Đất nước phong kiến cuối cùng ở Châu Âu
Sark là một đảo nhỏ thuộc tòa án cấp thấp của Guernsey ở phía tây nam kênh đào nước Anh, cách bở biển Normandy (Pháp) 25 dặm.
Quốc đảo này tồn tại dưới chế độ phong kiến Châu Âu 440 năm cho đến năm 2008, khi cuộc bầu cử dân chủ đầu tiên diễn ra. Cùng với các hòn đảo lân cận khác, Sark là tàn dư cuối cùng của công quốc Normandy trước đây vẫn thuộc Hoàng gia Anh, và là nhà nước phong kiến cuối cùng của các nước phương Tây. Không có xe, không có đèn đường và không có những cuộc ly hôn, quốc gia nhỏ bé này là một trong những nơi bình yên và trong lành nhất của lục địa già.
Sark dài khoảng 3 dặm và rộng 1 dặm, với dân số 600 người. Trước khi cải cách hiến pháp năm 2008, Sark bị chi phối bởi Chief Pleas – nhà nước phong kiến – bao gồm 40 địa chủ và người đứng đầu được gọi là Seigneur. Kể từ năm 1565, khi nữ hoàng Elizabeth đệ nhất cho phép các nhà quý tộc Hellier de Garteret ở lại để bảo vệ mình chống lại những tên cướp biển, kể từ đó các Seigneur xuất hiện và cai trị hòn đảo này. Hàng năm, các Seigneur trả cho Hoàng gia Anh 1,79 bảng để được giữ đảo và được hưởng đặc quyền cấp giấy phép mua, bán nhà đất trên đảo, với điều kiện người mua phải hứa trung thành với Hoàng gia và phải trả cho Seigneur 1/13 giá trị khối tàn sản mua.
Toàn cảnh lãnh địa Sark
Có rất nhiều đạo luật, đặc biệt là liên quan đến quyền thừa kế và sự cai trị của các Seigneur, có rất ít thay đổi kể từ khi nó được ban hành vào năm 1565 dưới thời Nữ hoàng Elizabeth đệ nhất. Ví dụ, Seigneur là người duy nhất trên đảo được nuôi chim bồ câu và cho đến năm 2008, Seigneur cũng là người duy nhất được nuôi chó mà không phải trả phí. Các chủ đất cũng chính là người được giữ những gì thủy triều đưa lên đảo.
Đặc quyền phong kiến cổ xưa của Seigneur bắt đầu bị đe dọa vào năm 1993, khi anh em tỷ phú nhà Barclays, là ngài David và ngài Frederick, chủ sở hữu của khách Sạn Ritz và tờ báo danh tiếng Telegrah mua lại hòn đảo nhỏ Brecqhou thuộc lãnh địa Sark.
Theo thỏa thuận phù hợp với luật pháp phong kiến Sark, anh em Barclays đã buộc phải trả một khoản thuế tài sản là 179,230 bảng thẳng vào túi một chủ đất tên là Beaumont thay vì trả cho nhà nước. Anh em Barclays đã mang điều vô lý này ra tòa án, họ đã thắng kiện và luật ở Sark đã phải thay đổi.
Cuối cùng vào năm 2008, những cư dân tiến bộ của hòn đảo đã tiến hành cuộc bầu cử dân chủ để bầu ra 28 người thuộc quốc hội, kết thúc 443 năm cai trị của chế độ phong kiến. Thuế Seigneur bị xóa bỏ và Seigneur thứ 22 của Sark- Michael Beaumont- sẽ nhận được 28.000 bảng hàng năm, khoản chi này sẽ được thừa kế vĩnh viễn.
Video đang HOT
Gạt vấn đề chính trị sang một bên, Sark là điểm đến bình dị cho một kỳ nghỉ. Để đến Sark, du khách phải đi máy bay đến Guernsey và sau đó di chuyển bằng phà khoảng 45 phút để lên đảo.
Phương tiện gắm máy không được phép lưu thông trên đảo Sark. Các phương tiện được phép là xe ngựa kéo, xe đạp, máy kéo, xe đẩy và chạy bằng pin hoặc xe đạp cơ giới cho người cao tuổi, người tàn tật. Ngay cả xe cứu thương và xe cứu hỏa cũng không được phép gắn động cơ, trong trường hợp khẩn cấp sẽ được đưa đến bằng máy kéo. Tuy nhiên, để di dạo vòng quanh đảo cũng không phải là vấn đề lớn vì nó chỉ rộng khoảng 2 dặm vuông và có thể khám phá bằng cách đi bộ.
Không có xe ô tô, không có đường cao tốc, cuộc sống ở Sark vẫn chưa bị ảnh hưởng bợi lối sống hiện đại. Hòn đảo này có hai nhà thờ, hai quán rượu, một hội trường, một trường học, một cảnh sát tình nguyện và một nhà tù hai phòng mà hầu như luôn trống. Một bác sĩ thường trú chăm sóc sức khỏe trên đảo. Dịch vụ cứu hỏa và cứu hộ được cung cấp bởi tình nguyện viên. Có một vài khách sạn và nhà khách.
Du khách có thể đạp xe tham quan
Hoặc di chuyển bằng máy kéo
Cổng dinh thự của Seigneur
Khu vườn trong lâu đài được xây dựng từ thế kỷ XVII của Seigneur
Nhà tù của Sark
Tàu thuyền trong bến cảng nhỏ của Sark
Dịch vụ phà ở Sark
Toa xe ngựa kéo tại Sark
Xe cứu thương ngựa kéo
Xe ngựa là phương tiện chuyên chở phổ biến nhất tại Sark
Theo 24h