Chính quyền của ông Trump đã sẵn sàng chuyển vaccine đến 50 bang ở Mỹ trong 24 giờ, Slaoui cho biết. Các lô vaccine đã sẵn sàng để sử dụng trong ngày 11 hoặc 12.12.
Chính phủ Mỹ đặt mục tiêu chuyển 20 triệu liều vaccine tới các bang trong tháng 12 và mỗi tháng sẽ có thêm 30 triệu liều vaccine mới. FDA cũng phê duyệt vaccine ngừa Covid-19 thứ hai do Moderna phát triển, giúp đẩy nhanh quá trình phân phối vaccine.
Thời gian phân phối và sử dụng đại trà vaccine ngừa Covid-19 đúng với tuyên bố của Tổng thống Donald Trump, dù rằng các hãng truyền thông Mỹ từng gọi đây là “điều không thể”. Đây cũng có thể được coi là dấu ấn cuối cùng của ông Trump ở Nhà Trắng nếu ứng viên Joe Biden tuyên thệ nhậm chức ngày 20.1.2021.
Slaoui nói cần 70% người dân Mỹ tiêm vaccine để đạt mức “miễn nhiễm cộng đồng”. Ở mức đó, cuộc sống sẽ trở lại bình thường. nhưng điều quan trọng là công chúng Mỹ cần phải chấp nhận vaccine trên diện rộng.
“Tôi nghĩ mọi thứ có thể trở lại bình thường vào tháng 5, theo kế hoạch của chúng tôi”, Slaoui nói. “Rất hi vọng mức độ nhận thức tiêu cực về vaccine sẽ giảm xuống và số người chấp nhận tiêm vaccine tăng lên. Đó là yếu tố quan trọng”.
Ông Trump từng tuyên bố không bắt buộc người dân Mỹ phải tiêm vaccine ngừa Covid-19. Ở giai đoạn đầu, vaccine sẽ được ưu tiên phân phối đến nhóm người dễ bị tổn thương vì Covid-19, bao gồm các nhân viên y tế, người già, người có tiền sử mắc bệnh nền.
Vận tải hàng không vội vã chuẩn bị cho việc phân phối vaccine COVID-19 'siêu lạnh'
Cuộc khảo sát gần đây do một hiệp hội vận tải hàng không và tổ chức vận chuyển thuốc thực hiện cho thấy chỉ có 15% các hãng trong ngành hàng không cảm thấy tự tin và sẵn sàng trong việc vận chuyển hàng hóa cần được bảo quản ở nhiệt độ -70 độ C.
Loạt tủ cấp đông trữ ứng viên vaccine ngừa COVID-19 tại một cơ sở của Pfizer ở Puurs, Bỉ. Ảnh: Reuters
Đây là nhiệt độ điều kiện mà công ty dược phẩm Pfizer đặt ra để đảm bảo an toàn cho vaccine ngừa COVID-19 của hãng này trong quá trình vận chuyển. Đối với vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna, có 60% các hãng hàng không đạt tiêu chuẩn bảo quản ở nhiệt độ -20 độ C.
Theo hãng tin Reuters, thông thường, các hãng hàng không sử dụng thùng chứa container với các vật liệu làm lạnh như đá khô để bảo quản các hàng hóa dược phẩm, thuốc men. Tuy nhiên, một số hãng hàng không không có hệ thống kiểm soát nhiệt độ, từ đó dễ khiến sản phẩm gặp phải các sự cố không lường trước được như khi hoãn chuyến bay.
Để đáp ứng nhu cầu đảm bảo nhiệt độ bảo quản vaccine, các hãng hàng không hiện xem xét các phương án khác nhau, từ việc trang bị một tủ cấp đông cỡ lớn có giá trị ngang với một chiếc ô tô nhỏ cho đến hộp chứa với nhiều lớp nitơ lỏng giữ lạnh.
Nhu cầu tăng cao đối với các thùng giữ lạnh đã giúp cổ phiếu của các công ty sản xuất container như Cryoport và va-Q-tec tăng gấp đôi trong những tháng gần đây. "Đã ký hợp đồng với 5 nhà sản xuất container có sẵn hệ thống kiểm soát nhiệt độ, Korean Air đảm bảo đủ số lượng container đạt chuẩn. Hiện tại, chúng tôi đang trong quá trình ký hợp đồng với các nhà sản xuất khác", người phát ngôn của Korean Air thông báo.
Hãng hàng không Air France của Pháp cho biết họ đang chuẩn bị cho một cuộc thử nghiệm với một nhà sản xuất thuốc, với mục tiêu vận chuyển các mẫu thuốc ở nhiệt độ cực thấp, tại sân bay Schiphol ở Amsterdam. Hãng hàng không này sẽ sử dụng các thùng có sức chứa lên tới 5.000 liều vaccine và giữ lạnh bằng đá khô.
Quản lý vận tải hàng không của Air France ông Béatrice Delpuech nhấn mạnh: "Họ cần xác nhận toàn bộ chuỗi vận chuyển từ đầu đến cuối, bao gồm cả vận tải hàng không. Chúng tôi có một đội chuyên trách kiểm tra từng quy trình để đảm bảo rằng không có bất kỳ trở ngại ở khâu nào".
Ngày 16/11, Tập đoàn công nghệ sinh học Moderna Inc của Mỹ thông báo vaccine thử nghiệm mRNA-1273 của hãng này đã phát huy tới 94,5% hiệu quả trong việc ngăn chặn virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Một trong những ưu điểm lớn nhất của vaccine Moderna là không cần bảo quản cực lạnh như vaccine của Plizer. Moderna hy vọng vaccine có thể ổn định ở nhiệt độ tủ lạnh tiêu chuẩn từ 2-8 độ C trong 30 ngày và có thể được bảo quản đến 6 tháng ở nhiệt độ - 20 độ C.
So sánh với mRNA-1273, vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Pfizer được công bố thử nghiệm thành công vào tuần trước chỉ có thể bảo quản trong 5 ngày với nhiệt độ từ -70 đến -103 độ C. Theo các nhà phân tích của Barclays, tính ổn định của vaccine mRNA-1273 sẽ có khả năng giúp loại thuốc này được phân phối rộng rãi hơn so với vaccine BNT162b2 của Pfizer. Các nhà phân tích cũng lưu ý rằng Pfizer đang nghiên cứu một phiên bản vaccine dạng bột, ổn định ở nhiệt độ phòng.
Thế giới liên tiếp đón nhận thông tin tích cực về vaccine ngừa Covid-19 Sau tập đoàn Dược phẩm Pfizer của Mỹ và BioNTech của Đức, hôm qua (11/11) đến lượt Nga khẳng định vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của nước này có thể đạt hiệu quả lên tới 92%. Trong khi đó, 10 loại vaccine ngừa Covid-19 khác cũng đang trong giai đoạn thử nghiệm cuối cùng. Liên tiếp những thông tin tích cực đã làm...