“Đất vàng” Mê Linh ngủ quên sau 10 năm sáp nhập, Hà Nội sẽ thu hồi?
Hàng trăm hecta đất vàng của huyện Mê Linh (Hà Nội) bị bỏ hoang, người dân không có đất canh tác khiến dư luận bất bình, còn cơ quan chức năng thì viện ra hàng loạt vướng mắc.
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, trong 46 dự án chậm triển khai của huyện Mê Linh (được cấp phép vào tháng 7.2008), có 8 trường hợp thành phố (TP) đã 10 lần mời lên đối thoại, nhưng chủ đầu tư (CĐT) không lên, buộc phải thu hồi. 38 dự án còn lại đang vướng mắc về chính sách GPMB, giá đất… TP sẽ phối hợp với các bộ, ngành để có câu trả lời thỏa đáng cho các CĐT.
Giấc ngủ 10 năm
Năm 2008, khi Mê Linh chính thức sáp nhập về Hà Nội, thị trường bất động sản (BĐS) nơi đây trở thành một trong những điểm nóng và giá nhà đất nhanh chóng được đẩy lên cao ngất. Vào thời điểm đó, giá đất các dự án tại Mê Linh từng gây sốt trên thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội với giá đạt ngưỡng từ 18 – 22 triệu đồng/m2.
Nhiều dự án tại Mê Linh từng gây sốt trên thị trường BĐS phía Bắc Hà Nội thời điểm 2008-2009 ngủ quên đến nay. Ảnh: Thành An
Rất nhiều CĐT đã đổ về Mê Linh để chọn lựa những mảnh đất vàng, vị trí đẹp, đắc địa để đầu tư xây dựng các khu đô thị (KĐT), nhưng sau đó gần như tất cả đều phải ngậm trái đắng. Hiện tại, các dự án án nhà tại khu vực các xã Tiền Phong, Mê Linh, Đại Thịnh, Thanh Lâm vẫn là khu đất trống, hoang vu, cỏ dại um tùm, những khu nhà xây thô dang dở không một bóng người.
Thậm chí, nhiều nơi được đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng đến nơi trở thành bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, là nơi thả trâu, bò như dự án Spring Hill City, dự án KĐT Hà Phong với quy mô trên 41ha do Cty Hà Phong làm CĐT.Điển hình, tại xã Tiền Phong, nơi được cho là tập trung nhiều dự án nhất của huyện Mê Linh, với gần 20 dự án nhà ở, KĐT có quy mô hàng trăm ha như Khu nhà nghỉ và biệt thự Nam Sơn của Công ty cổ phần (Cty CP) Vinh Sơn trên 60ha; Khu biệt thự sinh thái Phúc Việt của Cty CP Đầu tư xây dựng (ĐTXD) và Thương mại Phúc Việt quy mô 24,3 ha; Khu chung cư cao tầng và nhà ở cho công nhân khu công nghiệp (KCN) của Cty CP ĐTXD số 18 quy mô gần 16 ha; KĐT Minh Giang Đầm Và (2 giai đoạn) của Cty TNHH Minh Giang gần 22ha; dự án làng hoa Tiền Phong của Cty TNHH Tiền Phong trên 40ha; Làng Quốc tế Tiền Phong gần 30ha.., đều trong tình trạng đắp chiếu, án binh bất động.
Đặc biệt, trên địa bàn giáp ranh giữa hai xã Đại Thịnh và Thanh Lâm, Tổng công ty Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội (HUD) đang ôm nhiều dự án KĐT với hàng trăm hecta đất như KĐT Thanh Lâm – Đại Thịnh 1 (53,57ha); KĐT Mê Linh -Đại Thịnh (141,84ha); KĐT Thanh Lâm – Đại Thịnh 2 trên 55ha được triển khai từ lâu nhưng đến giờ vẫn đang GPMB dang dở (0,18ha chưa GPMB) đã chục năm nay chìm trong giấc ngủ.
