Đặt nhiều tham vọng vào lĩnh vực hạ tầng tại Việt Nam, đối tác chiến lược Nhật Bản mua 19,5 triệu cổ phiếu FCN với giá khoảng 27.000 đồng/cp
Gần đây, nhà đầu tư Nhật Bản mạnh tay mua cổ phiếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực xây dựng và hạ tầng, trong đó thương vụ nổi bật nhất thời gian qua là Raito Kogyo mua 19,5 triệu cổ phiếu FECON (FCN).
Mới đây, Công ty CP FECON công bố đã thực hiện phát hành thành công 19,5 triệu cổ phiếu, thông qua chuyển đổi trái phiếu cho cổ đông chiến lược là Raito Kogyo Co., Ltd đến từ Nhật Bản. Sau khi phát hành cổ phiếu, vốn điều lệ của FECON tăng lên 1.138,48 tỷ đồng.
Theo CTCP Chứng khoán dầu khí (PSI), sau khi hoàn thiện thủ tục cho nhà đầu tư Nhật Bản, FCN đã thực hiện công bố ngay thông tin cho cổ đông và nhà đầu tư. Theo đó, tổng giá trị giao dịch của thương vụ được hé lộ ở mức gần 526 tỷ đồng (bao gồm cả hai phương thức tham gia của Raito).
Do đó, PSI tính toán giá cổ phiếu FCN mà Raito Kogyo thực hiện mua tối thiểu ở mức 27.000 đồng/cp. Và như vậy, doanh nghiệp Nhật Bản này đã nâng mức sở hữu FECON lên mức trên 19% vốn điều lệ mà không phụ thuộc quá nhiều vào yếu tố giá giao dịch đàm phán.
Cũng theo báo cáo của PSI, chỉ trong 5 tháng đầu năm 2019, đã có những tập đoàn lớn nước ngoài trong ngành xây dựng, công trình ngầm tham gia mua cổ phần và trở thành cổ đông lớn của các DN xây dựng Việt Nam đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Đơn cử như Maeda Corporationm mua VC6 vào hồi tháng 3, Raito Kogyo…Cách thức đầu tư cho thấy hoạt động này không đơn thuần là hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn…
Theo phân tích của PSI, dường như giá đàm phán không phải là yếu tố ưu tiên hàng đầu cho việc quyết định. Có vẻ như nhà đầu tư Nhật đang có niềm tin vào tiềm năng phát triển dài hạn của thị trường này tại Việt Nam.
Còn theo đánh giá của chủ tịch Raito Kogyo thì tiềm năng của thị trường công nghiệp xây dựng và hạ tầng tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á còn rất lớn, đặc biệt là tại các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến công trình ngầm, nhiệt điện và năng lượng…
Video đang HOT
Điều này là do nhu cầu phát triển cơ sở hạ tầng của Việt Nam lớn, chất lượng cơ sở hạ tầng sẵn có còn kém và tốc độ phát triển kinh tế cao. Thêm nữa, cơ chế hợp tác công-tư (PPP) tạo ra nhiều cơ hội đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho các đơn vị ngoài nhà nước như FECON.
Các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng có đặc thù diện tích lớn và thời gian sử dụng lâu dài, đặc biệt các dự án đường, cầu, cảng. Vì vậy, thi công nền móng chiếm tỷ trọng cao hơn trong chi phí thi công đối với các dự án này so với dân dụng và công nghiệp. Đây cơ hội cho cả Raito Kogyo và FECON trong việc chuyển giao, tiếp nhận và triển khai hiệu quả các công nghệ xây dựng tiên tiến trên thế giới.
