“Đất vàng” 23 Lê Duẩn Tp. Hồ Minh đã về tay Techcombank?
Khu đất 23 Lê Duẩn từng thu hút sự chú ý của dư luận khi Tân Hoàng Minh đấu giá được hồi đầu năm 2017 với số tiền 1.430 tỷ đồng.
Sáng ngày 13/4/2019, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2019 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, ông Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank đã thông tin tới cổ đông một số vấn đề khá quan trọng. Một trong số đó là liên quan đến việc xây dựng thêm trụ sở mới.
Cụ thể, cổ đông hỏi lãnh đạo ngân hàng rằng, có phải Techcombank đang xây dựng một trụ sở mới cạnh trụ sở cũ ở 191 Bà Triệu (Hà Nội) hay không? Ông Hồ Hùng Anh cho biết do giá trị đầu tư trụ sở mới không quá lớn và do không thuộc thẩm quyền đại hội cổ đông nên HĐQT không đưa vào nội dung của đại hội lần này.
Song ông Hùng Anh cũng cho biết, đúng là Techcombank đang có 2 trụ sở dự kiến đưa vào xây dựng và triển khai năm 2019, sẽ khánh thành năm 2021, trong đó một là toà nhà Media bên cạnh trụ sở hiện tại ở Hà Nội, và thứ 2 là ở 23 Lê Duẩn trong Tp. Hồ Chí Minh. Hiện ngân hàng đang thuê công ty tư vấn thiết kế số 1 thế giới thực hiện, đồng thời cũng đang trong quá trình xin phép các cơ quan chức năng.
Chủ tịch Techcombank nói thêm ông không thể tiết lộ nhiều, song tin chắc rằng khi 2 toà nhà mới được đưa vào vận hành sẽ là biểu tượng mới của kiến trúc toà nhà văn phòng ở Việt Nam.
Nói đến dự án 23 Lê Duẩn Tp. Hồ Chí Minh, giới bất động sản không còn lạ khi năm 2017 cái tên được nhắc đến nhiều hơn cả là Tân Hoàng Minh. Khi ấy, Tân Hoàng Minh cho biết đã hoàn thành việc nộp hơn 1.693 tỷ đồng tiền mua khu đất từ hồi giữa tháng 4/2017, số tiền này bao gồm tiền trúng đấu giá 1.430 tỷ đồng và tiền chậm nộp hơn 264 tỷ đồng. Tân Hoàng Minh lúc đó cũng nói rằng đang gấp rút thực hiện các thủ tục để phát triển dự án 23 Lê Duẩn thành một khu phức hợp văn phòng, trung tâm thương mại dịch vụ cao cấp.
Video đang HOT
Khu đất 23 Lê Duẩn TP.HCM khi về tay Tân Hoàng Minh năm 2017
Khu đất 23 Lê Duẩn có vị trí đắc địa, 2 mặt tiền đường Lê Duẩn và Nguyễn Du, được quy hoạch xây dựng công trình có chiều cao tối đa 100 m, khu đất này đã thu hút được 13 doanh nghiệp có tiềm lực mạnh tham gia đấu giá từ năm 2015. Giá khởi điểm của khu đất khá này là 558 tỷ đồng và công ty Tân Hoàng Minh đã trúng giá 1.430 tỷ đồng, cao gấp 2,6 lần giá khởi điểm.
Khu đất 23 Lê Duẩn không được nhắc đến nhiều kể từ đó, cho đến nay khi Techcombank nói rằng họ sẽ xây dựng trụ sở ở đúng địa chỉ này rõ ràng làm tăng thêm tò mò của dư luận.
Trong các thông tin chính thức của Techcombank không thấy đề cập tới nội dung chuyển nhượng nào, nhưng có một khoản mục đáng chú ý tại báo cáo tài chính kiểm toán 2018 đó là tiền cho việc tạm ứng mua tài sản cố định, xây dựng cơ bản dở dang tại thời điểm cuối năm 2018 tăng vọt lên 3.458 tỷ đồng, so với mức 943 tỷ cuối năm 2017. Theo thuyết minh của ngân hàng thì đây là khoản tạm ứng mua tài sản cố định và xây dựng trụ sở văn phòng làm việc của Techcombank ở Tp. Hồ Chí Minh, và ngày 16/1/2019 ngân hàng đã hoàn thành việc chuyển giao tài sản nói trên và hạch toán tăng tài sản cố định tương ứng.
Với số tiền Techcombank đã bỏ ra cũng xấp xỉ số mà Tân Hoàng Minh đã chi để có được khu đất vàng cách đây 2 năm, rất có thể hai bên đã thực hiện chuyển giao cho nhau và nay 23 Lê Duẩn đã thuộc về Techcombank.
Tùng Lâm
Theo Trí thức trẻ
Ngân hàng giảm tăng trưởng lợi nhuận năm 2019
Sau năm 2018 bứt phá, nhiều ngân hàng tỏ ra thận trọng hơn trong năm 2019 và đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn năm ngoái.
Tại đại hội cổ đông Techombank mới diễn ra, ban lãnh đạo ngân hàng đặt mục tiêu lãi trước thuế 11.750 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái. Mức tăng trưởng lợi nhuận này thấp hơn nhiều so với mức 32,7% trong năm 2018.
Tại Đại hội đồng cổ đông VIB, cổ đông cũng đã chấp thuận kế hoạch kinh doanh 2019 của ngân hàng với lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 3.400 tỷ đồng, tăng 24% so với năm trước. Trước đó, năm 2018 VIB đạt 2.743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng tới 162%.