Dự án KĐT mới Thanh Lâm – Đại Thinh 2 (Mê Linh) nằm ở vị trí đắc địa nhưng nhiều năm nay việc triển khai chưa được đầu tư mạnh mẽ, thậm chí án binh bất động. Ảnh: Thành An
Video đang HOT
Ghi nhận của PV cho thấy, tại khu vực này, đường nội bộ đã được xây dựng, đất đã được chia khu, tấm biển lớn giới thiệu dự án hoành tráng bạc đi vì thời gian đặt ngay mặt đường nhưng phía trong vẫn chỉ là một bãi đất hoang vu đầy cỏ dại, trâu, bò được chăn thả tự nhiên; dọc theo phía hàng rào giáp với những thửa ruộng chỉ còn trơ những thanh sắt hoen gỉ,… Điểm sáng tại dự án này cũng chỉ là một số hạ tầng giao thông, một số cây xanh được trồng, mặt bằng được san lấp. Song, thực trạng nơi đây cho thấy dường như chủ đầu tư đã bỏ quên dự án này trong nhiều năm qua.
Người dân nơi đây cho biết, họ bị thu hồi đất cả chục năm nay, nhưng dự án thì vẫn bỏ hoang. Ngay trên địa bàn xã Mê Linh, khu vực trước lối rẽ vào đền thờ Hai Bà Trưng, hay dự án KĐT Quang Minh của Cty CP Đầu tư xây dựng Long Việt vẫn vắng như chùa Bà Đanh với một loạt khu đất bỏ hoang cho cỏ dại mọc, trong khi diện tích đất canh tác của người dân ngày càng bị thu hẹp.
Kìm hãm phát triển kinh tế địa phương
Ông Tạ Quang Thái – Chủ tịch UBND xã Mê Linh cho biết, Mê Linh cùng một số xã như Tiền Phong, Đại Thịnh, Tráng Việt, Văn Khê… đã được quy hoạch thành KĐT nên có rất nhiều dự án, thậm chí dự án rất lớn. Tuy nhiên, có những dự án quyết định thu hồi đất từ năm 2008 không thấy được triển khai hoặc triển khai chậm tiến độ, ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế nói chung của xã, đặc biệt là đất này lại nằm trong diện tích trồng hoa, hệ thống giao thông thủy lợi. Người dân Mê Linh dù mất đất nhưng rất ủng hộ phát triển các dự án, thậm chí còn đi thuê đất ở các tỉnh Lào Cai, Sơn La… để trồng hoa, nhưng đất ở địa phương thì lại bỏ hoang…, ông Thái nói.
Nhiều dự án bỏ hoang, trở thành bãi thả trâu, bò tại huyện Mê Linh. Ảnh: Thành An
Một lãnh đạo UBND xã Thanh Lâm thừa nhận, trên địa bàn xã có một số dự án chậm triển khai nhiều năm nay, thậm chí có dự án còn không biết là của ai. Các dự án đã có quyết định, trong quy hoạch năm 2008 đã có nhưng đến nay không thấy đả động gì. Thu hồi đất rồi mà không thực hiện thì rất lãng phí, vị này nói.
Ông Hoàng Anh Tuấn – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết, hiện có 47 dự án phát triển bất động sản chưa được đầu tư vì liên quan tới nhiều vấn đề.
Huyện cũng đã nhiều lần có văn bản đôn đốc, đề nghị với TP làm việc trực tiếp với doanh nghiệp để họ vào đầu tư.
Theo lãnh đạo huyện Mê Linh, hiện nay huyện cũng đang gặp khó khăn, vướng mắc đó là cơ chế, cách thức bàn giao đất, trong đó có việc giao đất dịch vụ. Bởi vậy, huyện cũng đang có báo cáo TP để tìm giải pháp khắc phục.
Trước đó, trao đổi với báo giới, ông Bùi Xuân Quang – Phó Chủ tịch UBND huyện Mê Linh cho biết: Địa phương rất muốn các dự án sớm triển khai, sớm đưa vào hoạt động để tạo ra sản phẩm cho xã hội, đồng thời tránh gây bức xúc cho dân. Còn 240ha quỹ đất giải phóng mặt bằng dở dang phải làm tiếp của 18 dự án, nếu thúc đẩy lên được sẽ thu thêm được 2.400 tỷ đồng, góp phần rất lớn vào phát triển kinh tế – xã hội địa phương, ông Quang nói.
