Đặt vòng tránh thai những điều bạn nên biết
Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.
Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.
Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
Nên đặt vòng tránh thai trong những trường hợp nào
- Những phụ nữ khó ứng dụng với phương pháp tránh thai khác, như không thể kiên trì dùng thuốc ngoài hoặc thuốc uống dễ bị rơi rớt.
- Những phụ nữ bị cao huyết áp hoặc bị đau nhức đầu nghiêm trọng, không thể uống thuốc tránh thai được.
- Những phụ nữ đang cho con bú bình thường
- Những phụ nữ đã từng đặt vòng tránh thai rồi, thấy hiệu quả tốt.
Những trường hợp cần qua bác sỹ kiểm tra xem có nên đặt vòng tránh thai không
- Những phụ nữ bị bệnh có tính toàn thân nghiêm trọng như bệnh tim, bệnh suy kiệt tâm lực, bệnh thiếu máu nặng, bệnh do xuất huyết nhiều và các bệnh khác đang trong giai đoạn cấp tính.
- Những phụ nữ chu kỳ kinh nguyệt không bình thường hoặc lượng kinh quá nhiều, ra quá nhiều lần hoặc đau kinh nghiêm trọng; những phụ nữ sau khi đặt vòng tránh thai dễ tăng nặng thêm triệu chứng xuất huyết và chứng bệnh đau kinh, cần phải qua bác sỹ chẩn trị khỏi đã rồi mới quyết định xem có thể đặt vòng tránh thai được không.
- Những phụ nữ bị bệnh viêm bộ phận sinh dục cấp tính và mạn tính, như viêm âm hộ, viêm âm đạo, bị trùng màng uốn roi đuôi, bị viêm âm đạo do nấm, bị rữa nát cổ tử cung nặng và bị viêm khoang chậu cấp tính, mãn tính… cần phải được điều trị khỏi hẳn đã rồi mới được đặt vòng tránh thai.
- Những phụ nữ bị khối u ở bộ máy sinh dục, thường thấy như u cơ tử cung, bị các triệu chứng nghiêm trọng như lượng kinh nguyệt quá nhiều, do đó không thích hợp với đặt vòng tránh thai để tránh bị tăng nặng thêm triệu chứng lượng kinh nguyệt quá nhiều.
- Những phụ nữ bị dị hình bộ máy sinh sản như hai tử cung, ngăn dọc tử cung… vì tử cung hai bên to nhỏ không đều, quan hệ giữa cổ tử cung và khoang tử cung cũng không như nhau, đặt 1 vòng vào không có tác dụng, đặt 2 vòng vào dễ gây nên tổn thương khi phẫu thuật, hơn nữa khó đặt vào vị trí chính xác.
- Những phụ nữ lỗ tử cung quá lỏng lẻo, bị xé rách do đã rữa nát từ trước ở độ nặng và sa tử cung ở trên độ 2, vì khi đó đặt vòng tránh thai vào dễ long tuột rơi ra, không nên sử dụng; những phụ nữ cổ tử cung quá hẹp hoặc cứng quá, không thể long rộng ra, cũng không thể sử dụng được.
Video đang HOT
- Những phụ nữ kinh nguyệt đã quá kỳ, có thể nghi là đã có thai.
- Những phụ nữ khoang tử cung
Khi nào không nên dùng biện pháp đặt vòng tránh thai
- Bạn mới vừa bị nhiễm trùng ở phần trên của cơ quan sinh dục, như viêm vòi trứng.
- Bạn đã một lần có thai ngoài tử cung.
- Bạn bị một biến dạng nghiêm trọng về tử cung.
Ngoài ra:
- Một chứng ung thư hay nghi ngờ bị ung thư tử phụ khoa.
- Những u xơ bên trong tử cung hoặc những polip (phải cắt bỏ).
- Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân.
- Một chứng bệnh tim nghi ngờ dẫn đến viêm màng trong của tim.
- Những rối loạn về máu.
- Dị ứng với đồng, hay bệnh Wilson (đối với những vòng tránh thai bằng đồng).
Tuyệt đối không sử dụng biện pháp đặt vòng tránh thai trong những trường hợp sau
- Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi, hoặc nếu bạn bị viêm vòi trứng (nhiễm trùng nhiều lần, quan hệ tình dục với nhiều người).