Ngoài ra, lĩnh vực điện mặt trời cũng đang là miếng bánh nhiều nhà đầu tư hướng tới, không chỉ những nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng. Theo PSI đánh giá, đây là lĩnh vực mới, nhận được nhiều sự quan tâm của các DN trong vài năm trở lại đây, trong đó có cả những doanh nghiệp xây dựng, BĐS, công trình ngầm và hạ tầng như FECON, Bim Group…
Bên cạnh việc là nhà thầu thi công 4 dự án gồm Vĩnh Hảo 6, Sunseap, Hồng Phong, Sơn Mỹ, FECON còn đầu tư vào dự án Vĩnh Hảo 6 khi hợp tác với Tập đoàn năng lượng Acwa Power (Ả rập Xê út), với tổng vốn đầu tư 1.361 tỷ đồng, trên diện tích 60 ha với công suất thiết kế 50 MWp. Dự án này được hưởng mức giá ưu đãi 9,35 cent/kWh cho 20 năm vận hành dự án. Doanh nghiệp này đặt tham vọng đầu tư khoảng 5-6 dự án năng lượng tái tạo trong những năm tới như Vĩnh Hảo 6 (giai đoạn 2); các dự án điện gió tại Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Bến Tre; dự án điện mặt trời tại Bình Phước.
Theo PSI, FECON đặt mục tiêu đầu tư ít nhất 1 dự án mỗi năm và hoàn thành 2 dự án vào 2021, mang về lợi nhuận ước tính chiếm 20-25% tổng lợi nhuận toàn công ty. Từ năm 2023 trở đi, trong số 50% lợi nhuận đến hoạt động đầu tư, mảng năng lượng tái tạo có thể tạo ra 60% lợi nhuận.
Bình An
Theo Nhịp sống kinh tế
Nhà đầu tư chiến lược Raito Kogyo mua thêm gần 2,5 triệu cổ phần FECON
Căn cứ công văn số 3430/UBCK-PTTT ngày 04/06/2019 của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và hồ sơ chuyển quyền sở hữu chứng khoán FCN, Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam thông báo đã thực hiện chuyển quyền sở hữu 2.417.620 cổ phiếu FCN từ ông Nguyễn Ngọc Thủy Anh cho Công ty cổ phần Raito Kogyo. Ngày hiệu lực chuyển quyền là 18/06/2019.
Ban lãnh đạo FECON nhận lẵng hoa chào mừng từ đại diện Raito Kogyo nhân dịp FECON tròn 15 năm thành lập
Trước đó, Tập đoàn Raito Kogyo đã chính thức trở thành cổ đông lớn của FECON thông qua việc sở hữu hơn 19,5 triệu cổ phiếu FCN, tương đương 17,13% vốn điều lệ công ty. Số cổ phần này được chuyển đổi từ 2 lô trái phiếu chuyển đổi mà Raito Kogyo đã nhận chuyển nhượng từ Japan South East Asia Growth Fund (JSEAG) - thành viên thuộc ngân hàng Phát triển Nhật Bản (DBJ) đã đầu tư vào FECON tại đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi của FECON năm 2016 với tổng giá trị cả 2 lô này là 328 tỷ đồng.
Như vậy, với việc nhận chuyển nhượng thêm gần 2,5 triệu cổ phiếu FCN từ nhà đầu tư trong nước trên thị trường, Raito Kogyo đã nâng mức sở hữu FECON lên mức trên 19% vốn điều lệ theo như thoả thuận hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai bên được ký kết đầu tháng 6/2019.
Đặc biệt, không chỉ đầu tư vào công ty mẹ FECON, Tập đoàn Nhật Bản cũng đầu tư và nắm giữ hơn 9,4 triệu cổ phiếu tương ứng với 36% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Công trình ngầm FECON (FCU) - công ty thành viên của FECON.
FECON và Raito Kogyo bắt đầu mối quan hệ hợp tác từ tháng 6/2015 với một thỏa thuận hợp tác thi công công trình ngầm bằng công nghệ Jet Grouting - khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớn tại Dự án Metro Line 1 TP.HCM đoạn Bến Thành - Suối Tiên.
Hơn 1 năm sau, vào tháng 9/2016 FECON và Raito Kogyo đã thành lập Công ty cổ phần Địa kỹ thuật tiên tiến Raito FECON (RFI), hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thi công xử lý nền bằng phương pháp khoan phụt vữa áp lực cao đường kính lớn và khoan phụt hoá chất, gia cố chống thấm cho công trình. Sau 2 năm thành lập RFI đã tăng trưởng trên 30% mỗi năm và hiện đang tham gia một loạt dự án lớn trên khắp cả nước.
