Đặt vòng tránh thai có đau không? Có những ưu và nhược điểm gì?
Nhiều cặp đôi đang kế hoạch lâu dài hoặc đã sinh con và không muốn sinh nữa thì một trong những giải pháp được lựa chọn là đặt vòng tránh thai.
Tuy nhiên đặt vòng tránh thai có đau không; ưu và nhược điểm của biện pháp này là gì? Đây là những thắc mắc đang được rất nhiều mẹ quan tâm. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này cùng Viknews Việt Nam trong bài viết sau.
Tìm hiểu về biện pháp đặt vòng tránh thai
Đối với chị em, có rất nhiều biện pháp tránh thai như cấy que, uống thuốc tránh thai hằng ngày, uống thuốc tránh thai khẩn cấp và đặt vòng tránh thai.
Tìm hiểu về đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai có kích thước rất nhỏ, được đặt vào tử cung có tác dụng ngăn chặn trứng gặp được tinh trung để thụ tinh làm tổ trong tử cung.
Có rất nhiều loại vòng tránh thai khác nhau, phổ biến nhất là loại chữ T có chất đồng, chữ V bằng silastic có chất đồng, vòng kim loại đơn thuần hoạt tính 165 và vòng tránh thai nhiều phụ tải có chất đồng.
Ưu điểm của đặt vòng tránh thai
Phương pháp đặt vòng tránh thai được nhiều mẹ lựa chọn vì có rất nhiều ưu điểm như sau:
- Hiệu quả tránh thai cao lên đến 99%.
- Tác dụng lâu dài lên đến 10 năm.
- Giá rẻ, không gây khó chịu cho chị em.
- Không ảnh hưởng đến nhu cầu tình dục.
- Chị em vẫn chủ động được trong việc đặt hay tháo vòng
- Vẫn an toàn cho các mẹ đang cho con bú.
- Không làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản khi dễ dàng có thai lại sau khi tháo bỏ vòng.
Nhược điểm của đặt vòng tránh thai
Với những nhược điểm dưới đây, chị em phụ nữ có thể cân nhắc xem có nên đặt vòng tránh thai hay không nhé!
- Dễ gây viêm nhiễm phụ khoa vì phương pháp này gây tiết dịch âm đạo và cổ tử cung, là môi trường rất thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, cũng như xâm nhập vào bên trong.
Nhược điểm của phương pháp đặt vòng tránh thai
Video đang HOT
- Dễ bị lây các bệnh qua đường tình dục.
- Gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, ra máu nhiều hơn.
- Sẽ gặp phải một số tác dụng phụ nữa như đau lưng, đau co thắt tử cung.
- Một số chị em đang bị các bệnh về đường sinh dục thì tốt nhất không nên đặt vòng tránh thai khiến bệnh tình nặng thêm.
Đặt vòng tránh thai có đau không?
Thường 100% chị em muốn đặt vòng tránh thai đều nghĩ rằng đặt vòng sẽ rất đau vì xét cho cùng, đây cũng là một dạng tiểu phẫu.
Tuy nhiên, những chị em đi đặt về rồi sẽ vô cùng ngạc nhiên vì không cảm thấy đau đớn gì. Nên đối với câu hỏi: Đặt vòng tránh thai có đau không? thì chị em hãy yên tâm là không đau nhé.
Thực tế, thao tác đặt vòng tránh thai diễn ra rất nhanh chóng, nhẹ nhàng và đơn giản, được thực hiện chỉ trong 1-2 giờ tại các bệnh viện, trung tâm y tế tuyến trung ương.
Sau khi đặt vòng, chị em cần chú ý không làm việc hay hoặc hoạt động mạnh trong khoảng 3 ngày để vòng tránh thai không bị sai lệnh hay gây biến chứng nào khác.
Nên đặt vòng tránh thai thời điểm nào là tốt nhất?
Tốt nhất chị em nên chọn thời điểm như sau để đạt hiệu quả cao:
- Vào ngày thứ 4 của chu kỳ kinh vì lúc này cổ tử cung vẫn còn mở nên đặt vòng sẽ dễ và không gây đau đớn gì mấy.