- Bạn chưa bao giờ có thai cả. Trường hợp này không nên đặt vòng vì nó dễ gây rủi ro nhiễm trùng nặng hơn do vòi trứng còn nhạy cảm, dễ bị tổn thương (gây viêm vòi trứng) và bị tắc, do vậy những cơ may có thai sau này dễ bị tổn hại nghiêm trọng.
- Bạn bị phát hiện có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung.
- Bạn vừa mới sinh. Lúc này tử cung chưa lấy lại kích thước và sức chịu đựng thường có. Thật vậy, những rủi ro như bị tuột vòng (do đó có thai), bị đau, thậm chí thủng tử cung khi đặt vòng thường lớn hơn so với một tử cung còn giãn và mềm.
- Bạn bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết.
- Bạn đang chữa trị viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài.
- Bạn tạm thời bị một nhiễm trùng nhỏ tại chỗ.
Đặt vòng tránh thai sau khi sinh
Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 -10 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Thời điểm đặt vòng tránh thai là vào ngày thứ 3 hoặc 4 của kỳ đèn đỏ. Các mẹ cần lưu ý không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh nở. Hãy chờ cho tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Nếu không, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Nên đặt vòng tránh thai trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh (lâu hơn càng tốt). Nếu sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt.
Khi sử dụng phương pháp này, các mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh bị rơi vòng tránh thai và có thai ngoài ý muốn. Nếu cảm thấy bất cứ vấn đề gì bất ổn về sức khỏe sau khi đặt vòng tránh thai, cần tháo vòng ra ngay.
Những lưu ý khi đặt vòng
Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng được đặt vào trong tử cung của người phụ nữ nhằm ngăn trứng làm tổ trong tử cung.
Vòng tránh thai có tác dụng ngăn không cho tinh trùng gặp trứng cũng như ngăn trứng làm tổ trong tử cung để phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp.
Lợi ích của vòng tránh thai là có hiệu quả tránh thai với tỷ lệ từ 98 đến 99%, hiệu quả tránh thai có thể đạt được ngay sau khi đặt vòng và kéo dài từ 5 năm đến 10 năm. Dụng cụ tử cung dùng tương đối bền, thoải mái, dễ sử dụng và không tốn kém.
Vòng tránh thai là một biện pháp tránh thai tương đối lâu dài. Vì vậy, nếu người phụ nữ còn trẻ hoặc có dự định sinh con trong một vài năm tới thì nên sử dụng một biện pháp tránh thai khác.
Những phụ nữ có nhiều bạn tình cũng không nên sử dụng biện pháp tránh thai bằng dụng cụ tử cung vì vòng tránh thai không có khả năng ngăn ngừa các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Việc đặt vòng tránh thai cần được thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa vì người phụ nữ sẽ được khám phụ khoa trước khi đặt vòng để bảo đảm chắc chắn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì theo nguyên tắc không thể đặt vòng tránh thai nếu người phụ nữ đang bị viêm nhiễm phụ khoa.
Thủ thuật đặt vòng tránh thai rất đơn giản, chỉ mất một khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút.
Thời gian đặt vòng tránh thai tốt nhất là ngay sau khi người phụ nữ hết kinh nguyệt, 6 tuần sau khi sinh hoặc ngay sau khi nạo hút thai.
Trong và sau khi đặt vòng tránh thai, người phụ nữ có thể có cảm giác hơi bị chuột rút (vọt bẻ).
Vòng tránh thai có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt dài hơn, ra máu nhiều hơn và bị đau bụng khi hành kinh và cũng có thể ra khí hư nhiều hơn. Đồng thời có thể xảy ra một số phản ứng nhẹ ảnh hưởng tới sức khỏe như hơi đau bụng hay đau đầu.
Khi muốn sinh con, người phụ nữ chỉ đến cơ sở y tế, tại đây sẽ được bác sĩ hay nữ hộ sinh có kinh nghiệm tháo vòng tránh thai. Hầu hết tất cả các phụ nữ sau khi tháo vòng tránh thai đều có khả năng có thai trở lại. Vòng tránh thai không ảnh hưởng đến lần mang thai về sau.
Những điều cần chú ý sau khi đặt vòng
- Sau khi đặt vòng chị em nên nghỉ ngơi hai ngày, và trong vòng một tuần tránh làm việc nặng.
