Đất nền giảm giá, sức mua yếu
Tháng 8, do giãn cách chống dịch, thị trường sơ cấp chỉ bán được 6 nền đất, trong khi nhà đầu tư thứ cấp giảm giá vì áp lực tài chính.
Báo cáo mới nhất của DKRA Vietnam cho biết, trong tháng 8, do ảnh hưởng của dịch bệnh cùng đợt phong tỏa kéo dài ở TP HCM và các tỉnh phụ cận, thị trường đất nền đã xuất hiện việc một số nhà đầu tư giảm giá, cắt lỗ hoặc giảm một phần lợi nhuận để tạo thanh khoản. Động thái này cho thấy một số nhà đầu tư đang chịu áp lực tài chính hoặc áp lực lãi vay lớn dần nên buộc phải xả hàng. Thị trường đất nền thứ cấp kém sôi động, thanh khoản xuống mức rất thấp.
Trong tháng 8, cả TP HCM và các tỉnh giáp ranh chỉ ghi nhận duy nhất một dự án mở bán mới, tung ra thị trường 23 nền đất, song chỉ tiêu thụ được 6 sản phẩm. Nguyên nhân thanh khoản kém, theo đơn vị này là trong thời gian TP HCM và các tỉnh, thành phía Nam áp dụng giãn cách toàn xã hội, người dân không thể ra khỏi nhà đã khiến sức cầu thị trường lao dốc.
Các kế hoạch bán hàng online không đạt hiệu quả mong đợi do bất động sản là tài sản có giá trị lớn, việc trao đổi thông tin về sản phẩm, đưa ra quyết định mua bán cần có thời gian, xem xét pháp lý, khảo sát thực tế mới có thể xuống tiền.
Đơn vị này dự báo, nếu tình hình dịch bệnh kéo dài và các tỉnh, thành tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16, rất có thể thị trường sẽ xuất hiện việc bán tháo, giảm giá bất động sản trên diện rộng.
Video đang HOT
Thị trường nhà đất phía Tây TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần
Trong khi đó, thị trường biệt thự TP HCM và các tỉnh phía Nam cũng trầm lắng khi hàng loạt dự án phải dời thời gian mở bán do diễn biến phức tạp của đợt dịch lần thứ tư. Tháng 8, toàn thị trường không có dự án mới mở bán, thanh khoản bằng không. Đây là tháng thứ hai liên tiếp thị trường biệt thự tại TP HCM và vùng phụ cận có nguồn cung và nguồn cầu chạm đáy. Tương tự đất nền, thị trường biệt thự cũng bắt đầu xuất hiện dấu hiệu giảm giá bán, cắt lỗ của một bộ phận khách hàng giảm thu nhập và chịu áp lực từ lãi vay.
Trong tháng qua, mức độ quan tâm (lượt tìm kiếm) đất nền trên các sàn online cũng lao dốc mạnh. Tại TP HCM, độ quan tâm đến phân khúc đất nền giảm 33% trên các chợ địa ốc trực tuyến. Giới chuyên gia nhận định, đợt dịch lần thứ tư đã thay đổi thị trường theo hướng hạ nhiệt nhu cầu đất nền và nhà phố khiến thanh khoản lao dốc liên tục nhiều tháng nay.
Các trường hợp giảm giá đất nền, nhà phố trên thị trường thứ cấp trong tháng 8 bắt đầu phổ biến hơn so với tháng 6 và 7, rơi vào nhóm các nhà đầu tư đứt gãy dòng tiền, mất khả năng thanh toán hoặc chịu áp lực tài chính quá lớn trong suốt những tháng dài phong tỏa, giãn cách. Tuy nhiên, hiện tượng giảm giá đất nền, nhà phố hiện nay chỉ dừng lại ở ngưỡng giảm giá kỹ thuật, chưa xảy ra tình trạng bán tháo (lỗ nặng)
Bất động sản không có tồn kho mới từ thị trường sơ cấp
Bất động sản không có tồn kho mới từ thị trường sơ cấp là một trong những nội dung được Bộ Xây dựng ghi nhận trong báo cáo công bố thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý II do bộ này vừa phát hành.
Ảnh minh họa: Vân Sơn/Báo Tin tức
Theo đánh giá của Bộ Xây dựng, trong quý II/2021, tổng lượng giao dịch trên thị trường bất động sản là 29.949 giao dịch, tăng 18% so với quý I. Nguồn cung bất động sản có 29.557 căn nhà ở đủ điều kiện đưa vào giao dịch, nguồn cung bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng và bất động sản khác giảm.
Qua đánh giá cho thấy khả năng hấp thụ của thị trường quý II tốt hơn, trong quý không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp. Lượng bất động sản tồn kho chưa được giao dịch hầu như chỉ có ở các nhà đầu tư thứ cấp và một số loại hình bất động sản đang chịu tác động nặng nề của bệnh dịch như bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng - Bộ Xây dựng khẳng định.
Tổng hợp số liệu từ Sở Xây dựng các địa phương có báo cáo về cho thấy, lượng giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền chuyển nhượng... có 29.949 giao dịch bất động sản thành công; tổng lượng giao dịch bình quân tăng 18% bằng so với quý trước và chỉ nhỉnh hơn khoảng 1% so với cùng kỳ năm 2020.