- Sau sinh thường tối thiểu 3 tháng và sinh mổ tối thiểu 6 tháng. Và phải đảm bảo không có thai mới được đặt vòng.
- Nếu trước đó có nạo, hút thai thì phải đợi tối thiểu 3 tháng để tử cung hồi phục và đợi khi kinh nguyệt có lại bình thường.
Khi tháo vòng tránh thai có đau không?
Đặt vòng được thì cũng đến lúc chị em phải tháo vòng, có thể là sau 5 đến 10 năm nhưng có chị em có nhu cầu tháo sớm.
Tháo vòng tránh thai có đau không
Tháo vòng tránh thai cũng đơn giản, nhanh chóng và không đau như khi đặt vòng nên chị em hãy yên tâm.
Lời khuyên đối với các mẹ là chỉ nên chọn vòng thời hạn 5 năm thôi vì để càng lâu thì vòng càng bám chặt vào thành tử cung, khi tháo sẽ mất thời gian và có gây đau đôi chút.
Đau hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào tay nghề của bác sỹ và sự cảm nhận của bạn.
Lắp hay tháo vòng xong thì cũng nên chú ý đến sự biến chuyển của bản thân, để nếu thấy có gì bất thường thì nên đi kiểm tra nhờ bác sỹ khám ngay.
Vậy là các chị em đã biết đặt vòng tránh thai có đau không rồi phải không nào. Câu trả lời là hầu như không đau. Nhưng chị em cũng nên lựa chọn cơ sở ý tế uy tín để đặt hay tháo vòng để tránh bị các biến chứng về sau. Biện pháp tránh thai nào cũng có những ưu và khuyết điểm riêng nên chị em cần cân nhắc kỹ.
Theo Viknews
9 ghi nhớ khi đặt vòng tránh thai
Nếu tuân thủ đúng nguyên tắc khi đặt vòng tránh thai thì hiệu quả ngừa thai có thể đạt 99%.
1. Cơ chế hoạt động của vòng tránh thai
Vòng tránh thai là một dụng cụ làm bằng nhựa, có thể có phủ thêm đồng bên ngoài để làm tăng hoạt tính. Vòng đặt vào lòng tử cung, mục đích kích hoạt hoạt động của bạch cầu và các hoạt chất có liên quan phản ứng viêm.
Hoạt động này giúp tiêu diệt hoặc làm suy yếu tinh trùng trên con đường quá cảnh từ âm đạo qua buồng tử cung vào vòi trứng, đồng thời cũng ngăn cản trứng làm tổ, một khi trứng đã được thụ tinh bởi các tinh trùng còn sót lại và đi vào buồng tử cung.
2. Cần khám phụ khoa trước khi đặt vòng
Nếu không khám phụ khoa trước khi đặt vòng mà chị em đang có bệnh lý viêm, nhiễm thì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong, gây nhiễm trùng vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này.
3. Tác dụng phụ khi đặt vòng
Đối với vòng có progesterone sẽ gây ra những tác dụng phụ như nhức đầu, buồn nôn, đau vú, rậm lông, mụn trứng cá, tăng tỷ lệ xuất hiện các nang chức năng của buồng trứng, rong huyết kéo dài, vô kinh, thiểu kinh (tương tự như tác dụng phụ của que cấy tránh thai).
Ảnh minh họa
4. Đau và ra máu có bất thường?
Tác dụng bất lợi thường nhất củavòng tránh thailà đau và ra máu âm đạo. Đau có thể gặp lúc đặt, khi đang sử dụng hay lấy vòng; đau lúc hành kinh hay ngoài thời điểm hành kinh nhưng những biểu hiện này thường hết sau vài tháng đầu mới đặt vòng.
Nếu chị em thấy đau bụng âm ỉ, huyết dịch hôi, xuất huyết nhiều và kéo dài thì nên đi khám ngay vì đây có thể là biểu hiện của việc bị nhiễm trùng hoặc lệch vòng, thậm chí là thủng tử cung...
