Đất Tứ Liên tràn ngập nhà giàn trồng quất bon sai
Quất đã chuyển màu vàng rực trên khắp cánh đồng Tứ Liên (Tây Hồ, Hà Nội). Tuyến đường đê quai ven sông Hồng cũng bắt đầu nhộn nhịp cảnh mua bán. Quất Tứ Liên vẫn vậy, chỉ khác là có thêm rất nhiều nhà giàn khung sắt chuyên để chăm sóc những cây quất bon sai trồng trong bình gốm.
Con đường đê quai kéo dài vài cây số nối từ đất quất Tứ Liên đến đất đào Nhật Tân bắt đầu nhộn nhịp người mua bán suốt cả ngày. Thời điểm này nhiều khách đến chỉ ghi danh đặt hàng cho cây quất chứ không mang về ngay.
Từ 2 -3 năm nay, người dân Tứ Liên bắt đầu xây dựng các nhà giàn khung sắt, chia nhỏ cánh đồng quất để bảo vệ thành quả của mình trước thời tiết ngày càng khó lường.
Hệ thống khung giàn bằng thép với mái mềm cơ động, có thể kéo ra kéo vào nhằm chống lại sương gió cho cây quất trong khi vẫn có thể đón ánh nắng mặt trời.
Trung bình khung giàn cũng tốn hàng chục triệu đồng. Nếu đất rộng, hệ thống này có thể tiêu tốn cả trăm triệu đồng của chủ vườn.
Các nhà giàn này chủ yếu trồng quất cảnh dạng bon sai. Loại này khó chăm hơn nhiều bởi quất đều được trồng lọ, đất ít mà cây lại to.
Đôi cây quất bon sai này đã có người đặt mua trước, theo người trồng nó có giá 24 triệu đồng.
Video đang HOT
Toàn cảnh một hệ thống nhà giàn trồng quất bon sai tại Tứ Liên.
Hệ thống mái của nhà giàn kiểu này đều được làm bằng vải bạt. Thông thường bạt được kéo ra để đón ánh nắng cho quất, khi trời lạnh sẽ được kéo ra che kín chống sương.
Quất bon sai cho thu nhập cao nhưng cũng đòi hỏi người trồng tốn công chăm sóc hơn nhiều so với quất trồng thông thường. Giá quất bon sai cũng vô cùng đa dạng, một lọ nhỏ chỉ vài trăm nghìn đồng cho đến những lọ uốn thế cầu kỳ giá tăng lên vài triệu, thậm chí vài chục triệu đồng.
Quất lớn trồng trên đất theo cách truyền thống có phần giảm nhưng vẫn chiếm phần lớn số quất ở Tứ Liên.
Hình dáng khung giàn loại nhỏ, kết cấu dơn giản bao gồm các cột thép được bao quanh bởi lưới sắt, phía trên là hệ thống bạt có thể co kéo cơ động.
Một vườn quất bon sai tuyệt đẹp với hàng trăm lọ đang độ chuyển màu vàng rực.
Tại Tứ Liên, rất nhiều hộ trồng đã chuyển sang trồng quất bon sai, hoặc cắt một phần đất để trồng loại này.
Chăm sóc quất bon sai mất rất nhiều công sức, tốn nước tưới, khả năng “thắng” thấp hơn quất trồng trên đất thông thường.
Cảnh mua bán quất giáp Tết Nguyên đán trên con đường đê quai Tứ Liên.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Đào tiến Vua 10 triệu đồng/bông, đại gia xếp hàng trước Tết cả tháng
Đào thất thốn vẫn được mệnh danh là "vua của các loài đào", loại đào này có vẻ đẹp cổ kính, hoa dày và mang mùi thơm đặc trưng. Dân chơi đào trước kia vẫn thường truyền tai nhau câu nói "đếm hoa ra tiền" để nói về mức độ đắt đỏ của thất thốn.
Đào thất thốn hay còn gọi là đào tiến vua được dân chơi tôn vinh là "vua của các loài đào" nhờ vẻ đẹp sang trọng và tinh tế mà hiếm loài nào có được. Tuy nhiên, loại hoa này thường nở muộn sau rằm tháng Giêng. Vào mỗi dịp Tết, nếu "hãm" đào thành công, những cây đào thất thốn chớm nụ có thể được giá 10 triệu đồng/ cây, riêng những cây đẹp có thể lên tới cả trăm triệu đồng.
Theo dân chơi đào, thất thốn có thân ngắn, gốc xù xì, sắc hoa thơm đậm thường mọc thành chùm. Việc chăm sóc loài hoa này khá khó và kén người chơi, nên số lượng không nhiều. Hiện để tìm được những gốc đào đẹp, dáng thế độc lạ, người chơi phải bỏ rất nhiều thời gian, công sức.
Dân chơi đào trước kia vẫn thường truyền tai nhau câu nói "đếm hoa ra tiền" để nói về mức độ đắt đỏ của thất thốn. Thậm chí, có người còn đồn đại, vào năm đào mất mùa, để định giá cây cứ mỗi bông đào nở, chủ vườn "hét" giá 10 triệu đồng/ bông.
Để "độ" được một cây đào đẹp, người nghệ nhân phải mất ít nhất là 10 năm.
