Đặt tên con theo tên cơ quan cũ, cặp vợ chồng khiến họ hàng bất ngờ
Để “ tri ân”, người đàn ông quyết định đặt tên con mới sinh theo tên cơ quan cũ của mình khiến tất cả đều ngã ngửa.
Samet Wahyudi, 38 tuổi, đến từ đảo Java (Indonesia) kết hôn với người vợ kém 5 tuổi. Khi biết vợ mang bầu con trai, anh đề nghị để mình đặt tên cho con.
Khi đứa trẻ chào đời vào tháng 12 năm ngoái, anh đặt tên con là Văn phòng Truyền thông Thông tin Thống Kê, đúng với tên cơ quan cũ. Vợ của anh cũng đồng tình với quyết định của chồng.
Anh Samet Wahyudi quyết định đặt cho con cái tên rất dài là tên cơ quan cũ
Nhưng sau khi mang giấy khai sinh về nhà, anh đã khiến nội ngoại hai bên phẫn nộ. Họ không thể hiểu nổi tại sao anh có thể đặt cho con mình một cái tên vừa dài vừa không hợp lý như vậy. Để xoa dịu sự bất bình, người đàn ông này quyết định chọn cho con một cái tên thân cận dễ gọi ở nhà là Dinko.
Vợ anh đồng tình với quyết định của chồng nhưng họ hàng hai bên rất phẫn nộ
Samet Wahyudi đã công tác ở Văn phòng Truyền thông Thông tin Thống kê thành phố Brebes hơn 10 năm. Anh luôn coi đây là mái nhà thứ hai của mình. Anh cũng hi vọng cái tên của con trai sẽ giúp con trở thành người chăm chỉ, cần cù và hết lòng với gia đình.
Indonesia hé lộ tên thủ đô mới
Thủ đô mới của Indonesia nằm ở phía đông đảo Kalimantan sẽ được đặt tên là Nusantara, giới chức nước này tiết lộ hôm 17/1.
Quang cảnh khu vực xung quanh Kutai Kartanegara, địa điểm được chính phủ đề xuất cho thủ đô mới của Indonesia. Ảnh: AFP
Theo kênh CNA, Bộ trưởng Kế hoạch Phát triển Quốc gia Suharso Monoarfa cho biết tên gọi Nusantara trong tiếng Indonesia có nghĩa là "quần đảo" và Tổng thống Joko Widodo là người là chỉ đạo đặt tên này cho thủ đô mới.
"Tôi vừa nhận được xác nhận và chỉ đạo trực tiếp từ tổng thống, cụ thể là vào hôm 14/1. Ông ấy nói thủ đô mới sẽ tên là Nusantara. Lý do là vì Nusantara đã được biết đến từ lâu, mang tính biểu tượng quốc tế, đơn giản và có thể mô tả quần đảo của chúng tôi, Cộng hòa Indonesia. Tôi tin rằng tất cả chúng ta đều đồng ý với cái tên Nusantara", ông Monoarfa phát biểu trong cuộc họp với ủy ban đặc biệt về việc thành lập thủ đô mới.
Song một số thành viên của ủy ban này cho biết tên Nusantara có thể gây nhầm lẫn vì nó là một từ dùng để mô tả cả đất nước. Có một số người đề nghị gọi thủ đô mới là Cơ quan hành chính đặc biệt Nusantara để tránh nhầm lẫn.
Ông Monoarfa tiết lộ giới chức đã tham khảo ý kiến của các nhà ngôn ngữ học và sử học. Họ đã đề xuất khoảng khoảng 80 cái tên lên tổng thống, bao gồm Negara Jaya (đất nước vinh quang), Nusantara Jaya (quần đảo vinh quang) và Nusa Karya (tạo ra quê hương). Hiện Indonesia vẫn chưa quyết định coi thủ đô mới là tỉnh hay thành phố. Tuy nhiên, giới chức trong cuộc họp cho biết thủ đô này phải tương đương cấp tỉnh.
Vào năm 2019, Tổng thống Joko Widodo đã tuyên bố sẽ dời thủ đô của đất nước từ siêu đô thị Jakarta đến khu vực Penajam Paser Utara và Kutai Kartanegara ở tỉnh Đông Kalimantan. Động thái này được cho là cần thiết để "cứu" thành phố Jakarta đang lún dần với các tình trạng như ô nhiễm môi trường, dân số quá đông đúc, tắc nghẽn giao thông. Bên cạnh đó, việc phát triển Kalimantan cũng như khu vực phía đông của Indonesia, cũng được coi là yếu tố quan trọng bởi phần lớn hoạt động kinh tế của đất nước tập trung ở đảo Java, nơi tọa lạc của thủ đô Jakarta.
Việc xây dựng thủ đô mới trị giá 32 tỷ USD dự kiến được triển khai vào năm 2020. Tuy nhiên, đại dịch COVID-19 đã buộc các nhà chức trách phải tạm hoãn dự án.
Cuộc thảo luận về thủ đô mới tiếp tục diễn ra vào năm ngoái và nhà điêu khắc nổi tiếng người Bali Nyoman Nuarta đã được công bố là người thiết kế Cung điện nhà nước. Trên tài khoản Instagram vào đầu tháng này, ông Nuarta cho biết Tổng thống Widodo đã phê duyệt thiết kế cuối cùng lấy cảm hứng từ loài chim thần thoại Garuda, biểu tượng của Indonesia.
Kalimantan, cách Jakarta khoảng 1.000km. Giới chức cho biết dù chuyển thủ đô, nhưng Jakarta vẫn sẽ là trung tâm thương mại và tài chính của quốc gia. Dự kiến, phần lớn trong số gần 10 triệu cư dân vẫn sẽ ở lại Jakarta.
Tỉnh Kalimantan cũng là nơi có các hoạt động khai thác mỏ lớn và có diện tích rừng mưa nhiệt đới lớn. Khu rừng này là nơi sinh sống của loài đười ươi đang nằm trong sách đỏ. Chính phủ cho rằng thủ đô mới sẽ được xây dựng trên khu đất do nhà nước quản lý, gần các trung tâm đô thị Balikpapan và Samarinda, đồng thời nói rằng sẽ không làm ảnh hưởng tới môi trường thiên nhiên xung quanh. Giới chức khẳng địnhsẽ không gây hại tới bất kỳ khu rừng nào, thay vào đó sẽ phục hồi chúng.
Nhưng có những lo ngại rằng số lượng người sống trên đảo ngày càng tăng sẽ có những tác động nghiêm trọng tới môi trường, bao gồm cả môi trường sống của rừng mưa nhiệt đới. Các nhà môi trường cảnh báo rằng việc di dời cần phải được xử lý cẩn trọng nếu không sẽ gây thiệt hại về mặt sinh thái chỉ để tạo ra một khu vực khác.
Cảnh tượng như "tận thế" khi núi lửa phun trào ở Indonesia, 34 người chết Núi lửa Semeru tại Indonesia đã phun trào cột tro bụi cao tới 12 km phủ kín những ngôi làng lân cận trong màu xám chết chóc, gây ra cảnh tượng như ngày tận thế và khiến nhất 34 người thiệt mạng. Vào ngày 5/12, tại huyện Lumajang, tỉnh Đông Java, Indonesia đã xảy ra một vụ phun trào núi lửa kinh hoàng....