Đặt thứ này trong bếp: LÀM QUẦN QUẬT MÀ VẪN NGHÈO KHỔ, đụng đâu hỏng đó, vợ chồng khắc khẩu liên miên
Bếp là nơi giữ lửa của mỗi gia đình là nơi hút tài lộc, nếu bạn phạm vào những đại kỵ dưới đây thì đừng hỏi tại sao bạn làm mãi mà chẳng giàu lên được.
Gương chiếu thẳng vào bếp
Gương trong phong thủy được xem là một yếu tố của nước, mà bếp lại luôn có lửa. Lửa kị nước, chính vì thế, điều này là tối kỵ trong phong thủy. Khi treo gương chiếu vào bếp, có thể tăng thêm khả năng hỏa hoạn hoặc rủi ro bất hạnh. Gương chiếu vào thức ăn trong nồi cũng là một điều cấm kỵ.
Hơn nữa, thông qua hiệu quả phản xạ của gương, trong nhà bếp có thể xuất hiện hai bếp nấu, cũng có ý trong nhà có hai nữ chủ. Nói cách khác, có thể dự báo người chồng có quan hệ tình cảm không trong sáng bên ngoài.
Đặt vòi nước sát bếp
Cùng với lửa, nước là thứ cần thiết nhất nhì trong nhà bếp. Nhưng quan niệm Thủy khắc Hỏa sẽ làm cho nước lửa trong nhà bếp luôn xung khắc. Đặt vòi nước quá gần bếp đun sẽ gây xung khắc. Quan niệm dân gian cho rằng nếu để nước gần bếp đun sẽ nhấn chìm “ông bà Táo”. Cũng không nên đặt vòi nước đối diện bếp đun khiến Thủy – Hỏa đối nhau gây xung khắc khiến gia đình luôn bất hòa.
Không treo gương trong bếp chiếu thắng bếp
Bếp không có cửa sổ
Bếp lửa tượng trưng cho hơi ấm, hạnh phúc, sức khỏe của cả một gia đình. Không nên đặt bếp nấu ở nơi không có chỗ dựa, không để bếp nấu ở giữa nhà bếp, giữa phòng khác, hay trước cửa sổ luôn mở.
Video đang HOT
Nhiều quan niệm cho rằng không đặt bếp đun dưới xà ngang nhà sẽ đè lên người ông (bà) Táo. Dẫn đến ngăn chặn đè nén sự phát triển và những tài vận may mắn đến với cả gia đình.
Không gian bếp tăm tối
Nhiều người quan niệm rằng không gian nhà bếp luôn mở sẽ cuốn đi tài lộc trong nhà. Nhưng về mặt khoa học, căn bếp kín mít sẽ lưu mùi đồ ăn và dầu mỡ. Tạo sự u ám, theo đó âm khí càng nặng nề, không hề tốt cho sức khỏe của mọi người trong gia đình.
Không đặt vòi nước cạnh sát bếp
Một không gian thoáng đãng giúp căn bếp hấp thụ được nhiều ánh sáng, tạo sự ấm áp, cuốn đi những điều không tốt lành. Nếu căn bếp không có nhiều không gian mở, cần lắp máy hút khói dầu mỡ, nếu có cửa sổ hoặc quạt thông gió thì càng tốt.
Bếp nhiều đồ bừa bãi
Phòng bếp phải được duy trì sự ngăn nắp, sạch sẽ, thoáng mát và không bị hấp hơi nước. Cần lau dọn nhà bếp thường xuyên để tránh đọng lại thức ăn và dầu mỡ, tạo sự ảm đạm cho nhà bếp.
Khu vực bếp cần có cửa sổ và thoáng đãng
Về mặt khoa học, những thức ăn và dầu mỡ còn sót lại sẽ tạo thành vi khuẩn, vi trùng, nấm mốc làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là đường hô hấp của mọi thành viên trong gia đình.
(*) Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chiêm nghiệm
Theo phunutoday.vn
Những bệnh hô hấp thường gặp vào thời điểm giao mùa
Mùa mưa là thời điểm khí hậu khá thuận lợi cho vi trùng, virus, kí sinh trùng cũng như nấm mốc sinh trưởng mạnh và dễ dàng tấn công hệ hô hấp.
ảnh minh họa
Theo BS Dương Anh Phượng, trẻ nhỏ hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh, người lớn tuổi hay có bệnh mãn tính đi kèm và phụ nữ mang thai chính là những đối tượng dễ mắc các bệnh lý về hô hấp khi mùa mưa đến. Một số bệnh lý có thể gặp vào thời điểm giao mùa có thể kể đến như cảm lạnh, cúm, viêm mũi họng, viêm phế quản, viêm phổi ...