Hà Nội sẽ xử lý, giám sát 383 dự án chậm triển khai
Tại phiên họp giải trình về tình hình quản lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm triển khai, vi phạm Luật đất đai trên địa bàn, ngày 13.8, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho biết, TP sẽ công bố danh sách 47 dự án chậm tiến độ, cần thu hồi sau phiên giải trình.
Theo kết quả giám sát của Thường trực HĐND TP.Hà Nội tổng số dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm lên tới 383. Một số quận, huyện có số dự án chậm nhiều là Hoài Đức với 51 dự án; Mê Linh 50; Nam Từ Liêm 48; Hoàng Mai 25; Bắc Từ Liêm 23…
Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội Nguyễn Thị Bích Ngọc cho rằng, việc để tồn đọng 383 dự án chậm do nhiều nguyên, trong đó có việc cơ quan quản lý các sở ngành, quận huyện chưa làm hết trách nhiệm, nể nang, né tránh. Bà Ngọc đưa ra ví dụ, từ tháng 10.2012 đến 3.2018, UBND TP ban hành 38 quyết định thu hồi dự án, nhưng đến nay còn 22 dự án chưa được thực hiện. Theo đó, Chủ tịch HĐND TP.Hà Nội cho biết, sẽ giám sát việc tham mưu, xử lý 383 dự án chậm, đồng thời xem xét đưa vào nội dung chất vấn tại kỳ họp HĐND cuối năm 2019.
Theo Danviet
5 năm tới, khu vực nào sẽ là điểm nóng của bất động sản Hà Nội?
Nguồn cung phân khúc căn hộ khu vực Tây Nam và Nam Hà Nội đã bão hòa khiến giới đầu tư khó lướt sóng, việc mua và cho thuê lại cũng không khả quan. Đi cùng quá trình phát triển, trong tầm nhìn 5 năm tới, khu vực nào sẽ là điểm nóng của bất động sản Hà Nội?
Trao đổi với phóng viên mới đây, ông Nguyễn Văn Đính - Tổng thư kí Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng Hà Nội có quy hoạch phát triển khá đồng đều. Theo quy hoạch chung Thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Hà Nội có những đô thị vệ tinh, đô thị lõi, các đô thị chức năng chuyên nghiệp, rải ở cả 5 hướng phát triển đô thị vệ tinh là Sóc Sơn, Mê Linh, Xuân Mai, Hòa Lạc và Phú Xuyên. Tuy nhiên, ông Đính nhấn mạnh, hiện nay các vùng đô thị này đều chưa đạt được tốc độ phát triển như đề án đưa ra.
Trong khi đó, ông Đính cho biết, việc Hà Nội đã, đang và sẽ triển khai một loạt câu cầy nối từ bờ Bắc sang bờ Nam thành phố sẽ tạo nên sự sôi động ở các khu vực Gia Lâm, Long Biên và Đông Anh. Những cây cầu khi được hoàn thiện sẽ kết nối 3 khu vực trên với với các vùng lõi thủ đô, các khu trung tâm thành phố.
Trong khoảng 5 năm tới, Gia Lâm, Long Biên và Đông Anh sẽ được hoàn thiện mạnh trên nhiều phương diện về hạ tầng giao thông, hạ tầng xã hội, dịch vụ và trở thành đối trọng về áp lực đô thị với các quận trung tâm.
Theo ông Đính, trong các khu vực trên, Đông Anh có nhiều lợi thế hơn cả và sẽ là một trong những khu vực trọng tâm của thị trường bất động sản tương lai với một loạt các dự án lớn đang được triển khai.
"Bất động sản trục Nhật Tân - Nội Bài đang thu hút nhiều đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, những tên tuổi lớn của bất động sản Việt Nam như Vingroup, Sungroup, BRG, FLC đều tham gia vào đây với các dự án quy mô lớn. Gần đây, theo tôi được biết, có 1 đơn vị lớn đang muốn xây dựng một bệnh viện quốc tế tại Đông Anh. Như vậy, cả đô thị, dịch vụ, hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội tại Đông Anh đều đang được nghiên cứu và triển khai. Trong 5-10 năm nữa, Đông Anh nói riêng và các khu vực bên kia bờ sông Hồng nói chung sẽ là điểm nóng của bất động sản Hà Nội", ông Đính nhấn mạnh.
