Đất nước có 13 ông già Noel
Không giống như tại các quốc gia khác, người Iceland tin rằng có tới 13 ông già Noel.
Người dân khắp nơi trên thế giới đã quá quen thuộc với hình ảnh ông già Noel mặc áo màu đỏ, râu trắng, cưỡi tuần lộc. Tại Iceland, ông già Noel không như vậy. Đó là những Yule Lads, có tổng cộng 13 người. Họ là anh em ruột, con của hai người khổng lồ đáng sợ Grýla và Leppalúi. Theo truyền thuyết, trước đây 13 Yule Lads cũng độc ác và xấu tính như cha mẹ của mình. Họ ăn cắp đồ đạc của dân lành, chọc phá trẻ em.
Qua thời gian, họ trở nên nhân từ hơn và trở thành những người vui vẻ. Ngày nay, người dân tại Iceland tin rằng những Yule Lads sẽ đi phát quà cho những đứa trẻ ngoan vào một chiếc giày trên kệ cửa sổ vào ban đêm. Ngược lại, trẻ hư sẽ chỉ nhận được một củ khoai tây.
Gia đình 13 ông già Noel tại Iceland. Theo truyền thuyết, Grýla và Leppalúi sẽ bắt những đứa trẻ hư còn con mèo Yule của đôi vợ chồng khổng lồ này sẽ ăn thịt những người không có quần áo mới vào đêm Giáng Sinh.
13 ông già Noel sẽ lần lượt xuống núi và đến các thị trấn vào 13 ngày trước lễ Giáng sinh. Những ông già Noel thú vị và háu ăn này được đặt tên theo đặc điểm của mình, hoặc món ăn, công việc mà họ ưa thích.
Ông già Noel đầu tiên xuống núi vào ngày 12/12 hàng năm có tên là Stekkjastaur, là một người thích sữa cừu nhưng hậu đậu và luôn làm lũ cừu khiếp sợ. Người thứ hai xuống núi vào ngày 13/12 là Giljagaur, là một người thích bọt sữa, thích leo trèo và hay gây ồn ào.
Ngày 14/12, Stúfur, người nhỏ bé nhất trong 13 ông già Noel xuống núi. Ông ăn rất nhiều vì muốn cao lớn như những người anh em của mình và không bao giờ biết khi nào nên ngừng ăn. Xuống núi ngày 15/12 là vrusleikir – ông vô cùng cao lớn và gầy gò, thích liếm sạch sẽ thức ăn dính trên thìa.
Sau đó, ngày 16/12 Pottasleikir xuống núi. Ngoài tặng quà cho trẻ em thì ông thích liếm sạch đồ ăn còn thừa trong những chiếc nồi chưa được rửa, để lại một chiếc nồi sạch bóng cho gia chủ.
Askasleikir là người thứ sáu xuống núi vào ngày 17/12, thích trộm bát của mọi người và ăn hết mọi thứ còn sót lại. Huraskellir xuống núi vào ngày 18/12. Ông già Noel này ồn ào, thích đóng sầm cửa và tạo tiếng động lớn.
Các Yule Lads xuống núi. Ảnh: Living Planet Blog
Ngày 19/12, Skyrgamur thích ăn sữa chua skyr truyền thống của Iceland, là người thứ tám đi phát quà. Bjúgnakrkir, xuống núi ngày 20/12, là người luôn có một chiếc bụng no kễnh. Ông thích leo trèo và ăn xúc xích.
Ngày 21/12, Gluggaggir xuống núi, thích nhìn trộm cửa sổ để tìm thứ gì đó ngọt ngào và ăn trộm, như bánh quy, kẹo… Người thứ mười một là Gáttaefur, có một chiếc mũi khổng lồ để dò tìm món laufbraud – bánh mì cắt lát mỏng chiên giòn của người Iceland.
Ngày 23/12, Ketkrókur – kẻ háu ăn xuống núi, luôn đói và thích ăn thịt xông khói đến phát ốm mới thôi. Người cuối cùng, Kertasníkir, xuống núi vào 24/12, thích ngắm nhìn ngọn lửa từ các cây nến, nên ăn trộm chúng ở bất kỳ đâu.
Video đang HOT
Sau đó, 13 ông già Noel lại lần lượt rời đi, trở về núi. Đến khi người cuối cùng về nhà thì mới hết lễ Giáng sinh, nghĩa là đến ngày 6/1 của năm sau. Do vậy, có thể nói không khí Giáng sinh của Iceland khá dài.
Người Iceland tin vào sự tồn tại của những Yule Lads đến mức có riêng một địa danh gợi nhắc đến họ. Đó là mê cung dung nham Dimmuborgir ở Bắc Iceland. Người dân cho rằng đây là nơi ẩn náu của gia đình 13 ông già Noel này.