5. Biến chứng có thể gặp khi đặt vòng tránh thai
Nếu người đặt vòng thiếu kinh nghiệm, làm không đúng kĩ thuật, quá mạnh tay, không lường trước được tư thế và kích thước tử cung (tử cung nhỏ quá mà vẫn cố đặt vòng) sẽ dẫn đến hai tình huống: vòng sụt xuống thấp, đặt không đúng vị trí dẫn đến "vỡ kế hoạch"; vòng đâm thủng cơ tử cung rồi rơi ngay vào ổ bụng, hoặc sau vài tuần, vài tháng, thậm chí vài năm sau mới từ từ chui vào ổ bụng.
Chú ý: Với những người mới sinh, cơ tử cung mềm, nhão; hoặc tử cung có vết sẹo cũ do sinh mổ thì người thực hiện đặt vòng phải là bác sĩ có kinh nghiệm.
6. Việc "vỡ kế hoạch" khi đặt vòng có ảnh hưởng đến thai nhi?
Các nghiên cứu cho thấy, có 1 - 3 trường hợp có thai xảy ra trong một năm ở 100 phụ nữ sử dụng vòng tránh thai. Trong đa số trường hợp thì thường không gây ảnh hưởng đến sức khỏe em bé vì vòng nằm ngoài túi thai.
Tuy nhiên, có một số ít trường hợp khi thai lớn, vòng có thể sẽ chạm vào túi ối, gây vỡ ối sớm, sinh non hoặc sẩy thai. Bởi vậy, cách tốt nhất là đến bệnh viện khám, điều trị ngay.
7. Vòng tránh thai - Thủ phạm gây thai ngoài tử cung?
Vòng tránh thai trong trường hợp này đã "bị oan". Thực tế, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này.
Ngược lại, theo một phân tích về hiệu quả các biện pháp tránh thai của American Journal of Public Health (một trong những tạp chí khoa học hàng đầu tại Mỹ), trong 100 trường hợp thai ngoài tử cung xảy ra trên những người dùng biện pháp ngừa thai, chỉ có 3 người có dùngvòng tránh thai nhưng lại có đến 15 trường hợp dùng que cấy hay thuốc tiêm.
8. Vòng tránh thai làm tổn thương "thằng nhỏ"?
Nhiều phụ nữ khi đặt vòng tránh thai thấy huyết trắng nhiều hơn bình thường. Thật ra đó chỉ là tình trạng tăng tiết, huyết trắng lúc này là sinh lý bình thường, không gây rát, ngứa và cũng không cần điều trị.
Chưa kể, nhiều ông chồng lo ngại dây vòng sẽ làm tổn thương "của quý" hay làm giảm bớt "sự sung sướng". Điều này không có cơ sở khoa học. Thực tế, dây vòng chỉ bằng nhựa, nhỏ bằng sợi cước và không ảnh hưởng nhiều đến việc "yêu".
9. Những trường hợp không nên đặt vòng tránh thai
Tuyệt đối:
- Có thai hay nghi ngờ có thai.
- Viêm nhiễm đường sinh dục.
- Xuất huyết tử cung bất thường chưa rõ nguyên nhân.
- Viêm niêm mạc tử cung sau khi sinh hay sau phá thai nhiễm trùng trong 3 tháng gần đây.
- Bệnh ác tính đường sinh dục.
Tương đối:
- Chưa có con.
- Tiền sử thai ngoài tử cung, tái tạo tai vòi.
- Rối loạn đông máu.
- Bất thường về tâm thần cản trở việc theo dõi vòng.
- Bệnh van tim.
- Lạc nội mạc tử cung.
- U xơ tử cung.
- Sa sinh dục độ II, III.
- Nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường sinh dục cao.
- Tiền sử dị ứng đồng, bệnh Wilson, bất thường trong hấp thu chuyển hoá đồng.
Theo Ngân Hà - Gia đình Việt Nam
Đặt vòng tránh thai có mất phí và được BHYT chi trả? Xin hỏi chi phí đặt vòng tránh thai? Em đặt vòng tại Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh thì có được hưởng BHYT không ạ? Xin hỏi chi phí đặt vòng tránh thai? Em có BHYT tại bệnh viện đa khoa tỉnh thì đặt vòng tại Trung tâm sức khỏe sinh sản tỉnh thì có được hưởng BHYT không ạ? Xin cảm...