DATC đấu giá nguyên lô hơn 4 triệu cổ phiếu MSB trước thềm niêm yết
Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) vừa mới thông báo bán đấu giá toàn bộ vốn tại Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam ( Maritime Bank, MSB).
Theo đó, DATC sẽ mang hơn 4 triệu cổ phiếu MSB đấu giá trọn lô trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Giá khởi điểm nguyên lô này hơn 52 tỷ đồng, tương đương với 13.000 đồng/cp.
Vào giữa năm 2019, DATC đã có lần chào bán số cổ phần MSB với giá khởi điểm 11.800 đồng/cp, kết quả chỉ có 1.800 cổ phần được đăng ký mua trong hơn 4 triệu cổ phần được mang ra đấu giá.
Từ năm 2015 đến nay, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) và Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã nhiều lần tổ chức bán đấu giá cổ phần MSB nhưng đều không thành công.
Hiện tại, VNPT đang sở hữu hơn 71,5 triệu cổ phần, tương đương 6,09% vốn tại ngân hàng này. Từ năm 2015 đến hết 2018, VNPT đã 3 lần công bố bán đấu giá nhưng đều không có nhà đầu tư tham gia.
Trong tháng 3/2018, buổi bán đấu giá hơn 2,4 triệu cổ phần MSB của SCIC với giá khởi điểm 12.400 đồng/cp cũng đã bị hủy do không có nhà đầu tư nào đăng ký tham gia đấu giá.
Video đang HOT
Mới đây, Ngân hàng này đã công bố tất toán toàn bộ nợ xấu đã bán cho Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) và chuẩn bị niêm yết tại HoSE. Theo đại diện MSB, niêm yết cổ phiếu MSB lên sàn là mục tiêu quan trọng tiếp theo góp phần giúp ngân hàng nâng cao vị thế trên thị trường, bảo đảm quyền lợi tối đa của cổ đông, đối tác, khách hàng và cán bộ, nhân viên.
Theo đó, HoSE đã có thông báo nhận được hồ sơ đăng ký niêm yết lần đầu của MSB, dự kiến niêm yết gần 1,18 tỷ cổ phiếu với giá trị gần 11.750 tỷ đồng trên sàn giao dịch này.
Về kết quả kinh doanh, lũy kế 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước và sau thuế của MSB tăng đến 57% và 53% so với cùng kỳ, lần lượt đạt hơn 1.666 tỷ đồng và gần 1.328 tỷ đồng.
Tính đến cuối quý 3, tổng tài sản của MSB tăng 6% so với đầu năm, đạt hơn 166.489 tỷ đồng. Trong đó, tiền mặt, vàng bạc, đá quý giảm đến 39% (1.511 tỷ đồng), tiền gửi tại NHNN giảm 30% (2.860 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng 15% (73.430 tỷ đồng).
Về chất lượng nợ vay, tại ngày 30/9/2020, tổng nợ xấu của MSB tăng 31% so với đầu năm lên 1.703 tỷ đồng, trong đó nợ dưới tiêu chuẩn (gấp 2,4 lần) và nợ nghi ngờ (gấp 2,1 lần) tăng mạnh nhất. Do đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của MSB tăng từ mức 2,04% hồi đầu năm lên mức 2,32%.
Cổ phiếu ACB hút vốn ngoại trước thềm chuyển sàn niêm yết sang HOSE
VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) vừa công bố danh mục đầu tư cuối tháng 10 với nhiều thay đổi. Cổ phiếu ACB trở thành khoản đầu tư lớn thứ 5, trong khi đó Vinhomes (VHM - sàn HOSE) ra khỏi top 10 danh mục.
Theo đó, VOF đã mạnh tay mua cổ phiếu ACB trong tháng 10, giá trị đầu tư cuối tháng 10 vào khoảng 1.100 tỷ đồng.
Đây là ngân hàng lớn thứ 6 về vốn hóa thị trường tại Việt Nam và là ngân hàng thương mại hàng đầu ở phân khúc bán lẻ và SME.
ACB hiện chiếm 4,9% tổng giá trị tài sản ròng (NAV) của Quỹ tại cuối tháng 10/2020, tương đương gần 46,3 triệu USD (gần 1.100 tỷ đồng).
VinaCapital kỳ vọng ACB sẽ được niêm yết vào tháng 12/2020 hoặc tháng 1/2021 và có thể lọt vào rổ VN30. Tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng trong VN-Index theo đó sẽ được nâng từ 26% lên hơn 28%.
Trước đó, vào đầu tháng 11/2020, DC Developing Markets Strategies Public Limited Company - một quỹ thành viên trong nhóm Dragon Capital đã mua hơn 2,8 triệu cổ phiếu ACB, tương đương với tỷ lệ 0,13%. Giám đốc Dragon Capital ông Dominic Scriven đang là Ủy viên HĐQT ACB.
Trong nửa cuối tháng 10, cổ phiếu ACB giao dịch với mức giá quanh 24.000 đồng/cổ phiếu, ước tính theo đó quỹ thành viên của Dragon Capital có thể bỏ ra 68 tỷ đồng mua 2,8 triệu cổ phiếu ACB.
Tỷ lệ sở hữu của nước ngoài tại ACB vẫn luôn kín ở mức room tối đa 30%, do đó quỹ có khả năng thỏa thuận với nhà đầu tư ngoại khác.
ACB mới đã được Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) ra quyết định chấp thuận niêm yết hơn 2,16 tỷ cổ phiếu, với mã chứng khoán là ACB.
Giá trị niêm yết tính theo mệnh giá đạt xấp xỉ 21.616 tỷ đồng, bằng với vốn điều lệ của ACB đến thời điểm này.
Việc chuyển niêm yết sang HOSE đã được cổ đông ACB thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2020.
ACB thực hiện theo lộ trình chuyển sàn gồm có 2 bước, đó là chia cổ tức và sau đó là chuyển sàn.
Cụ thể, trước đó vào tháng 8/2020, ACB đã phát hành thêm gần 500 triệu cổ phiếu để trả cổ tức theo tỷ lệ 30%, nâng vốn điều lệ từ 16.627 tỷ đồng lên 21.615 tỷ đồng.
HĐQT ACB cho rằng, việc chuyển sàn có thể giúp làm tăng giá cổ phiếu và đem lại lợi ích cho các cổ đông.
Theo báo cáo kinh doanh 9 tháng, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 6.411 tỷ đồng, cao hơn 15% so với cùng kỳ 2019, tương đương 84% kế hoạch 2020. Lợi nhuận sau thuế tăng trưởng tương đương, đạt 5.133 tỷ đồng.
Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm 50 đồng với giá USD mua vào Do Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm mạnh giá mua vào USD nên tỷ giá USD tại các ngân hàng thương mại cũng giảm tới 30 đồng chỉ trong 2 ngày. Ảnh minh họa. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Từ đầu tuần này, Ngân hàng Nhà nước đã có quyết định giảm mạnh giá mua vào USD. Đây là lần đầu...