Đồng quan điểm, ông Đỗ Thăng Long - Phó Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bất động sản VHS cho rằng, trong 3 đến 5 năm tới, trọng điểm của thị trường bất động sản Hà Nội sẽ là Gia Lâm, Mê Linh, Đông Anh và phía tây dọc trục đại lộ Thăng Long - Ba Vì.
Lý giải cho nhận định này, ông Long cho rằng, theo định hướng quy hoạch chung thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, dân số đô thị sẽ tăng từ 30% hiện nay lên trên 50% vào năm 2025. Để đạt được mục tiêu đó, Hà Nội đã có kế hoạch tập trung phát triển các khu đô thị hạt nhân nhằm giãn mật độ dân số đang tăng cao tại đô thị trung tâm cũng như thúc đẩy tốc độ đô thị hóa các vùng lân cận. Những điểm nóng trong tương lai của thị trường bất động sản đều là những khu vực phù hợp với định hướng phát triển đó.
Ngoài ra, ông Long nhấn mạnh, trên thực tế, các tập đoàn bất động sản lớn bước đầu đã có các hoạt động đầu tư tại các vị trí trọng điểm trên. Một quy luật của thị trường là sự xuất hiện của các ông lớn với những dự án đình đám tại một địa điểm sẽ định hướng và định vị thị trường bất động sản khu vực đó.
Ông Long cũng chia sẻ, trong tương lai các khu vực điểm nóng trên cũng phù hợp để phát triển những khu đô thị chức năng như khu đô thị sinh thái, khu đô thị công nghệ cao... Tính chất công năng đặc biệt của các khu đô thị sẽ thúc đẩy hạ tầng khu vực phát triển đồng bộ và hiện đại hơn.
Bà Đỗ Thu Hằng - Phó Giám đốc bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội cũng đánh giá cao triển vọng thị trường tại các khu vực Đông Anh, Long Biên và Gia Lâm trong vòng 5 năm tới. Đặc biệt, bà cho rằng những khu vực này sẽ là tâm điểm của phân khúc thấp tầng (biệt thự, nhà liền kề, shophouse).
Trong tầm nhìn 3 năm tới, Long Biên và Hà Đông vẫn sẽ là điểm nóng của bất động sản liền thổ. Trong tầm nhìn 3-5 năm tới, triển vọng thị trường có thể là Đông Anh, Gia Lâm. Riêng trong quý II/2018, Đông Anh đón thêm dự án smart town (đô thị thông minh) của BRG và Sumitomo với quy mô khoảng 272ha. Dự án Vincity Gia Lâm cũng đang được triển khai tại đây. Những dự án này bước đầu đã thổi luồng gió mới vào bất động sản khu vực.
Bà Hằng cũng cho biết, không khó để nhận ra giai đoạn 2016-2017, nguồn cung đất nền biệt thự tập trung chủ yếu ở Hà Đông, Long Biên, Hoàng Mai, Từ Liêm và Cầu Giấy. Thế nhưng trong những năm kế tiếp, nguồn cung phân khúc này có thể sẽ đổ về và gia tăng mạnh tại Đông Anh và Gia Lâm.
Theo Thuý An
Diễn đàn doanh nghiệp
TP.HCM ra "tối hậu thư" cho hàng loạt dự án chậm triển khai đến hết quý 3/2018 TP.HCM đang yêu cầu các sơ ngành tiến hành rà soát, xem xét thu hồi các dự án treo trên địa bàn TP.HCM nhằm tránh xảy ra tình trạng phân lô bán nền phá vỡ quy hoạch. Tại kỳ họp thứ 9 HĐND TP.HCM khóa IX đang diễn ra, HĐND đã báo cáo kết quả giám sát việc quản lý sử dụng nguồn...