DATC đẩy mạnh bán tài sản, thoái vốn tại doanh nghiệp
Đẩy mạnh thực hiện kế hoạch bán tài sản, thoái vốn đầu tư tại doanh nghiệp, Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam ( DATC) đang lựa chọn tổ chức bán đấu giá tài sản và tổ chức thẩm định giá tài sản tại 03 doanh nghiệp.
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Theo đó, DATC tìm tổ chức bán đầu giá và thẩm định giá tại 03 doanh nghiệp là Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư (C&T); Công ty cổ phần Tôn Vikor và Công ty cổ phần Gạch nhẹ Phúc Sơn.
Cụ thể, DATC thực hiện bán toàn bộ khoản nợ phải thu của DATC tại Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh vật tư (C&T) với tổng giá trị khoản nợ đến thời điểm 30/6/2019 là 431.194.698.923 đồng (trong đó: nợ gốc là 240.695.264.585 đồng; nợ lãi là 190.499.434.338 đồng). Giá khởi điểm là 70.000.000.000 đồng ( Bảy mươi tỷ đồng).
Tình trạng pháp lý của tài sản đấu giá: Chi tiết tại chứng thư thẩm định giá số: 102/2019/CTTĐG/CPA HANOI ngày 23/8/2019 được lưu trữ tại Trung tâm giao dịch, đầu tư, tư vấn mua bán nợ và tài sản.
Các đơn vị tham gia tổ chứcbán đấu giá tài sản phải đáp ứng các tiêu chí như: Cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo cho việc đấu giá đối với loại tài sản đấu giá; Phương án đấu giá khả thi, hiệu quả; Năng lực, kinh nghiệm và uy tín của tổ chức đấu giá: Số lượng đấu giá viên; kinh nghiệm trong lĩnh vực đấu giá (liệt kê các hợp đồng thực hiện trong 02 năm gần nhất), tỷ lệ đấu giá thành công.
Thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản phù hợp; Có tên trong danh sách các tổ chức đấu giá tài sản do Bộ Tư pháp/Sở Tư pháp công bố. Cùng với đó, các tiêu chí khác phù hợp với tài sản đấu giá của DATC như: Ký hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, phối hợp bàn giao và ký biên bản giao nhận tài sản đấu giá cho khách hàng.
Tại Công ty cổ phần Tôn Vikor, DATC bán số lượng cổ phần là 3.642.000 cổ phần. Tổng giá trị khoản nợ đến thời điểm 30/9/2019 là 24.332.085.326 (nợ gốc là 14.716.342.530 đồng; nợ lãi 9.615.742.796 đồng).
Video đang HOT
Kết quả thẩm định giá làcơ sở cho việc thực hiện bán đấu giá toàn bộ cổ phần và nợ phải thu. Theo đó, các tiêu chí lựa chọn tổ chức thẩm định giá được DATC đưa ra gồm: Là doanh nghiệp thẩm định giá có tên trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2019 theo Thông báo của Bộ Tài chính; Có uy tín về chất lượng thẩm định; có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp.
Đội ngũ thẩm định viên có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của DATC về yêu cầu và tiến độ thẩm định giá, có mức phí thẩm định hợp lý với yêu cầu thẩm định giá trên cơ sở xem xét các văn bản chào phí thẩm định giá. Phí dịch vụ, thời hạn thẩm định phù hợp và cạnh tranh nhất.
Tại Công ty cổ phần Gạch nhẹ Phúc Sơn, DATC sẽ tìm tổ chức thẩm định toàn bộ tài sản tại Công ty cổ phần Gạch nhẹ Phúc Sơn để làm cơ sở cho việc thực hiện bán đấu giá tài sản.
Tổ chức tham gia thẩm địnhh là doanh nghiệp thẩm định giá có tên trong danh sách các doanh nghiệp đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá tài sản năm 2019 theo Thông báo của Bộ Tài chính; Có uy tín về chất lượng thẩm định; có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xác định giá trị doanh nghiệp.
Đặc biệt, tổ chức tham giam thẩm định giá phải có đội ngũ thẩm định viên có trình độ và nhiều kinh nghiệm, đáp ứng được yêu cầu của DATC về yêu cầu và tiến độ thẩm định giá, có mức phí thẩm định hợp lý với yêu cầu thẩm định giá trên cơ sở xem xét các văn bản chào phí thẩm định giá. Phí dịch vụ, thời hạn thẩm định phù hợp và cạnh tranh nhất
Thu Nga
Theo tapchitaichinh.vn
Địa ốc Khánh Hòa chững lại
Thị trường bất động sản Khánh Hòa đang hết sức trầm lắng, giá giảm tới 30% so với thời kỳ nóng sốt.
Ngày 17-6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trần Đình Quý - Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản (BĐS) Khánh Hòa - cho biết thị trường BĐS ở Khánh Hòa đang dần về giá trị thật của nó, không còn cảnh "người người mua đất, nhà nhà mua đất", tỉ lệ giao dịch nhà đất thành công rất ít.
Giá giảm tới 30%
Theo chị M., một môi giới BĐS ở TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2016-2017 và đầu năm 2018, giá BĐS ở Nha Trang lên ào ạt. Như tại dự án An Bình Tân, thời kỳ đầu chỉ khoảng 5,5 triệu đồng/m2, khi lên đến đỉnh điểm giá giao dịch 28 triệu đồng/m2 vẫn có người mua. Đầu năm 2019, giá ở đây chỉ còn 22 triệu đồng/m2 và thời điểm hiện tại là 24-25 triệu đồng/m2. Còn chung cư thương mại, trước đây giá 7 triệu đồng/m2, thời điểm sốt lên đến 23-25 triệu đồng/m2, nay chỉ còn 17-20 triệu đồng/m2.
