Đất nền ven biển Bình Định có còn hấp dẫn trong năm 2020?
Hiện nay do các quy định về phòng, chống dịch Covid – 19 nên các doanh nghiệp khác chưa thể tổ chức các sự kiện giới thiệu, chào mời khách hàng. Song, nhìn chung trên thị trường BĐS toàn tỉnh Bình Định, số lượng lô giá rẻ của các dự án đã được bán gần hết.
Theo nhận định của các chuyên gia bất động sản, năm 2020 thị trường bất động sản ven biển tại một số tỉnh miền Trung sẽ nhộn nhịp, đặc biệt ở phân khúc đất nền và nhà phố giá rẻ. Phân khúc này đáp ứng nhu cầu của nhiều khách hàng, giá rẻ, tính thanh khoản cao.
Tiếp nối các đợt bùng nổ từ năm 2018 – 2019, một số khu vực như Kê Gà – Hòn Lan (Bình Thuận), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cam Ranh (Khánh Hoà), Nhơn Hội – Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên… trong năm 2020 này được dự báo sẽ thu hút được lượng nhà đầu tư.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân khiến Bình Định đang trở thành khu vực thu hút nhà đầu tư bởi đây là vùng đất nắng ấm quanh năm sở hữu 134 km đường bờ biển cùng những thắng cảnh tuyệt đẹp, còn nguyên nét hoang sơ ít nơi nào có được như Kỳ Co, Eo Gió, Cù Lao Xanh, Bãi Trứng, Hòn Khô…
Sự tăng trưởng bứt phá trong lĩnh vực vận tải hàng không khi cảng hàng không quốc tế Phù Cát đã đi vào hoạt động và tháng 9/2019 đã đón chuyến bay quốc tế đầu tiên, nâng tổng chuyến bay trong ngày tăng lên 40 chuyến. Đặc biệt là sự phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng khác như du lịch lịch sử – văn hóa – tâm linh; du lịch sinh thái, du lịch ẩm thực và đặc biệt là du lịch hội nghị – khoa học gắn với Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành – nơi mỗi năm đón hơn 1.000 nhà khoa học từ nhiều nước trên thế giới.
Với số tiền đầu tư nghìn tỷ đã được các lãnh đạo tỉnh Bình Định phê duyệt để đầu tư cho các dự án bất động sản du lịch nghỉ dưỡng và hạ tầng giao thông vận tải, đặc biệt là tại thiên đường biển mới nổi Quy Nhơn, có thể thấy rõ quyết tâm của Bình Định trong việc phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, biến vùng đất võ trời văn trở thành điểm đến du lịch không thể chối từ dành cho mọi du khách.
Video đang HOT
Từ năm 2017 đến nay, ngay sau khi dự án Quần thể resort, biệt thự nghỉ dưỡng và giải trí cao cấp FLC Quy Nhơn đi vào hoạt động, vùng biển Nhơn Hội bắt đầu được sự quan tâm của du khách và nhà đầu tư. Kể từ đó đến nay, vùng ven biển này đã xuất hiện hàng loạt dự án như: khu dã ngoại Trung Lương và Crown Retreat; khách sạn Hương Việt; khu nghỉ dưỡng và biệt thự Aurora; Casa Marina Resort; Đô thị và Dịch vụ Becamex Bình Định hơn 10.000 tỷ đồng… góp phần thay đổi diện mạo và vị thế của du lịch Bình Định trên bản đồ nghỉ dưỡng Việt Nam.
Theo Sở Xây dựng Bình Định, trên địa bàn tỉnh hiện có 36 dự án bất động sản đang triển khai, phần lớn tập trung tại những vùng ven biển. Khu kinh tế Nhơn Hội và TP Quy Nhơn liên tục đón cac tập đoàn, công ty BĐS lớn như: Sun Group, Hưng Thịnh, Phát Đạt, một số tập đoàn đa quốc gia… đến tìm cơ hội đầu tư.
Rất nhanh sau đó, nhiều dự án đầu tư lớn đã được triển khai, điển hình như: Nhơn Hội City (phân khu 2, phân khu 4, Khu kinh tế Nhơn Hội), Quy Nhơn Melody (phường Nguyễn Văn Cừ)… Một số dự án khác sẽ được công bố trong thời gian tới như: Kỳ Co Gateway (phân khu 9, Khu kinh tế Nhơn Hội), Grand Center (đường Nguyễn Tất Thành)… Đặc biệt là dự án có mức đầu tư lên đến 35.000 tỷ đồng – Hưng Thịnh Quy Nhơn Hải Giang (thôn Hải Giang, xã Nhơn Hải) với tổng diện tích khoảng 1.200 ha, trong đó phần diện tích cải tạo trồng rừng hơn 305 ha và 571 ha là dịch vụ thương mại, du lịch nghỉ dưỡng và giải trí.
Chẳng hạn, riêng tại Khu đô thị du lịch sinh thái Nhơn Hội, Bình Định, công ty địa ốc Phát Đạt (PDR) đang sở hữu quỹ đất 116,2 ha, bao gồm 3 phân khu: Phân khu số 4 (34,1 ha), Phân khu số 2 (36,1 ha) và Phân khu số 9 (46 ha). Trước đó, vào giữa tháng 7/2019, PDR công bố thông tin về việc bán hết 100% sản phẩm thấp tầng tại Phân khu số 4 với giá bán bình quân dao động trong phạm vi 2,2 tỷ đồng trên mỗi sản phẩm. Mới đây, PDR cũng vừa cho biết đã bán thành công 100% sản phẩm tại Phân khu số 2, gồm có 1.927 lô đất nền, trong đó: 1.425 nền đất nhà liền kề, 502 nền đất nhà liền kề kết hợp dịch vụ.