Đáng chú ý, khác với các thương vụ M&A khác nhằm mục đích thâu tóm hoặc đầu tư tài chính, thương vụ Raito Kogyo mua cổ phần FECON được hai bên công bố là thương vụ "cộng lực".
Phía Raito Kogyo đánh giá cao tiềm năng tăng trưởng của thị trường xây dựng Việt Nam nói riêng cũng như khu vực Đông Nam Á nói chung, đặc biệt là tại các dự án hạ tầng giao thông đường bộ và đường sắt, hạ tầng liên quan đến công trình ngầm, nhiệt điện và năng lượng... là cơ hội cho cả Raito Kogyo và FECON - đối tác địa phương có thể tiếp nhận và triển khai hiệu của các công nghệ tiên tiến mà tập đoàn này đang là đơn vị dẫn đầu trên thế giới về xử lý nền đất yếu, xử lý nước ngầm, xử lý sạt trượt...
Về phía FECON, việc bắt tay với Raito Kogyo mở ra những cơ hội mới cho Tập đoàn này, tạo nên bước ngoặt mới sau 15 năm hình thành và phát triển. Ngoài việc nhận chuyển giao công nghệ tiên tiến, FECON sẽ cùng Raito Kogyo nghiên cứu, phát triển và thực hiện các Dự án về hạ tầng giao thông (đường bộ, cảng, đường thủy), các Dự án đường sắt đô thị và thoát nước ngầm tại Việt Nam, dự án chống sạt lở, giảm nhẹ thiên tai tại Việt Nam tại một số nước Đông Nam Á và các nước lân cận khác... kết hợp giữa công nghệ, nguồn vốn của Raito Kogyo cùng nhân lực và kinh nghiệm triển khai thực tiễn của FECON.
"Tôi rất muốn họ sẽ đầu tư thêm để chúng tôi có nguồn lực tài chính, công nghệ để phát triển các dự án mục tiêu, nâng giá cổ phiếu và cải thiện các chỉ số tài chính, mang lại sự phát triển bền vững cho công ty và nâng cao đời sống người lao động trong công ty nói riêng và đóng góp cho sự phát triển của xã hội nói chung", ông Phạm Việt Khoa, Chủ tịch FECON từng khẳng định.
Ngoài Raito Kogyo, FECON cũng đang xúc tiến đàm phán để phát hành 25 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược tiếp theo và cũng đã thông qua việc nới room sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu FCN lên 100% vốn điều lệ nhằm tạo điều kiện cho việc tham gia của nhà đầu tư chiến lược trong thời gian tới.
Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 - năm 2019:
- Diễn đàn M&A Việt Nam lần thứ 11 - năm 2019 do Báo Đầu tư và AVM Vietnam phối hợp tổ chức dưới sự bảo trợ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư được tổ chức tại Trung tâm Hội nghị GEM (TP.HCM) vào thứ Ba, ngày 6/8/2019.
- Với chủ đề "Thay đổi để bứt phá/Going for breakthrough", Diễn đàn M&A Việt Nam 2019 sẽ bàn thảo các cơ hội M&A trong kỷ nguyên mới, những thay đổi cần có để thị trường M&A Việt Nam thực sự bứt phá, đem lại lợi ích cho các thành viên tham gia.
- Diễn đàn có các hoạt động chính: Hội thảo chính với các diễn giả hàng đầu Việt Nam và quốc tế; Vinh danh Thương vụ và nhà tư vấn M&A tiêu biểu 2018 - 2019; Tiệc tối kết nối đầu tư; Phát hành Đặc san Toàn cảnh thị trường M&A 2019 (tiếng Việt - Anh); Khoá đào tạo quốc tế Chiến lược M&A để tăng trưởng đột phá.
Minh Hải
Theo baodautu.vn
Fecon: Bán 60% cổ phần tại dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 giúp lãi ròng quý II tăng 176% Công ty Cổ phần Fecon (HoSE: FCN) cho biết 60% cổ phần dự án điện mặt trời Vĩnh Hảo 6 đã được chuyển nhượng cho đối tác là ACWA. Trong thời gian tới Fecon sẽ chuyển hướng đầu tư dự án năng lượng. Thông tin trên vừa được lãnh đạo Fecon chia sẻ tại hội nghị về "Triển vọng Fecon 2019" với các...