Trong những đêm lễ hội Giáng sinh, trẻ em Iceland thường tìm kiếm Yule Lads bằng cách tham gia vào các trò chơi nhỏ. Cha mẹ của các đứa trẻ Iceland thường đùa rằng, họ không có thời gian nghỉ ngơi khi phải chuẩn bị tới 13 món quà cho mỗi đêm để giúp con cái tin vào truyền thuyết này.
Mùa lễ hội cuối năm 2020: Những biểu tượng Giáng sinh trên khắp thế giới
Có rất nhiều biểu tượng Giáng sinh phải kể tới như: Ông già Noel, bông tuyết, cây thông, tuần lộc, bánh khúc củi... Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc và ý nghĩa các biểu tượng Giáng sinh này nhé.
1. Ông già Noel (Santa Claus) hay thánh Nicholas có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ từ thế kỷ thứ 4. Thánh Nicholas được ca tụng vì tình yêu đối với trẻ em và sự hào phóng của ngài. Đặc biệt, theo truyền thuyết, vào đêm Giáng sinh ông già Noel sẽ xuất hiện và tặng quà cho trẻ em.
Ông già Noel
2. Tuần lộc: chiếc sừng của tuần lộc có khả năng bắt, thu nhận tất cả những giấc mơ, nguyện vọng của trẻ em trên toàn thế giới. Do đó ông già Noel quyết định chọn loài sinh vật này làm phương tiện di chuyển trong đêm Noel.
Tuần lộc gắn liền với ông già Noel
3. Cây thông Noel: Người ta thường sắm một cây thông và trang trí lên đó những ngôi sao, những quả châu, dải kim tuyến lấp lánh, hoa... Cây thông được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.
Cây thông Noel là biểu tượng phổ biến nhất của Giáng sinh trên thế giới.
4. Hang đá và máng cỏ: Vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá và máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, xung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, Thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến với Chúa.
Hang đá và máng có là biểu tượng thiêng liêng của Giáng sinh
5. Vòng lá là vòng tròn kết bằng cành lá xanh, thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa.
Vòng lá
6. Bông tuyết: Giáng sinh đến vào mùa tuyết rơi ở phía bắc lãnh thổ nước Mỹ. Chính vì vậy bông tuyết đã trở thành biểu tượng Giáng sinh không thể thiếu ở Mỹ.
Bông tuyết Giáng sinh
7. Chuông từ lâu đã gắn bó mật thiết với các nhà thờ Thiên chúa giáo. Chính vì vậy chuông là một biểu tượng quen thuộc trong mùa Giáng sinh.
Chuông Giáng sinh
8. Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt. Tương truyền, lúc Chúa vừa chào đời, trên trời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ. Vào mùa Giáng sinh, ngôi sao và được treo chỗ sang trọng nhất ở các giáo đường.
Ngôi sao
9. Nến: Trong ngày lễ Giáng sinh, người dân thường thắp nến để biểu thị cho sự ấm áp, thịnh vượng cũng như là ánh sáng chiếu sáng đến Chúa giáng sinh.
Những cây nến Giáng sinh
10. Tất: Dịp Noel trẻ em thường treo bít tất bên cạnh lò sưởi để nhận quà như ước mơ từ ông già Noel.
Những chiếc tất Noel
11. Hộp quà: Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Jesus, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.
Những hộp quà sắc màu Noel
12. Chiếc kẹo gậy thể hiện cho tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus. Màu trắng của kẹo biểu hiện cho sự trong trắng và vô tội của Chúa. Sau đó, ba sọc nhỏ tượng trưng cho những đau đớn mà Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập ác. Một sọc đậm để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người.
Những chiếc kẹo gậy Giáng sinh
13. Cây trạng nguyên: Theo truyền thuyết cho rằng một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng, nên em đã mang đến máng cỏ một chùm lá cây. Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng, những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp.
Cây trạng nguyên được trang trí phổ biến dịp Giáng sinh
14. Bánh khúc cây đã trở thành một trong những món bánh mừng Giáng sinh quen thuộc và phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tương truyền ăn bánh khúc cây trong dịp Giáng sinh sẽ giúp mọi người xua đuổi điều xui xẻo.
Chiếc bánh khúc cây
Mùa Giáng sinh về trên đường phố Hà Nội Còn 2 tuần nữa là đến Giáng sinh, khắp nơi trên đường phố Hà Nội, những cây thông, ông già Noel với kích cỡ lớn được trang trí rực rỡ thu hút đông các bạn trẻ thủ đô rủ nhau đến các trung tâm thương mại để mua sắm và ngắm cảnh, chụp ảnh không khí Noel. Những ngày này, đi đâu trên...