Doanh nghiệp này cho biết đây là điểm nhấn về lợi nhuận của PDR khi mà ngay từ những tháng đầu năm dòng tiền ghi nhận cho năm 2020 đã có cơ sở để đảm bảo. Trong năm 2020, PDR dự kiến đặt kế hoạch mục tiêu đạt 1.500 tỷ đồng lợi nhuận, tăng trưởng 36% so với cùng kỳ, dự phóng EPS của PDR năm 2020 tương ứng 2.920 đồng/cổ phiếu tăng trưởng trên 13% so với cùng kỳ.
Theo đó, một phần doanh thu và lợi nhuận năm nay dự kiến sẽ đến từ dự án Phân khu số 2, phần còn lại được ghi nhận từ Phân khu số 9 với diện tích 46 ha liền kề phân khu 2. Dự án này, PDR cũng đang gấp rút triển khai thi công để tiếp tục tiến hành mở bán tới đây.
Theo đánh giá của các sàn môi giới trên địa bàn, hiện nay do các quy định về phòng, chống dịch Covid – 19 nên các doanh nghiệp khác chưa thể tổ chức các sự kiện giới thiệu, chào mời khách hàng. Song, nhìn chung trên thị trường BĐS toàn tỉnh, số lượng căn hộ giá rẻ của các dự án còn quá ít, trong khi nhu cầu của người tiêu dùng thì cao nên sẽ sớm sôi động trong thời gian tới.
Ông Trần Hoàng – Giám đốc một sàn giao dịch nhà đất, các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đang quan sát rất kỹ các lô đất nền hoặc đất đấu giá ở vùng ven TP Quy Nhơn, các huyện Tuy Phước, Phù Cát, TX An Nhơn. Yếu tố bền vững của pháp lý cũng như khả năng tăng trưởng vùng ven biển và các huyện lân cận còn rất dồi dào, đây là điều các nhà đầu tư quan tâm khi tính toán đến việc rót vốn. Giá đất ở các vùng này tăng tự nhiên không có yếu tố ảo như ở khu vực nội thành TP Quy Nhơn.
Theo ông Phạm Lâm, Chủ tịch Công ty Bất động sản DKRA, Thông tư 22/2019/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước (triển khai từ tháng 1.2020) xác định lộ trình hạn chế dần tín dụng vào thị trường BĐS, kiểm soát tín dụng tiêu dùng có liên quan BĐS. Theo đó, tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung – dài hạn sẽ giảm từ 40% hiện nay xuống 37% vào tháng 10/2020 và xuống còn 30% vào năm 2022. Do đó, các nhà đầu tư sẽ tập trung nhằm vào đất nền giá rẻ, vị trí gần biển với khả năng thanh khoản cao, dễ thu hồi vốn, rủi ro thấp.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
NHNN yêu cầu xử lý nghiêm hành vi tiếp tay cho vay nặng lãi
NHNN vừa ban hành văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng triển khai giải pháp mở rộng tín dụng phục vụ sản xuất và tiêu dùng nhằm hạn chế tín dụng đen.
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) yêu cầu các tổ chức tín dụng chú trọng mở rộng tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; đẩy mạnh triển khai chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và NHNN.
Đồng thời, phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng ngân hàng phù hợp nhu cầu sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng chính đáng của người dân, doanh nghiệp với lãi suất hợp lý; tiếp tục đơn giản hóa, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường khả năng tiếp cận vốn của người dân, doanh nghiệp.
Sẽ xử lý nghiêm các hành vi tiếp tay cho vay nặng lãi.
NHNN cũng yêu cầu Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) đẩy mạnh triển khai chương trình tín dụng tiêu dùng 5.000 tỷ đồng, kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng chính đáng của người dân.
Ngân hàng Chính sách xã hội tiếp tục rà soát các chương trình tín dụng chính sách; khẩn trương hoàn thiện, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án thí điểm cho vay tiêu dùng; chú trọng phân bổ nguồn vốn vào các khu vực tập trung nhiều hộ nghèo, hộ cận nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Các công ty tài chính thực hiện, chấp hành nghiêm các quy định về cho vay tiêu dùng; đảm bảo công khai, minh bạch về lãi suất cho vay tiêu dùng, phí và phương pháp tính lãi; cung cấp, giải thích chính xác, đầy đủ các nội dung cơ bản tại hợp đồng cho vay tiêu dùng để khách hàng xem xét, quyết định trước khi ký kết hợp đồng.
Cùng với đó, các tổ chức tín dụng tăng cường thẩm định, thực hiện kiểm tra trước, trong và sau cho vay; thường xuyên đánh giá khả năng tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng; tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm ngăn chặn và xử lý nghiêm các đơn vị, cá nhân có hành vi tiếp tay, thông đồng với các đối tượng cho vay nặng lãi./.
Theo Chung Thủy/VOV.VN
Hoạt động ngân hàng bước vào cuộc tái định vị lớn Hoạt động ngân hàng tại Việt Nam đang và sẽ phải định vị lại, thậm chí cả về chiến lược, sau loạt điều chính chính sách. Ảnh minh họa. Trong một dự báo nội bộ đưa ra tuần này, một số cán bộ chuyên trách lĩnh vực nghiên cứu thị trường tại ngân hàng thương mại có cùng dự tính: kết thúc năm...