Ông Ngô Quốc Luật, Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Thẩm định giá Nhất Tín tại Khánh Hòa, cũng thừa nhận giá đất ở Nha Trang đang chững lại, tỉ lệ rao bán cao nhưng giao dịch thành công rất ít. Độ chênh giữa các giao dịch rất lớn, ví dụ người bán rao 30 triệu đồng/m2 nhưng người mua trả giá 23 triệu đồng/m2 đã đồng ý ngay. "Có một thực tế hiện nay là mặc dù giá gốc mà chủ đầu tư đưa ra phù hợp với nhiều đối tượng nhưng khách hàng khi mua phải chịu khoản tiền chênh lệch như luật bất thành văn. Nhiều người đầu tư đất trước đây theo dạng "lướt sóng" ăn tiền chênh lệch khiến thị trường BĐS thường bị thổi phồng lên rất nhiều" - ông Luật đánh giá.
Nhiều khu đất tại các dự án bất động sản ở Khánh Hòa để đất trống chờ thị trường ấm lại
Theo Hiệp hội BĐS Nha Trang - Khánh Hòa, từ khoảng tháng 5 -2018 đến nay, thị trường BĐS Khánh Hòa nói chung và Nha Trang nói riêng có dấu hiệu chững lại. Tần suất giao dịch từ các sàn BĐS giảm hẳn, giá đất đã giảm khoảng 10%-30%. Các dự án căn hộ chung cư và condotel không có nhiều giao dịch; một số dự án mở bán mới như Scenia Bay (đường Phạm Văn Đồng), HUD Building (đường Nguyễn Thiện Thuật), La Luna (đường Phạm Văn Đồng)... nhưng người mua không đáng kể.
Nhu cầu nhà ở vẫn rất lớn
Theo ông Trần Đình Quý, thị trường BĐS ở Khánh Hòa đang trầm lắng vì hàng loạt dự án phải thanh tra, rà soát khiến thị trường gần như không có sản phẩm mới; chủ yếu chỉ mua đi bán lại ở các dự án cũ; thị trường condotel cũng đang gặp nhiều khó khăn vì thủ tục pháp lý... "Dù BĐS đang trầm lắng nhưng nhu cầu về nhà đất thực tế vẫn rất cao. Như dự án nhà ở xã hội Phước Long II chỉ có trên 500 căn hộ nhưng có hơn 1.500 hồ sơ xin mua. Thị trường đang xuống là cửa hẹp cho người có thu nhập thấp có cơ hội mua nhà, đất" - ông Quý nhận xét.
Theo Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa, nhu cầu nhà ở xã hội trên địa bàn TP Nha Trang giai đoạn 2016-2020 là hơn 14.000 căn hộ nhưng những năm gần đây, chỉ có 3 dự án nhà ở xã hội đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng với trên 530 căn hộ.
Để tạo điều kiện cho người thu nhập thấp có cơ hội về nhà ở, mới đây, UBND tỉnh Khánh Hòa đã giao Sở Xây dựng tỉnh theo dõi, nắm bắt thông tin diễn biến của thị trường BĐS và tham mưu cho UBND tỉnh các biện pháp để kịp thời ổn định thị trường, không để xảy ra tình trạng sốt giá và bong bóng BĐS trên địa bàn tỉnh.
UBND tỉnh Khánh Hòa cũng yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch đô thị, bảo đảm dành đủ quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội. Khi tham mưu UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch các khu đô thị, mạng lưới các cơ sở đào tạo, nhất thiết phải có nội dung quy hoạch nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, nhà ở sinh viên, các khu chức năng dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục thể thao... theo quy định của pháp luật. Việc rà soát hoàn thành trong quý III tới. "Đối với các dự án BĐS trung, cao cấp đang tồn kho hoặc chủ đầu tư có nhu cầu điều chỉnh quy mô sang phân khúc bình dân hoặc nhà ở xã hội thì Sở Xây dựng phải giải quyết ngay thủ tục, cho phép chuyển đổi trong quý III/2019" - văn bản do ông Đào Công Thiên, Phó Chủ tịch UBND Khánh Hòa ký, nêu rõ.
Trong khi đó, theo ông Ngô Quốc Luật, để thị trường BĐS Nha Trang - Khánh Hòa minh bạch, đi đúng thực chất, tránh sốt ảo như vài năm trước, các ngân hàng cần siết chặt tỉ lệ cấp vốn đầu tư BĐS; nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý về condotel, chấn chỉnh các sàn giao dịch, đào tạo nghiệp vụ chứng chỉ môi giới cho các nhân viên để tư vấn đúng cho khách hàng...
Xử nghiêm vi phạm
UBND tỉnh Khánh Hòa mới đây cũng yêu cầu sở - ngành tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về đầu tư kinh doanh BĐS; thường xuyên kiểm tra, rà soát, công khai danh sách các dự án nhà ở chủ đầu tư đã thế chấp ngân hàng, các dự án chậm tiến độ do vướng mắc về pháp lý, các dự án không thực hiện bảo lãnh... Đối với các dự án không triển khai, để hoang hóa hoặc triển khai chậm phải kiên quyết thu hồi để tránh lãng phí nguồn tài nguyên.
Kỳ Nam
Theo Người lao động
Đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu Nghị quyết 42 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu được ban hành đã tạo khung pháp lý thuân lợi cho phép tô chức, cá nhân được mua bán khoản nợ xâu trên thị trường thay vì chỉ cho phép các công ty có chức năng mua bán nợ như trước đây. Thay đôi căn bản này nhằm giúp huy...