BS Phượng liệt kê các dấu hiệu của cảm lạnh hay gặp như mệt mỏi, uể oải, nhức mình, đau họng, chảy mũi, nghẹt mũi, ho khan, sốt nhẹ. Theo BS Phượng, thường người bệnh khỏe dần sau 5 - 7 ngày. "Bệnh do siêu vi gây ra nên không có điều trị đặc hiệu, chỉ điều trị triệu chứng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi, uống nhiều nước, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu, ít dầu mỡ và các nhóm thực phẩm giàu vitamin C khi mắc bệnh", BS Phượng cho biết.
Một trong những căn bệnh dễ bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường nhưng lại có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh chính là cúm. Theo các chuyên gia, triệu chứng cúm thường rầm rộ và nghiêm trọng hơn nhiều so với cảm lạnh: sốt cao hơn, đau nhức mình, mệt mỏi nhiều hơn. "Ở các đối tượng như trẻ em, người già và phụ nữ có thai....bệnh dễ trở nặng hơn và diễn tiến nhanh chóng đến suy hô hấp, đe dọa tính mạng. Khi có các triệu chứng này thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để điều trị kịp thời.", BS Phượng khuyến cáo.
Người già, phụ nữ mang thai và trẻ em là đối tượng dễ mắc các bệnh về hô hấp
Làm gì để phòng bệnh hô hấp trong mùa mưa?
BS Phượng liệt kê một số biện pháp phòng bệnh:
Giữ ấm cơ thể: nhớ mang theo dù, áo mưa khi ra ngoài. Khi ướt mưa thì khi về nhà nên tắm ấm ngay. Dùng các thức uống ấm như trà, súp, cháo giúp tăng nhiệt độ trong cơ thể.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể: đủ nước sẽ giúp duy trì thân nhiệt ổn định, loại bỏ các độc tố trong cơ thể. Nhu cầu trung bình hàng ngày cơ thể cần khoảng 2 lít nước, cần nhiều hơn khi làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, khi chơi thể thao, hay khi có tiêu chảy, ói...Chúng ta có thể dùng nước lọc thông thường, các loại nước trái cây, nước dừa hay các loại nước có điện giải pha sẵn.
Bổ sung vitamin C: có thể bổ sung vitamin C qua hình thức thuốc hay các thực phẩm giàu vitamin C trong chế độ ăn hàng ngày. Vitamin C giúp củng cố sức mạnh cho hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Hạn chế tiêu thụ chất cồn và thuốc lá: Chất cồn làm cơ thể bị mất nước và là nguyên nhân khiến hệ miễn dịch bị suy yếu. Thuốc lá vô cùng nguy hiểm đối với cơ quan hô hấp, 80% các trường hợp ung thư phổi có liên quan đến thuốc lá Thực tế, khói thuốc lá chứa 7.000 chất độc hóa học trong đó có hàng trăm chất cực độc và ít nhất 70 chất có thể gây ung thư...
Ngủ đủ giấc: giấc ngủ giúp tái tạo sức khỏe sau một ngày dài làm việc. Người trưởng thành cần giấc ngủ 6 - 8 giờ trong ngày, người cao tổi thì ít hơn và trẻ nhỏ thì dài hơn
Vệ sinh tay: nên rửa tay với nước sạch và xà phòng là cách phòng bệnh đơn giản và hiệu quả nhất. Luôn rửa tay trước ăn và sau khi đi vệ sinh, sau khi hắt hơi hay khi tiếp xúc với nhiều người hay người đang bị cảm...Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây nhiễm cho người xung quanh.
Vệ sinh mũi họng: Vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý là biện pháp phòng ngừa hữa hiệu những căn bệnh liên quan đến đường hô hấp. Mỗi sáng hay sau khi đi ra đường về nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng . Ở nước ta, việc vệ sinh mũi vẫn còn xa lạ, nhưng thực ra đây là thói quen cần được thực hiện đúng cách hàng ngày, tương tự như đánh răng hay rửa tay để bảo vệ sức khỏe.
YẾN NHI
Theo Tiền phong
Mực khô bị mốc rửa sạch có ăn được không? Xin hỏi bác sĩ mực và bò khô từ Tết bị nấm mốc, tôi rửa sạch, phơi khô lại và nướng lên ăn có hại cho sức khỏe không? Ảnh minh họa Thực phẩm và hải sản khô từ Tết còn quá nhiều, bỏ đi tôi thấy uổng phí. Làm thế nào bảo quản chúng để tránh hư hại và nấm mốc? (Minh...