Trường hợp tương tự diễn ra tại ĐHCĐ Nam Á Bank. Năm 2018, ngân hàng này thu về 743 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng trưởng 147%. Tuy nhiên, trong ĐHCĐ vừa tổ chức cuối tháng 3, ngân hàng thông qua kế hoạch lợi nhuận năm 2019 chỉ là 800 tỷ đồng, tương ứng mức tăng dự kiến là 8%.
Với những ngân hàng đã công bố tài liệu để chuẩn bị họp ĐHCĐ vào cuối tháng 4 này như VPBank, TPBank, ACB, MBB, VietinBank, SeaBank,... mức tăng trưởng lợi nhuận đặt ra cũng thấp hơn nhiều so với năm 2018.
VPBank, một trong những ngân hàng TMCP tư nhân công bố lợi nhuận cao nhất năm ngoái chỉ đặt mục tiêu 9.500 tỷ đồng lợi nhuận trong năm 2019, tương ứng mức tăng trưởng 3%. Lần đầu tiên sau nhiều năm tăng trưởng cao, VPBank tỏ ra thận trọng với kế hoạch kinh doanh năm 2019.
Một ngân hàng TMCP quy mô lớn khác là ACB công bố mục tiêu lợi nhuận trước thuế trong năm 2019 đạt 7.279 tỷ đồng, tăng trưởng 14% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây có thể xem là mức tăng trưởng khá tốt so với các ngân hàng còn lại nếu không tính tới việc trong năm 2018, lợi nhuận của ACB đã tăng trưởng tới hơn 3 lần.
SeABank vừa mới công bố tài liệu ĐHĐCĐ với nhiều dự định lớn như tăng vốn lên hơn 9.000 tỷ, niêm yết trên sàn HoSE, chuyển trụ sở chính,...Tuy nhiên, mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng mẹ cũng chỉ tăng 32% lên 800 tỷ đồng dù 2 năm trước đó mức tăng lần lượt là 67% (2018), 158% (2017).
MBBank có phần tự tin hơn khi đặt ra mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 27%, đạt hơn 9.800 tỷ đồng. Trong năm ngoái, lợi nhuận của nhà băng đã tăng 68% đạt hơn 7.700 tỷ đồng.
ATM của ngân hàng trước cửa một trung tâm thương mại tại Hà Nội. Ảnh: A.H
Bất ngờ nhất trong số các ngân hàng công bố kế hoạch lợi nhuận năm 2019 là VietinBank. Ngân hàng đặt mục tiêu tăng trưởng tới 41% cho chỉ tiêu lợi nhuận năm nay, lên 9.500 tỷ đồng. Sau quý 4/2018 lỗ lớn, Vietinbank cho biết đang trong kế hoạch tái cơ cấu theo phương án tái cơ cấu ngân hàng giai đoạn 2016 -2020 được NHNN phê duyệt.
Một ngân hàng khác cũng dự báo lợi nhuận khả quan trong năm nay là EximBank. Tài liệu cổ đông của ngân hàng này cho biết, trong năm 2018, sự cố tiền gửi "bốc hơi" khiến lợi nhuận ngân hàngh giảm 52%. Lợi nhuận sau điều chỉnh rủi ro tài chính và trích lập trái phiếu VAMC của Eximbank từ mức 1.731 tỷ đồng còn 827 tỷ đồng. Sang năm 2019, với lượng trái phiếu VAMC được hoàn nhập, Eximbank dự kiến lợi nhuận trước thuế 1.077 tỷ đồng, tăng trưởng 30%.
Việc hầu hết các ngân hàng đều đặt mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận thấp hơn trong năm 2019 đã được dự báo từ trước, bởi 2018 được đánh giá là một năm đột biến về lợi nhuận của khối ngân hàng, cùng với nhiều yếu tố khác dẫn tới sự thận trọng trong việc lên kế hoạch kinh doanh năm mới.
Việc NHNN siết chặt tăng trưởng tín dụng và các quy định về an toàn vốn cũng khiến ngân hàng gặp nhiều khó khăn hơn khi tìm kiếm lợi nhuận.Dự kiến, tăng trưởng tín dụng của ngành ngân hàng năm nay chỉ ở mức 14%.
Lãnh đạo NHNN cũng cho biết đã có công văn thông báo chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng đối với từng ngân hàng, trong đó ưu tiên chỉ tiêu ở mức cao hơn đối với các ngân hàng thực hiện trước hạn các quy định về tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II.
Các công ty phân tích nhận định, ngoài việc dựa vào tăng trưởng tín dụng, trong năm 2019, các ngân hàng vẫn có thể mở rộng lợi nhuận đối với hoạt động tín dụng do chi phí dự phòng giảm. Tuy vậy, nguồn thu nhập sẽ giảm do không còn thu nhập đột biến từ hiện thực hóa trái phiếu đầu tư cũng như các khoản lãi đột biến liên quan đến hoạt động bancassuarance và thu từ xử lý nợ xấu như năm 2018.
Theo theleader.vn
Techcombank kế hoạch tăng lợi nhuận 10%, không xem xét mua cổ phiếu quỹ Năm 2019, Techcombank của ông Hồ Hùng Anh đặt kế hoạch lợi nhuận 11.750 tỷ đồng năm 2019, đứng thứ 2 trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng này cũng chưa xem xét việc mua lại cổ phiếu quỹ. Sáng này 13.4 tại Hà Nội, Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank - mã ck: TCB) đã tổ chức đại hội...