Anh Lê Hàm, nghệ nhân trồng đào thất thốn ở Nhật Tân đã mất hàng chục năm "đổ mồ hôi", dành nhiều tâm huyết, công sức chỉ để khám phá bí mật của giống "đào tiên" này. Theo anh Hàm, đào thất thốn lớn chậm hơn 3 - 4 lần so với đào thường. Từ khi chiết cành cho đến hoàn thiện dáng, cho nở hoa đúng Tết mất khoảng 8 - 10 năm. Dịp Tết Mậu Tuất năm nay, vườn nhà anh Hàm có khoảng 100 gốc đào thất thốn, mỗi gốc có giá thuê từ 10 triệu - hàng chục triệu đồng.
Cũng vì sự kỳ công trong chăm sóc mà loại đào này có giá khá đắt đỏ.
Hiện tại những gốc đẹp hầu như đã có người đặt hết. "Đào thất thốn chăm khó, lại lâu lớn nên số lượng không nhiều, phần lớn tôi chỉ đủ để dành cho khách quen", anh Hàm nói. Từ cách đây 1 tháng, nhiều dân chơi đào ở khắp mọi miền đất nước đã đổ về vườn của anh Hàm để "chọn mặt, gửi vàng" những cây đào đẹp.
Tuy nhiên, với những gốc đẹp, độc lạ và lâu năm anh Hàm chỉ cho thuê mà không bán đứt, dù giá cao cỡ nào. "Đào thất thốn cổ thụ phải mất hàng chục năm mới cho ra được dáng thế đẹp, cây không chỉ hiếm mà còn là thương hiệu của người nghệ nhân nên tiền không thể đong đếm được", anh Hàm nói.
Gần một tháng nay, anh Hàm đã phải di chuyển những gốc đào quý vào 4 lô cốt và trang bị điều hòa 2 chiều giúp hãm chỉnh đào nở đúng dịp Tết. Phía bên trong chủ vườn này cũng lắp đặt nhiệt kế để kịp thời điều chỉnh nhiệt độ. Được biết, mỗi tháng chỉ tính riêng tiền điện chạy điều hòa cũng "ngốn" của chủ vườn này trên 10 triệu đồng.
Năm nay vườn nhà anh Hàm có khoảng 100 gốc đào thất thốn, trong đó những gốc đẹp phần lớn đã có người đến thuê
"Năm nay thời khá thuận lợi nên khả năng trong những ngày Tết, đào sẽ bung nở rực rỡ và nảy nở nhiều lộc", anh Hàm chia sẻ.
Trong khi đó, ông Hiệp, chủ một vườn đào Nhật Tân cho biết, đào thất thốn khó trồng, chậm lớn để "độ" ra một cây đào đẹp cũng phải mất ít nhất 10 năm, vì thế người trồng không mấy mặn mà. Vườn nhà ông Hiệp năm nay chỉ có khoảng 30 gốc thất thốn cho thuê với giá dao động từ 5 triệu đến 30 triệu đồng.
Cách đây khoảng một tháng, những cây đào dáng đẹp, cổ thụ đã có khách đến xem và đặt hàng. "Hiện vườn nhà tôi chỉ còn những cây dáng nhỏ giá dao động từ 5-15 triệu đồng. Những cây trên 20 triệu trở lên phần lớn chỉ để dành cho những khách chơi quen", ông Hiệp nói.
Để đào nở đúng dịp Tết, nhiều chủ vườn phải lắp điều hoa và chăm sóc cây theo chế độ đặc biệt.
Đã chơi đào thất thốn nhiều năm nay, anh Hiếu - một doanh nhân trong lĩnh vực bất động sản cho biết, chỉ những người chơi, am hiểu loại đào này mới cảm hết được vẻ đẹp và giá trị của đào thất thốn. Đào thất thốn có hai loại phổ biến là nhung đỏ và hồng phai, điểm độc đáo là hoa kép rất nhiều cánh có thể có từ 30 - 50 cánh/ bông và hương thơm rất quyến rũ, ấn tượng và lan tỏa trong không gian rộng.
Năm nay, ngay từ đầu tháng 10 anh Hiếu đã đặt tiền, thuê một cây đào cổ thụ với giá gần 40 triệu về chơi Tết. "Cây đào này có dáng rồng, thân vặn, đường kính gốc rất lớn và mang vẻ đẹp cổ kính. Thêm vào đó, các tay, cành của đào hướng lên trên, nảy lộc rất đẹp mắt. Để có hình dáng trên, cây ít nhất phải có tuổi đời 30 năm", anh Hiếu nói.
Theo kinh nghiệm của anh Hiếu, số lượng đào thất thốn cổ thụ, gốc đẹp không nhiều, vì thế muốn chọn được cây ưng ý phải đặt trước Tết cả tháng.
Theo Hà Trang (Dân Trí)
Vườn quất cảnh bị phá hoại, người dân khóc ròng vì mất Tết Hàng trăm cây quất đến kỳ thu hoạch bỗng chốc mất trắng vì bị kẻ gian phá hoại, người trồng quất rơi vào cảnh lao đao, có nguy cơ mất Tết vì không còn nguồn thu nhập nào khác. Công an đã triệu tập, lấy lời khai một số đối tượng nghi vấn. Xót xa nhìn nguồn thu cho dịp Tết tiêu tan...