Điểm qua một số địa bàn trọng điểm cho thấy, tại Hà Nội có 1.094 giao dịch thành công, chỉ bằng khoảng 20% so với quý trước. Tại TP Hồ Chí Minh con số này là 3.002 giao dịch thành công, bằng khoảng 87%. Nếu chia theo khu vực, tại miền Bắc có 6.384 giao dịch thành công, miền Trung là 7.300 và miền Nam 16.265. Nhìn chung, các giao dịch thành công vẫn tập trung nhiều ở phân khúc trung cấp và cao cấp.
Bộ Xây dựng khẳng định, đối với nhà ở, thị trường cơ bản vẫn phát triển ổn định, giá giao dịch tại hầu hết các địa phương có xu hướng tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2020. Nguồn cung vẫn tập trung chủ yếu ở phân khúc trung cấp và cao cấp; nguồn cung nhà ở xã hội và giá thấp vẫn rất hạn chế; trong đó, nguồn cung nhà ở sơ cấp từ các dự án mở bán tiếp tục giảm so với năm 2020.
Đối với căn hộ chung cư, giá giao dịch bình quân tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh vẫn tăng khoảng 5-7% so với quý I. Cụ thể, tại Hà Nội, một số dự án có mức tăng quanh ngưỡng 5% như: Sunshine Garden tăng khoảng 5,9%, Xuân Mai Complex 4,5%, Hòa Bình Green City 5,1%, Stellar Garden 6,4%, Seasons Avenue 5%, Xuân Mai Complex 5,4%... Mức tăng của căn hộ chung cư tại TP Hồ Chí Minh được ghi nhận qua một vài dự án điển hình như: Cantavil An Phú - Cantavil Premier tăng khoảng 7,1%, Opal Riverside 6,3%, New City Thủ Thiêm 5,2%, Sunview Town 5,5%...
Cùng đó, lượng giao dịch căn hộ chung cư bằng khoảng 100 - 105% so với thời điểm cuối năm 2020. Với phân khúc căn hộ bình dân (có mức giá từ 25 - 30 triệu đồng/m2) thì dự án nhà ở thương mại tại khu vực trung tâm của các đô thị hầu như không có căn hộ với mức giá dưới 25 triệu đồng/m2.
Căn hộ có mức giá này chỉ có tại một số ít các dự án tại khu vực xa trung tâm như các quận, huyện như tại Hà Nội có dự án Le Grand tại quận Long Biên khoảng 28 triệu đồng/m2, Vinhomes Ocean Park tại huyện Gia Lâm giá tầm 28 triệu đồng/m2, XPHomestar tại huyện Đan Phượng khoảng 20 triệu đồng/m2; tại TP Hồ Chí Minh, dự án The East Gate tại Tp. Thủ Đức có giá khoảng 27 triệu đồng/m2, Tecco Town tại quận Bình Tân khoảng 24 triệu đồng/m2; tại Bình Dương, dự án Lavita tại TP Thuận An có giá khoảng 26 triệu đồng/m2... Nguồn cung loại căn hộ này ngày một hạn chế trong khi nhu cầu của người dân vẫn còn nhiều dẫn đến giá bán tiếp tục tăng.
Hiện căn hộ chung cư trung cấp vẫn là sản phẩm chủ đạo trên thị trường và chiếm phần lớn nguồn cung mở bán mới trong quý vừa qua. Giá giao dịch căn hộ trung cấp có mức tăng cao tại một số khu vực như quận Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai (Hà Nội); Quận 5, TP Thủ Đức (TP Hồ Chí Minh); TP Dĩ An (Bình Dương).
Đáng chú ý, tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh một số dự án căn hộ cao cấp nằm ở vị trí đặc biệt, trung tâm có mức giá quảng cáo, chào bán rất cao. Tại Hà Nội phải kể đến dự án The Grand Hàng Bài ở vị trí "đất vàng" của Hà Nội, với giá chào bán từ 570 - 700 triệu đồng/m2. Thị trường TP Hồ Chí Minh nổi lên các dự án như: One Central Saigon, Quận 1 có mức giá bán dự kiến cao kỷ lục, khoảng 650 - 800 triệu đồng/m2; dự án Spirit Of Saigon, Quận 1 có giá khoảng 400 triệu đồng/m2; Sunshine Venicia Thủ Thiêm giá khoảng 150 triệu đồng/m2; The River Thủ Thêm (TP. Thủ Đức) giá khoảng 110 triệu đồng/m2.
Do tác động của tình hình dịch bệnh, riêng loại hình căn hộ chung cư cho thuê, giá cho thuê nhìn chung vẫn có xu hướng giảm theo quý so với cuối năm 2020. Mức giảm bình quân toàn thị trường khoảng 3 - 5%. Tại Hà Nội, các quận Cầu Giấy, Tây Hồ là khu vực có mức giá cho thuê căn hộ chung cư trung cấp và cao cấp giảm mạnh nhất. Tại TP Hồ Chí Minh, giá cho thuê căn hộ trung và cao cấp tại quận 7, Bình Tân có mức giảm mạnh nhất.
Lãi suất trái phiếu chính phủ: Giảm vẫn là xu hướng trong dài hạn Sau khi giảm trong nửa đầu tháng 1, lãi suất trái phiếu chính phủ trên cả thị trường sơ cấp và thứ cấp đều nhích tăng nhẹ tới nay. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đây chỉ là diễn biến mang tính tạm thời, trong dài hạn, lãi suất trái phiếu chính phủ vẫn giữ xu thế giảm. Lãi suất trái phiếu chính...