- Định kỳ phải đi bệnh viện kiểm tra. Thông thường sau khi đặt vòng một tháng, sau khi sạch kinh nguyệt nên đến bệnh viện kiểm tra lần đầu và 3 tháng sau nên tái khám lần nữa.
- Sau này căn cứ theo tình hình mà nên cách 1 – 2 năm đi kiểm tra lại
Rắc rối do đặt vòng tránh thai
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật.
Chào bác sĩ, em năm nay 30 tuổi, đã có một em bé 3 tuổi. Sau khi sinh được 1 năm, em đã đặt vòng tránh thai. Nhưng từ sau khi đặt vòng, mỗi khi đến kì kinh nguyệt, em bị ra máu rất nhiều, giờ đã 2 năm rồi. Cách đây 3 tháng em đã gỡ vòng tránh thai và giờ thì đến kì kinh nguyệt em lại rất ít máu. Em rất lo lắng liệu có ảnh hưởng đến việc sinh con nữa không. Xin bác sĩ cho em lời khuyên. Em xin cảm ơn! (N. Dinh)
Bạn N. Dinh thân mến!
Vòng tránh thai vốn là một dụng cụ nhỏ bằng nhựa được đặt vào tử cung. Gọi là "vòng" vì mấy chục năm trước ta dùng loại có hình tròn như cái nhẫn hay hình bánh xe, nhưng thật ra đó là một mảnh nhựa nhỏ, có nhiều loại như hình chữ T, hình chữ S...
Thông thường tất cả những phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã kết hôn, sức khỏe tốt, lại có yêu cầu tránh thai, kinh nguyệt điều hòa, bộ máy sinh dục bình thường, đã qua kiểm tra sản khoa không có vấn đề gì đều có thể đặt vòng tránh thai. Tuy nhiên, cũng giống như các biện pháp tránh thai khác, vòng tránh thai cũng có thể gây ra các tác dụng phụ khi sử dụng.
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật... Ảnh minh họa
Tác dụng phụ thường gặp nhất khi đặt vòng tránh thai là có những biểu hiện lượng kinh nguyệt quá nhiều, kỳ kinh kéo dài, kỳ kinh nguyệt không theo quy luật, cá biệt có trường hợp kỳ kinh nguyệt rút ngắn. Đặt vòng tránh thai tuần đầu tiên trong âm đạo có thể có một lượng máu nhỏ tiết ra (ngoài thời gian hành kinh) hoặc có kèm theo bụng dưới trướng tức, xệ xuống, đau âm ỷ và mỏi vùng thắt lưng... nói chung không cần xử lý gì, có thể tự khỏi. Thỉnh thoảng có chút niêm dịch hoặc lượng máu chảy ra, có thể dùng thuốc cầm máu để điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Mặc dù là biện pháp tránh thai phổ biến nhưng đặt vòng tránh thai không thích hợp trong một số trường hợp như: Bạn bị mắc chứng viêm vòi trứng dù đã khỏi; Có những dị ứng của các tế bào ở cổ tử cung; Bị thiếu máu hoặc bị xuất huyết, viêm nhiễm hay đông máu trong một thời gian dài hoặc các tình trạng rối loạn về máu khác; Nghi ngờ bị ung thư phụ khoa, bị u xơ bên trong tử cung hoặc những polyp (phải cắt bỏ); Xuất huyết ở bộ phận sinh dục mà không tìm được nguyên nhân...
Nếu tình trạng chảy máu hoặc bất thường trong kinh nguyệt kéo dài, tốt nhất bạn nên đi khám phụ khoa để biết có nguy hiểm đến sức khỏe sinh sản hay không. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cũng sẽ tư vấn cho bạn biện pháp tránh thai nào là phù hợp với bạn nhất.
Chúc bạn vui khỏe!
Theo Màn ảnh sân khấu
Khi nào được tháo vòng tránh thai an toàn? Hầu hết trường hợp đặt vòng tránh thai không gây ảnh hưởng đến quan hệ vợ chồng, chẳng gây "vướng víu". Thưa bác sĩ, Vợ em tự ý đi đặt vòng tránh thai mà không bàn với em. Nếu muốn tháo ra ngay thì có bị gì không hoặc khi nào thì tháo là an toàn nhất? Đặt vòng như vậy quan hệ...